Tin tức bất động sản: Ngân hàng và doanh nghiệp cùng chung tay tháo gỡ khó khăn

Thứ tư, 29/11/2023-15:11
Giữa lúc các doanh nghiệp bất động sản và thị trường đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, Ngân hàng Nhà nước cùng với các ngân hàng thương mại cần phải có những biện pháp để hỗ trợ và tháo gỡ vướng mắc.

Theo VOV, từ đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thị trường bất động sản luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành nghề kinh tế khác trên thị trường. Vì thế, nếu thị trường bất động sản hoạt động an toàn, bền vững cũng sẽ tạo động lực cho những ngành khác phát triển. Ngược lại, nếu ngành này gặp khó khăn cũng sẽ làm cho các ngành khác bị ảnh hưởng đến kinh tế.

Do đó, ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại luôn nỗ lực trong quá trình hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản để tháo gỡ những khó khăn nội tại, vực lại thị trường khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Theo số liệu từ ngân hàng Nhà nước tính đến ngày 30/9/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế…

Trong đó, tín dụng bất động sản chủ yếu tập trung vào mục tiêu tiêu dùng, tự sử dụng chiếm khoảng 64% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản. Trong đó, nợ xấu của lĩnh vực bất động sản tính đến tháng 9/2023 đã tăng 1,72% so với thời điểm cuối năm 2022.


Thị trường bất động sản luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành nghề kinh tế khác trên thị trường
Thị trường bất động sản luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành nghề kinh tế khác trên thị trường

Ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) nhận định hiện nay, có một số doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt với một số vấn đề pháp lý không thể tháo gỡ, xử lý khiến cho các dự án của họ bị ách tắc. Khi những quy định chặt chẽ hơn thì yêu cầu về mặt pháp lý cũng cao hơn nên nguồn vốn cung cấp bị ắc, muốn giải quyết hay tháo gỡ sẽ phải giải quyết được vấn đề này. 

Ông Hưng chia sẻ: “Đối với vấn đề về thị trường và người mua BĐS, ngân hàng sẵn sàng đồng hành với khách hàng, những dự án đã hoàn thiện pháp lý ngân hàng đang hỗ trợ cả khách hàng. Mặc dù doanh số BĐS bán ra thời điểm này khá thấp, nhưng ngân hàng sẽ hỗ trợ để DN hoàn thành cam kết với người mua nhà trước đó”.

Một số yếu tố khiến thị trường bất động sản rơi vào khó khăn là do năng lực tài chính của doanh nghiệp gặp vấn đề khi toàn thị trường bị đóng băng trong 1 năm trở lại đây. Nguồn vốn của doanh nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào các yếu tố huy động từ bên ngoài như vốn vay, trái phiếu, huy động của người mua nhà.

Trong khi đó những kênh huy động vốn khác không mang lại hiệu quả nhất là khi thị trường vốn đang phải đối mặt với một số vấn đề mà chưa tương ứng với vai trò để cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn. Ví dụ như mặt bằng giá nhà ở vẫn cao so với thu nhập của người dân, hàng loạt công ty sa thải nhân viên, nguồn tài chính cạn kiệt… 

Ông Hưng cũng thẳng thắn thừa nhận thị trường bất động sản gặp khó một phần do các doanh nghiệp chỉ tập trung găm hàng, đầu cơ, dẫn dắt khiến cho nguồn vốn cạn kiệt nhưng khi thị trường có dấu hiệu đi xuống thì nhất quyết không bán hàng ra thị trường. 

Ông Nguyễn Đức Vinh - Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng VP Bank cho rằng, các DN cũng cần cơ cấu lại danh mục đầu tư, cắt lỗ dự án nếu cần thiết: “Khi huy động được tiền dễ, phát hành trái phiếu dễ, rất nhiều DN BĐS đầu cơ mua tích luỹ. Bây giờ khủng hoảng, các DN cần chung tay vào, bán bớt dự án, hoà vốn hoặc lỗ cũng phải chấp nhận, để cùng ngân hàng giải quyết”.


Ngân hàng Nhà nước cho biết một giải pháp khả quan để khơi thông thị trường bất động sản là tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý
Ngân hàng Nhà nước cho biết một giải pháp khả quan để khơi thông thị trường bất động sản là tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý

Ngân hàng Nhà nước cho biết một giải pháp khả quan để khơi thông thị trường bất động sản là tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn.

Hiện nay, ngân hàng Nhà nước đang đẩy nhanh tiến trình rà soát, kiểm tra tình hình thực hiện Thông tư 03 và Thông tư 06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân; tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.

Đồng thời, theo dõi sát sao việc thực hiện và triển khai Chương trình tín dụng phát triển nhà ở xã hội, để phối hợp với Bộ Xây dựng xem xét, đưa ra những giải pháp đề xuất đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, góp phần thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng cũng như mua nhà ở xã hội của người dân

Các bộ, ban, ngành cần phải kết hợp để bàn bạc đưa ra những quy định pháp lý để hoàn thiện hơn, hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển một cách bền vững, hạn chế tối đa các rủi ro và đảm bảo các tổ chức tín dụng hoạt động theo đúng cơ chế.  

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết: “Ngân hàng Nhà nước cũng đã điều hành rất linh hoạt, yêu cầu các tổ chức tín dụng cân đối nguồn cung của mình cung ứng vốn cho nền kinh tế nói chung, thị trường BĐS nói riêng, đặc biệt hạn mức tín dụng với các DN cũng cần rà soát những DN có uy tín. Đương nhiên khi tổ chức tín dụng cho vay dài hạn sẽ phải có những giới hạn để đảm bảo an toàn hệ thống”.

Do đó, nếu muốn giúp thị trường bất động sản phục hồi thì phía ngân hàng và các doanh nghiệp bất động sản cần phải liên kết với nhau, thực hiện tốt các chính sách được đưa ra và hỗ trợ khai thông nguồn vốn. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chứng khoán Mỹ tạo hiệu ứng tích cực, VN-Index có khả năng vượt đỉnh ngắn hạn lên 1.300 điểm

TP.HCM sẽ thiếu nguồn cung nhà ở trầm trọng trong năm 2024

Chuyên gia nói gì khi thế hệ Gen Z chạy đua theo xu hướng “tiết kiệm ồn ào”?

Chờ Nghị định 24 sửa đổi để ổn định thị trường vàng

Loạt doanh nghiệp chốt quyền cổ tức tuần này (từ 20-24/5): Tỷ lệ tiền mặt cao nhất lên đến 350%

Làn sóng FDI thứ 4 dồn dập vào Việt Nam, những doanh nghiệp nào được hưởng lợi?

Kinh tế tăng trưởng với nhiều điểm tích cực

Open API - chìa khóa mở ra hệ sinh thái số ngân hàng

Tin mới cập nhật

TP.HCM sẽ thiếu nguồn cung nhà ở trầm trọng trong năm 2024

9 giờ trước

Chứng khoán Mỹ tạo hiệu ứng tích cực, VN-Index có khả năng vượt đỉnh ngắn hạn lên 1.300 điểm

9 giờ trước

Chuyên gia nói gì khi thế hệ Gen Z chạy đua theo xu hướng “tiết kiệm ồn ào”?

9 giờ trước

Chờ Nghị định 24 sửa đổi để ổn định thị trường vàng

9 giờ trước

Loạt doanh nghiệp chốt quyền cổ tức tuần này (từ 20-24/5): Tỷ lệ tiền mặt cao nhất lên đến 350%

10 giờ trước