Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà chi tiết nhất

Thứ tư, 09/12/2020-10:12

Tranh chấp hợp đồng thuê nhà - một trong những vấn đề phổ biến và khá được quan tâm hiện nay. Thực trạng hiện nay, tình trạng công nhân, học sinh sinh viên thuê nhà tại các thành phố lớn với số lượng ngày càng đông. Đó cũng là lý do vì sao những vấn đề tranh chấp về hợp đồng cho thuê nhà ngày càng được nhiều người quan tâm hơn. Vậy, cách giải quyết nào là ổn thỏa nhất?

Hợp đồng cho thuê nhà là gì?

Để có thể giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng thì bắt buộc bạn cần phải hiểu về ý nghĩa của hợp đồng thuê nhà.

 Ảnh 1: Hợp đồng cho thuê nhà (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Hợp đồng cho thuê nhà (Nguồn: Internet)

Hợp đồng thuê nhà trên thực tế chính là một dạng cụ thể hóa của hợp đồng thuê tài sản. Trên bản hợp đồng này sẽ được hình thành nên những thỏa thuận giữa những bên có liên quan (bên cho thuê và bên bỏ tiền ra thuê) trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Hợp đồng thuê nhà chính là vật chứng quan trọng nếu đôi bên có xảy ra tranh chấp thì điều khoản trong hợp đồng sẽ đóng vai trò giải quyết những tranh chấp này.

Đặc điểm của những bản hợp đồng thuê nhà

Một bản hợp đồng thuê nhà được công nhận thường sẽ có những đặc điểm sau đây:

 Ảnh 2: Đặc điểm của hợp đồng cho thuê nhà (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: Đặc điểm của hợp đồng cho thuê nhà (Nguồn: Internet)
  • Bạn có thể hiểu rằng hợp đồng thuê nhà cũng là một dạng hợp đồng đền bù. Trong đó, một bên sẽ nhận được lợi ích từ phía bên kia chuyển giao và bắt buộc phải chuyển giao lại cho bên kia cùng một lợi ích tương đương giá trị.
  • Hợp đồng cho thuê nhà cũng là một loại hợp đồng song vụ. Dựa vào đó, bản hợp đồng này sẽ làm phát sinh nên mối quan hệ nghĩa vụ giữa những bên có tham gia. Trong mối quan hệ nghĩa vụ này thì cả đôi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau (bao gồm cả quyền và nghĩa vụ).
  • Hợp đồng cho thuê nhà chính là bản hợp đồng chuyển giao về quyền sử dụng tài sản. Phía bên thuê nhà có quyền được sử dụng nhà trong một khoảng thời gian nhất định dựa trên những thỏa thuận của bản hợp đồng hoặc dựa theo những quy định của pháp luật.

Khi hiểu rõ được những đặc điểm này, một khi có tranh chấp hợp đồng thuê nhà xảy ra cả đôi bên đều cùng có thể tìm kiếm được những điểm có lợi đối với mình.

Trình tự giải quyết vấn đề tranh chấp hợp đồng thuê nhà

Đã có khá nhiều những trường hợp xảy ra vấn đề tranh chấp hợp đồng thuê nhà. Trong số đó thì quy trình giải quyết tranh chấp diễn ra như thế nào là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, theo lẽ thường thì các vấn đề tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà đầu tiên hai bên nên tự thương lượng với nhau. Dựa vào các thỏa thuận và trên cơ sở tôn trọng quyền cũng như lợi ích của đôi bên để giải quyết mọi chuyện trong im lặng.

Trong trường hợp nếu cả hai bên không thể thương lượng và đưa ra được những thỏa thuận đồng nhất thì một bên sẽ có quyền khởi kiện và có thể yêu cầu phía Toà án nhân dân đứng ra giải quyết vấn đề này. Và tất nhiên, để phía Tòa án có thể xử lý vụ án thì bắt buộc bạn cần phải thực hiện theo quy trình yêu cầu cơ bản để vụ án được đưa ra xét xử.

Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà tại Tòa án

Để có thể giải quyết được vấn đề thì các bước trong quy trình được thực hiện cụ thể như sau:

 Ảnh 3: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà (Nguồn: Internet)
  • Phía đương sự sẽ nộp Đơn khởi kiện ở Tòa án - nơi có thẩm quyền phù hợp để có thể giải quyết được những yêu cầu về tranh chấp hợp đồng cho thuê nhà. Sau khi tòa án đã nhận đơn khởi kiện cùng với những tài liệu và chứng cứ đi kèm thì phía khởi kiện cần phải nộp tiền tạm ứng cho án phí.
  • Tòa án sẽ bắt đầu xem xét Đơn khởi kiện được gửi lên. Nếu đơn đã đáp ứng được tất cả những điều kiện cần thiết thì bên phía Tòa án sẽ tiến hành thụ lý.
  • Tòa án cũng sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết để đưa vụ án ra xét xử. Một phiên xét xử sẽ được chuẩn bị gồm có: Chuẩn bị cho xét xử và hòa giải giữa hai bên tranh chấp.
  • Tòa án sẽ thực hiện công việc xét xử sơ thẩm của vụ án.
  • Cuối cùng là phiên xét xử phúc thẩm vụ án (nếu có).

Nhìn chung, những vấn đề tranh chấp hợp đồng thuê nhà hiện tại diễn ra không ít. Tuy nhiên, để hạn chế những vấn đề tranh chấp có thể xảy ra, cả hai bên liên quan nên ghi rõ và đầy đủ những điều khoản, điều kiện cần được đáp ứng trong bản hợp đồng (mỗi người một bản) để mọi chuyện được rõ ràng và dễ giải quyết hơn cho sau này.

 Ảnh 4: Nên tự giải quyết vấn đề trước khi đưa ra xét xử (Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Nên tự giải quyết vấn đề trước khi đưa ra xét xử (Nguồn: Internet)

Vấn đề tranh chấp hợp đồng thuê nhà trên thực tế có thể tự giải quyết giữa hai bên có liên quan. Tuy nhiên, cũng sẽ có nhiều trường hợp cả hai bên không tìm được ý kiến chung dẫn đến việc đưa nhau lên tòa. Nếu có trường hợp này xảy ra, hy vọng những gì được cung cấp ở trên sẽ cho bạn được những thông tin thực sự có ích đối với quyền lợi của mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

2 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

2 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

6 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

6 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

6 giờ trước