Thực trạng pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Phần 3)

Thứ hai, 17/02/2020-15:02

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 và Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017.

Cụ thể, sau khi có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp sẽ tiến hành các thủ tục hòa giải để giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Thứ nhất, thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.

 Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn

Thứ hai, thành lập hội đồng hòa giải UBND xã, phường, thị trấn thành lập hội đồng hòa giải gồm:

  1. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là Chủ tịch Hội đồng.
  2. Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở xã, phường, thị trấn.
  3. Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc đối với khu vực nông thôn.
  4. Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó.
  5. Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.

Ngoài ra, tùy từng đối tượng các bên tranh chấp có thể mời thêm các thành phần như: Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn thanh niên, các cơ quan chuyên môn cấp huyện để tham gia, tư vấn, hướng dẫn, giải thích pháp luật.

Thứ ba, chuẩn bị hòa giải: Trong quá trình chuẩn bị hòa giải, cán bộ hòa giải phải tiếp xúc với các bên để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập các giấy tờ, tài liệu chứng cứ có liên quan.Thứ ba, tiến hành hòa giải: Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt và phải được lập thành biên bản, gồm các nội dung sau:

Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngày cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành và UBND xã, phường, thị trấn sẽ lập biên bản hòa giải không thành.

Thứ tư, kết thúc việc hòa giải: Việc hòa giải ở UBND xã, phường, thị trấn được coi là kết thúc trong các trường hợp như sau:

- Khi các bên đã đạt được thỏa thuận và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Trong trường hợp một trong các bên tranh chấp không có mặt tại buổi hòa giải và không tiến hành hòa giải được.

- Các bên không thỏa thuận được, hòa giải không thành.

 Các bên không thỏa thuận được, hòa giải không thành
Các bên không thỏa thuận được, hòa giải không thành

UBND xã, phường, thị trấn sẽ ra thông báo gửi đến các bên tranh chấp về việc kết thúc hòa giải ở UBND xã, phường, thị trấn và đề nghị các bên làm đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013.

Thời hạn thụ lý và kết thúc hòa giải là 45 ngày làm việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn, quá thời hạn trên mà người có trách nhiệm tổ chức hòa giải không tiến hành hòa giải thì phải bị xem xét, xử lý kỷ luật.

Thủ tục hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai ở cơ sở, UBND xã, phường, thị trấn đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật và được thực hiện trên thực tế còn rất nhiều bất cập. Hòa giải tại cơ sở, UBND xã nhiều khi bị hành chính hóa, chưa thực sự thể hiện được sự tự nguyện, tự thỏa thuận của các đương sự. Thủ tục áp dụng hòa giải nhiều nơi còn thể hiện tùy tiện, không đúng và đủ thành phần tham gia nhiều khi tòa án không thụ lý vụ án vì trong biên bản hòa giải ở UBND cấp xã về thành phần tham gia hòa giải thiếu các tổ chức như Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

UBND phường tiến hành giải quyết lần 2 nhưng vợ ông Kh và bà A hòa giải không thành do bất đồng ý kiến. UBND phường đã lập biên bản hòa giải không thành có đầy đủ chữ ký của các bên nhưng sau buổi họp không gửi ngay cho các bên tranh chấp.

Một thời gian sau bà A muốn làm thú tục khởi kiện tại tòa nên yêu cầu UBND phường cung cấp biên bản hòa giải không thành nhưng đi lại rất nhiều lần mà vẫn không được cung cấp. Bà A có thắc mắc thì được biết chính quyền địa phương vẫn muốn các bên hòa giải vì là chị em trong nhà và khuyên bà A nên nhận tiền để vợ ông Kh đi làm thủ tục đăng ký đất đai mang tên mình.

Như vậy, vì mong muốn hòa giải giữa các bên và có mục đích để vợ ông Kh được là giấy tờ nhà đất mang tên mình mà I ƯBND phường đã hạn chế quyền khởi kiện của bà A và gây khó khăn cho bà A trong I quá trình tiếp cận công lý.

Một bất cập nữa là hiện nay nhiều địa phương không nhận thấy vai trò quan I trọng của hòa giải cơ sở hoặc không nhận phân biệt được chức năng hòa giải và chức I năng giải quyết tranh chấp đất đai. Với vai trò là chính quyền địa phương ƯBND cấp I xã phường có chức năng hòa giải khi có tranh chấp đất đai.

UBND cấp xã, phường là I chính quyền địa phương với chức năng hòa giải các bên đương sự nếu hòa giải không I thành thì hướng dẫn các bên đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh I chấp.

Hòa giải không phải là một cấp giải quyết mà có tranh chấp thuộc phạm vi hòa I giải thì chính quyền địa phương tổ chức hòa giải nhằm hạn chế những phát sinh khác I không đáng có và thông qua hoà giải còn nhằm mục đích tuyên truyền giải thích pháp I luật để người dân hiểu được bản chất của vấn đề mà tự nguyện chấp hành. Tuy nhiên,  một số địa phương lại cho rằng đây là một cấp giải quyết tranh chấp và khi các bên

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

5 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

12 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

12 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

16 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

17 giờ trước