Doanh số tiêu thụ tháng 11 của Sao Ta giảm sút do nhiều áp lực

Thứ sáu, 02/12/2022-14:12
Trong tháng 11, sản lượng tiêu thụ của Sao Ta là gần 14 triệu USD, so với tháng liền trước đã thấp hơn 5,5 triệu USD. Doanh số tiêu thụ của doanh nghiệp giảm sút được cho là do áp lực nặng nề từ lạm phát cùng với việc cạnh tranh tôm giá rẻ từ một số quốc gia khác.

Doanh số tiêu thụ giảm do áp lực lạm phát cùng sức ép tôm giá rẻ

Theo Doanhnhan.vn, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Mã chứng khoán: FMC) mới đây đã công bố doanh số tiêu thụ chung trong 11 tháng đầu năm là 215 triệu USD (tương đương với khoảng 5.087 tỷ đồng); so với cùng kỳ năm trước đã ghi nhận mức tăng nhẹ 8%. 

Cụ thể, theo như báo cáo của doanh nghiệp, tôm thành phẩm chế biến trong 11 tháng qua là 19.329 tấn, so với cùng kỳ năm 2021 đã giảm khoảng 9%. Trong khi đó, tôm thành phẩm tiêu thụ cũng giảm nhẹ 0,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 17.149 tấn. Ngoài ra, nông sản thành phẩm là 1.841 tấn, so với cùng kỳ đã tăng mạnh mẽ 83% trong khi nông sản tiêu thụ tăng 17% so với cùng kỳ năm trước và đạt 1.758 tấn. Như vậy, nếu như tính riêng trong tháng 11, doanh số tiêu thụ của Sao Ta là 13,9 triệu USD, so với tháng 10 liền trước đã thấp hơn 5,5 triệu USD. 


Nếu như tính riêng trong tháng 11, doanh số tiêu thụ của Sao Ta là 13,9 triệu USD, so với tháng 10 liền trước đã thấp hơn 5,5 triệu USD
Nếu như tính riêng trong tháng 11, doanh số tiêu thụ của Sao Ta là 13,9 triệu USD, so với tháng 10 liền trước đã thấp hơn 5,5 triệu USD

Xét về nuôi tôm, phía doanh nghiệp này cho biết, về cơ bản Sao Ta đã hoàn tất vụ 2 của năm nay và ghi nhận kết quả khá. Chính vì thế, công ty quyết định tập trung làm ao để qua Tết thả tôm giống, tuy nhiên tình trạng mưa gió thất thường đã khiến cho nhịp độ chậm lại. Bên cạnh đó, công ty cũng lý giải về thị trường và cho biết, thị trường năm nay im ắng hơn so với năm trước là do chịu áp lực từ lạm phát cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ tôm giá rẻ của một số quốc gia khác. 

Trước đó, tại hội thảo “Ngành thủy sản 2023: Nhận diện thách thức & giải bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng”, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho biết, thời điểm hiện tại có 6 nước nuôi tôm lớn trên thế giới bao gồm: Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan cùng với Việt Nam; trong đó ngành tôm của Ecuador đã và đang nổi lên với tốc độ phát triển nhanh và vô cùng mạnh.

Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam trong vài năm trở lại đây đang phải chịu áp lực liên tiếp từ phía Ecuador và Ấn Độ. Các quốc gia này có lợi thế giá thành thấp nên liên tục mở rộng quy mô nuôi tôm. Điều này đã tác động không nhỏ tới sức cạnh tranh của những doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam. 

Trong giai đoạn 2020-2022, mỗi năm kim ngạch xuất khẩu tôm của Ecuador lại ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 50%. Cụ thể, năm 2020 là 3 tỷ USD, 5 tỷ USD vào năm 2021 và năm 2022 sẽ dự kiến là hơn 7 tỷ USD. Thời điểm hiện tại, tôm của Ecuador đang chiếm đến 70% thị phần ở Trung Quốc, 18% ở Mỹ và đứng đầu tại khu vực Tây Âu. Liên quan đến vấn đề này, ông Lực cũng lấy dẫn chứng rằng: “Năm 2016, Ecuador đứng ở vị trí thứ 6 thế giới về tôm nuôi. Song đến năm 2021, quốc gia này đã nhanh chóng vươn lên vị trí dẫn đầu. Điều đáng nói, tốc độ phát triển của ngành tôm Ecuador đang cực kỳ nhanh, sản lượng tăng nhưng lại không bị tồn kho. Họ tiêu thụ được hết là nhờ giá thành sản phẩm rất thấp”.


Ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho biết, thời điểm hiện tại có 6 nước nuôi tôm lớn trên thế giới bao gồm: Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan cùng với Việt Nam
Ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho biết, thời điểm hiện tại có 6 nước nuôi tôm lớn trên thế giới bao gồm: Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan cùng với Việt Nam

Bên cạnh đó, ông Hồ Quốc Lực cũng phân tích rằng, ngành tôm của Ecuador sở hữu nhiều thế mạnh đáng gờm như sản lượng lớn, giá thành thấp cùng với vị trí địa lý ở gần nhiều thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ. Tuy nhiên, Ecuador vẫn đối mặt với bất lợi trước mắt, đó là khả năng chế biến chưa cao. Song, quốc gia này đang từng bước nỗ lực để nâng cao trình độ chế biến sâu. Điều này sẽ trở thành một thách thức mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong khi ở chiều ngược lại, ngành tôm Việt Nam lại sở hữu năng lực chế biến sâu cùng sản phẩm giá trị gia tăng đứng ở vị trí hàng đầu trên thế giới. Chưa kể, các doanh nghiệp trong ngành còn được hưởng ưu đãi đến từ các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, mảng nuôi tôm trong nước cũng vẫn tồn tại khá nhiều bất cập như: Tỷ lệ nuôi tôm thành công vẫn ở mức thấp, giá thành cao, diện tích nuôi tôm đạt được tiêu chuẩn của Hội Đồng Quản lý Nuôi trồng Thuỷ sản (ASC) vẫn còn hạn chế,…

Cụ thể, tỷ lệ nuôi tôm thành công tại Việt Nam thời điểm hiện tại chỉ dưới 40% trong khi tỷ lệ này tại các nước đối thủ khác cao hơn nhiều, như Thái Lan là 55% và Ấn Độ là 48%. Để ứng xử với tình hình này, Chủ tịch Sao Ta nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tính toán, từ đó đánh giá được điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình cùng với đối thủ. Từ đó, các doanh nghiệp có thể chuẩn bị được những sách lược linh hoạt, uyển chuyển, phát huy được sở trường và thế mạnh của mình. Trong đó, để giữ vững được hoạt động của ngành tôm Việt Nam chính là một bài toán lớn mang cả tầm vĩ mô lẫn vi mô. 


Tỷ lệ nuôi tôm thành công tại Việt Nam thời điểm hiện tại chỉ dưới 40% trong khi tỷ lệ này tại các nước đối thủ khác cao hơn nhiều, như Thái Lan là 55% và Ấn Độ là 48%. Ảnh minh họa
Tỷ lệ nuôi tôm thành công tại Việt Nam thời điểm hiện tại chỉ dưới 40% trong khi tỷ lệ này tại các nước đối thủ khác cao hơn nhiều, như Thái Lan là 55% và Ấn Độ là 48%. Ảnh minh họa

Cũng theo vị Chủ tịch này, để tăng tỷ lệ nuôi tôm thành công và giảm được giá thành, các doanh nghiệp liên quan cần phải có được con giống tốt và nước nuôi tốt. Do đó, các cơ quan nhà nước cần phải có chính sách phù hợp để mở rộng quy mô nuôi tôm ASC và đầu tư vào con giống bố mẹ. Đối với giải pháp vi mô, mỗi doanh nghiệp tùy theo bối cảnh cùng với thị trường sẽ có cách ứng xử riêng.

VDSC: Doanh thu Sao Ta năm 2023 có thể chỉ tăng trưởng một con số

Trong một báo cáo mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng đưa ra dự báo rằng, sức cầu yếu trong những tháng cuối năm sẽ kéo doanh thu của Sao Ta giảm xuống. Thậm chí, tình trạng này có thể sẽ kéo dài đến tận 6 tháng đầu năm 2023 trước khi phục hồi trở lại trong 6 tháng cuối năm trong bối cảnh nhu cầu tăng trở lại.

Cũng theo dự báo của đơn vị này, lợi nhuận ròng của công ty Sao Ta trong quý cuối năm nay có thể giảm 13% so với cùng kỳ năm trước và đạt khoảng 91 tỷ đồng. Trong cả năm nay, doanh thu của Sao Ta có thể đạt 6.059 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước trong khi lợi nhuận ròng là 323 tỷ đồng, so với thực hiện năm 2021 tăng 21%. 

Bên cạnh đó, đơn vị phân tích này cũng nhận định, kết quả kinh doanh của Sao Ta trong năm 2023 có thể chỉ tăng trưởng ở mức một con số trước áp lực nặng nề từ phía cầu. Nguyên nhân là do, nhu cầu từ những thị trường tiêu thụ tôm chính của Việt Nam trong thời gian tới dự kiến sẽ chững lại trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu biến động tiêu cực và lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các nước nhập khẩu vẫn còn lượng hàng tồn kho cao. Chưa kể, sức mua tại các thị trường trọng điểm cũng giảm sút đáng kể do đồng nội tệ của EU, Anh, Nhật Bản cũng như Hàn Quốc so với “đồng bạc xanh” đã liên tục bị mất giá. 


Doanh thu của Sao Ta khi tính theo từng tháng
Doanh thu của Sao Ta khi tính theo từng tháng

Tuy nhiên, cũng theo VDSC, xuất khẩu tôm của Việt Nam có thể chậm lại nhưng nếu giảm mạnh thì khá khó, bởi nhu cầu đối với tôm chế biến ở nước ta đang khá ổn định. Vì thế, sản phẩm tôm chế biến của Việt Nam dù có tiêu thụ chậm nhưng cũng khó bị những sản phẩm khác thay thế. Đơn vị này dự báo, doanh thu của Sao Ta năm 2023 sẽ là 6.249 tỷ đồng, so với năm 2022 tăng nhẹ 2%; còn lợi nhuận ròng sẽ là 356 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2022.

Được biết, những con số phân tích này được cho là dựa trên kỳ vọng của VDSC đối với việc sản lượng xuất khẩu tôm của Sao Ta sẽ tăng 7% trong năm sau, so với kế hoạch ban đầu của công ty là 20% đã thấp hơn đáng kể do những tác động tiêu cực.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

27 phút trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

51 phút trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

2 giờ trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

2 giờ trước