Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì? Và những quy định liên quan

Chủ nhật, 03/04/2022-11:04
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì? Việc này được thực hiện như thế nào? Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian được thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Để nắm rõ hơn vấn đề này, mời quý bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì?


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì?
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì?

Căn cứ quy định của Khoản 2, Khoản 3 Điều 3, Luật đất đai năm 2013 về khái niệm quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất quy định: 

“2. Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

3. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất.”

Theo đó, quy hoạch sử dụng đất chính là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí và không gian cho các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo cơ sở khoa học và thực tế của các mục tiêu để phát triển kinh tế & xã hội, việc sử dụng đất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và của từng ngành sản xuất. 

Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian thực hiện trong kỳ quy hoạch. 

Quy hoạch bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch hoá đất đai, bởi kế hoạch hoá đất đai là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch. Do đó, trong một số trường hợp, quy hoạch hoá đất đai bao hàm cả kế hoạch hoá đất đai. 

2. Các nguyên tắc của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì?

Căn cứ Điều 35, Luật đất đai 2013 được sửa đổi tại Khoản 1 Điều 6 của Luật sửa đổi và bổ sung một số Điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 có quy định về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau: 

2.1.  Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất 

Việc lập quy hoạch sử dụng đất tuân thủ 05 nguyên tắc sau đây:

  • Khi lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia cần phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; quy hoạch sử dụng đất ở cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
  • Quy hoạch sử dụng đất cần phải bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
  • Bảo đảm cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và phù hợp khả năng quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. 
  •  
  • Không những vậy, quy hoạch sử dụng đất cũng cần hướng tới khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Cùng với đó, nội dung phân bổ và sử dụng đất cần phải có sự thống nhất của quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

2.2. Nguyên tắc trong lập kế hoạch sử dụng đất

Việc lập kế hoạch sử dụng đất cần phải đảm bảo 04 nhóm nguyên tắc sau: 

  • Việc lập kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đồng thời phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 
  • Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh. 
  • Bên cạnh đó, kế hoạch sử dụng đất cần có các phương án sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh.
  • Cần phải có sự thống nhất trong kế hoạch sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và phê duyệt.  

3. Lưu ý về thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là lượng thời gian vật chất để mỗi cấp chính quyền từ trung ương tới từng địa phương xây dựng chiến lược từ tổng thể đến chi tiết nhằm thực hiện các nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. 

Căn cứ vào Điều 37, Luật đất đai 2013 sửa đổi tại Khoản 1 điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của 37 Luật liên quan đến quy hoạch 2018 số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2014, thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định như sau: 

Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm & tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm - 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm - 30 năm. 

Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm còn kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thì được lập hàng năm. 

Sở dĩ có quy định như vậy bởi việc sử dụng đất quốc gia, sử dụng đất cấp tỉnh, hay đất quốc phòng và việc sử dụng đất an ninh diễn ra trên vùng diện tích rộng, có liên quan đến cộng đồng dân cư lớn, hoặc liên quan đến những công trình mang tính đặc thù trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đối với đất quốc phòng,đất an ninh. Do đó lập kế hoạch hàng năm là điều không khả thi và rất khó thực hiện. Còn kế hoạch sử dụng đất cấp huyện chỉ liên quan tới bộ phận dân cư không lớn, nên việc lập kế hoạch hàng năm là hoàn toàn khả thi.

4. Những điều cần biết về trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất sẽ được phê duyệt ở cấp quản lý tương đương quy mô và nhiệm vụ, mục đích sử dụng.

Về cơ bản, trình tự thủ tục sẽ được thực hiện giống nhau, sau khi đã nộp hồ sơ lên đúng cơ quan có thẩm quyền xử lý. Sau đây là trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, bạn có thể tham khảo tương tự nếu thực hiện ở cấp huyện:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên & Môi trường để tổ chức thẩm định;

b) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến các thành viên trong Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để lấy ý kiến;

c) Trường hợp cần thiết, trong thời hạn không quá 10 ngày từ ngày đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa những khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là các khu vực chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;

d) Trong thời hạn không quá 15 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên & Môi trường;

đ) Trong thời hạn không quá 10 ngày từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến góp ý, Bộ Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. sau đó gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

e) UBND cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; trình lên Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua; gửi hồ sơ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến Bộ Tài nguyên & Môi trường để trình phê duyệt;

g) Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ Bộ Tài nguyên & Môi trường trình Chính phủ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

Lời kết

Hiểu rõ quy hoạch kế hoạch là gì sẽ nắm rõ được các thủ tục liên quan. Thủ tục lập quy hoạch sử dụng đất mất khá nhiều công sức và trải qua quy trình thẩm định, phê duyệt kỹ càng. Thế nhưng, những kế hoạch này hoàn toàn có thể được thay đổi, thậm chí được phá bỏ tùy thuộc vào tình hình và kế hoạch phát triển của từng thời điểm của địa phương. Đối với người dân có đất trong diện quy hoạch, nên theo dõi thường xuyên những động thái triển khai, để hưởng đúng quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

1 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

1 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

5 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

6 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

9 giờ trước