Người Việt sinh sống tại nước ngoài cần làm thủ tục gì nếu muốn mua nhà ở Việt Nam

Chủ nhật, 19/12/2021-16:12

Hiện nay có rất nhiều Việt kiều muốn mua nhà ở Việt Nam để sinh sống. Anh Phúc là Việt kiều đang sống ở Pháp được 20 năm. Do dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở châu u. Anh mong muốn được hồi hương và sở hữu một căn nhà riêng tại Việt Nam. Việc mua nhà đối với Việt kiều có nhiều quy định chặt chẽ hơn so với người Việt sống trong nước. Dưới đây là những thông tin pháp luật mà anh Phúc cũng như các Việt kiều bắt buộc phải biết để quá trình mua nhà diễn ra thuận lợi.

Điều kiện để Việt kiều được mua nhà

Thuật ngữ Việt kiều không được quy định trong các văn bản của pháp luật Việt Nam. Mà thưởng được người dân hiểu là những người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. Vì vậy, xét theo các quy định về luật pháp liên quan đến vấn đề sở hữu nhà ở dành cho Việt kiều. Thì tại Điều 7 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 186 Luật đất đai 2013: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam”.

"Do

Như vậy để được công nhận quyền sở hữu nhà ở, anh Phúc và các Việt kiều phải có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức. Điều này được quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 như sau:

- Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản).

- Mua, nhận tặng cho nhà ở, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân.

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán đất nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định.
Bên cạnh đó, Việt kiều phải có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định.

Theo đó, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau:

- Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị sử dụng và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu đó.

- Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu đó và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định pháp luật Việt Nam.

Như vậy, anh Phúc và các Việt kiều khác phải đạt một trong hai điều kiện trên để được mua nhà tại Việt Nam.

Đối với cá nhân người nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là cá nhân nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Điều kiện để Việt kiều được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở

Để được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở anh Phúc cần đạt các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP như sau:

- Có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản, pháp luật có liên quan.

- Có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định.

 Việt kiều cần đạt các yếu tố để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Việt kiều cần đạt các yếu tố để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Ngoài ra, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được thừa kế hoặc được tặng cho nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở nhưng có quyền bán hoặc tặng cho hoặc thống nhất phân chia theo quy định về các trường hợp không được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Vậy Việt kiều hoàn toàn có thể mua nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên cần đạt nhiều điều kiện chặt chẽ liên quan đến pháp luật. Nhưng trong thực tế nhiều người không chỉ muốn mua nhà mà muốn mua đất. Vậy Việt kiều cần thực hiện các thủ tục gì?

Việt kiều được mua đất tại Việt Nam

Tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định như sau:

- Được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua đất) trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu chế xuất.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở (mua đất ở) thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.

Như vậy, Việt kiều có thể mua đất tại Việt Nam nhưng bị giới hạn theo khu vực. Và chỉ được nhận chuyển nhượng một số loại đất nhất định.

 Việt kiều có thể mua đất tại Việt Nam và được đứng tên sổ đỏ.
Việt kiều có thể mua đất tại Việt Nam và được đứng tên sổ đỏ.

Sau khi đã mua được đất, nhiều Việt kiều băn khoăn không biết có được đứng tên sổ đỏ hay không. Dưới đây là thông tin chi tiết.

Tại khoản 2 Điều 186 Luật Đất đai 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ hồng, Sổ đỏ).

Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định cách ghi thông tin người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (hay thường gọi là Việt kiều) tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo quy định thì ghi "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ nhân thân ghi "Hộ chiếu số:..., nơi cấp:..., năm cấp:..."; địa chỉ đăng ký thường trú của người đó ở Việt Nam (nếu có);”.

Trên đây là các thông tin pháp luật giúp anh Phúc, một Việt kiều Pháp thuận lợi mua nhà tại Việt Nam. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với anh Phúc nói riêng và cộng đồng Việt kiều nói chung.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

7 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

14 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

14 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

19 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

19 giờ trước