Tân tỷ phú giàu nhất châu Á: Đúng tuổi Nhâm Dần, từ thanh niên bỏ học đến ông trùm đế chế hơn 90 tỷ USD

Chủ nhật, 06/02/2022-11:02
Theo như BXH của Forbes Real Time Billionaire ngày 3/2 vừa qua, doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani đã “soán ngôi” Mukesh Ambani để trở thành người giàu nhất châu Á với khối tài sản lên tới 90,1 tỷ USD.

Cũng theo tính toán của Forbes, tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani trước đây là tỷ phú giàu nhất châu Á. Tuy nhiên, vị tỷ phú này đã nhanh chóng bị doanh nhân Gautam Adani (sinh năm 1962) vượt mặt. Đây được coi là bước nhảy vọt đáng kể đối với doanh nhân 59 tuổi người Ấn Độ. Điều đáng nói, Gautam Adani từng bỏ học đại học để thành lập công ty xuất khẩu hàng hóa vào năm 1988. Đến năm 2008, ông từng có mặt trong danh sách tỷ phú thế giới với tổng khối tài sản lên tới 9,3 tỷ USD, theo Forbes.

Bỏ học để khởi nghiệp

Ông Gautam Adani sinh ngày 24/6/1962 trong một gia đình bình thường tại bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Gia đình ông không mấy khá giả khi có tới 7 anh chị em. Cha ông làm nghề buôn vải, đồng thời cũng là lao động chính trong nhà nên Gautam Adani có một tuổi thơ không mấy đủ đầy. 

Từ khi còn nhỏ, Adani đã bộc lộ rất nhiều tố chất về kinh doanh. Bên cạnh đó, ông cũng đam mê kinh doanh từ rất sớm. Khi trưởng thành, ông theo học tại trường Đại học Gujarat chuyên ngành thương mại. Tuy nhiên, khi đang học năm thứ hai, Adani quyết định bỏ học để rời quê nhà, đi tìm việc.

Ban đầu, Adani quyết theo nghề buôn bán. Sau vài năm làm nhân viên phân loại kim cương, người đàn ông tuổi Nhâm Dần quyết định thành lập công ty môi giới kim cương của riêng mình. Công ty có tên Zaveri Bazzar, tọa lạc ngay tại trung tâm trang sức sầm uất nhất Mumbai.


Theo như BXH của Forbes Real Time Billionaire ngày 3/2 vừa qua, doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani đã “soán ngôi” Mukesh Ambani để trở thành người giàu nhất châu Á với khối tài sản lên tới 90,1 tỷ USD.
Theo như BXH của Forbes Real Time Billionaire ngày 3/2 vừa qua, doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani đã “soán ngôi” Mukesh Ambani để trở thành người giàu nhất châu Á với khối tài sản lên tới 90,1 tỷ USD.

Đến năm 1985, ông trở về làm quản lý cho nhà máy của anh trai tại Ahmedabad. Cũng từ đây, Adani bắt đầu nhập khẩu nhựa PVC để cung cấp cho các ngành công nghiệp quy mô nhỏ. Năm 1988, ông quyết định thành lập Adani Exports Limited chuyên kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp và năng lượng. Đây cũng chính là công ty mẹ của Tập đoàn Adani sau này. 

Nhờ việc làm ăn kinh doanh thuận lợi, sự nghiệp của Adani cũng phất lên như diều gặp gió. Tập đoàn Adani cũng nhanh chóng trở thành đế chế hùng mạnh, thâu tóm nhiều lĩnh vực. Từ năng lượng, khai thác than và phân phối dầu khí cho tới cảng biển. Năm 1995, vị doanh nhân sinh năm 1962 đàm phán thành công, quyết định xây dựng cảng biển Mundra tại Gujarat. Cảng Mundra cũng trở thành cảng biển tư nhân lớn nhất tại Ấn Độ.

Hành trình “gian nan” từ 100 Rupee đến khối tài sản hơn 90 tỷ USD

Sau khi bỏ ngang đại học, Adani đến Mumbai khi chỉ có vẻn vẹn 100 Rupee trong người (tương đương khoảng 30.000 đồng). Tại đây, ông tình cờ nhận được công việc tại một công ty môi giới, nằm tại chợ Zaveri Bazaar. Trong khoảng thời gian làm việc tại đây, ông đã dành 2 đến 3 năm tiếp theo để tìm hiểu những kiến thức sâu sắc trong lĩnh vực này.

Nhờ những kiến thức cóp nhặt được và loạt trải nghiệm trong công việc, Adani bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên của mình bằng việc khởi nghiệp một công ty môi giới kim cương. Vị doanh nhân này đã tích lũy được khối tài sản lên tới hàng triệu USD năm 20 tuổi. 

Tuy nhiên, bước ngoặt cuộc đời và sự nghiệp của vị doanh nhân tài giỏi này phải kể đến khi anh trai ông là Mahasukh Adani gọi ông trở về làm việc tại nhà máy nhựa của mình. Ngay khi gia nhập công ty, Adani đã tiến hành nhập khẩu PVC (polyvinyl clorua) vào Ấn Độ. Đây chính là sự kiện quan trọng đánh dấu sự hiện diện của vị tỷ phú này trong lĩnh vực thương mại toàn cầu.

Đặc biệt, đến năm 1988 ông quyết định thành lập Adani Exports Limited chuyên kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp và năng lượng. Sau đó là Adani Enterprises - công ty hàng đầu của Tập đoàn Adani hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Adani Enterprises được chính quyền bang Gujarat chấp thuận cho thành lập một bến cảng phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hóa của chính công ty ở Cảng Mundra vào năm 1994. Năm 1995, vị doanh nhân sinh năm 1962 đàm phán thành công với hơn 500 chủ đất khắp Ấn Độ và quyết định xây dựng cảng biển Mundra tại Gujarat. Cảng Mundra cũng trở thành cảng biển tư nhân lớn nhất tại Ấn Độ.


Năm 1995, vị doanh nhân sinh năm 1962 đàm phán thành công với hơn 500 chủ đất khắp Ấn Độ và quyết định xây dựng cảng biển Mundra tại Gujarat - cảng biển tư nhân lớn nhất tại Ấn Độ.
Năm 1995, vị doanh nhân sinh năm 1962 đàm phán thành công với hơn 500 chủ đất khắp Ấn Độ và quyết định xây dựng cảng biển Mundra tại Gujarat - cảng biển tư nhân lớn nhất tại Ấn Độ.

Năm 2009, Adani tiếp tục gia nhập lĩnh vực sản xuất điện. Tập đoàn Adani ngày nay kinh doanh rất nhiều lĩnh vực, từ dầu mỏ, bất động sản, than đá cho tới sản xuất và truyền tải điện. Tập đoàn có tổng cộng 6 công ty niêm yết ở Ấn Độ. Tuy nhiên, có giá trị nhất phải kể đến Adani Green Energy Ltd. Cụ thể, cổ phiếu của công ty này đã tăng mạnh lên 77% trong năm qua.

Điều này cũng giúp Gautam Adani trở thành tỷ phú giàu nhất châu Á với khối tài sản lên tới 90,1 tỷ USD. Cũng theo bảng xếp hạng của Forbes, ông cũng là người giàu thứ 10 trên thế giới. 

Sở hữu tầm nhìn kiệt xuất

Để có thành công vượt trội như ngày nay, Adani là bằng chứng sống về việc biết nắm bắt cơ hội, biết nhìn xa trông rộng. Vị tỷ phú tuổi Nhâm Dần dù không được đào tạo bài bản từ những trường kinh doanh hàng đầu nhưng vẫn hiểu được tầm quan trọng của cung và cầu nhờ những “mánh khóe” bản thân quan sát được trong quá trình làm việc và quan sát.

Có thể thấy, Adani là người có tầm nhìn kiệt xuất, là một nhà quan sát nhạy bén. Ông hiểu được nhu cầu cao hơn sẽ đến từ đâu, tin tưởng vào việc nắm bắt cơ hội. Khi nền kinh tế Ấn Độ mở cửa trong bối cảnh toàn cầu hóa, ông đã nhanh chóng xác định các cơ hội cho mình. Năm 1988, ông thành lập Tập đoàn Adani, và chỉ 3 năm sau đó, vị doanh nhân này quyết định mở rộng đa dạng hóa danh mục, biến tập đoàn từ chỉ kinh doanh lĩnh vực nông sản và năng lượng trở thành tập đoàn đa quốc gia. 

Ông hiểu được tiềm năng thương mại của cảng biển đối với sự phát triển kinh tế. Đây cũng là lý do cảng biển Mundra lớn nhất Ấn Độ ra đời, giúp Adani giữ vị thế độc quyền trong phân khúc này. Ngày nay, ông chủ cảng lớn nhất Ấn Độ vẫn đang tiếp tục xây dựng những cảng mới cả trong và ngoài nước.

Cảng biển Mundra cũng là cảng duy nhất ở Ấn Độ có đường băng. Vị doanh nhân này đã cho xây dựng trên cảng một đường băng dài 2km chuyên phục vụ các loại máy bay lớn. Cảng biển Mundra được Adani biến thành tổ hợp cảng biển và sân bay với đầy đủ chức năng, chuyên phục vụ quản lý và vận chuyển những hàng hóa có giá trị cao nhưng khối lượng thấp như dược phẩm và kim cương. Đến tháng 9/2020, Tập đoàn Adani đã mua lại 4% cổ phần tại Sân bay Quốc tế Mumbai.


Có thể thấy, Adani là người có tầm nhìn kiệt xuất, là một nhà quan sát nhạy bén.
Có thể thấy, Adani là người có tầm nhìn kiệt xuất, là một nhà quan sát nhạy bén.

Ngoài kinh doanh cảng biển vô cùng thành công, Adani còn đầu tư vào mảng phát điện. Ông cũng chính là nhà sáng lập nhà máy điện Adani Power Ltd (APL) với công suất hơn 4.000 và là nhà cung cấp nhiệt điện tư nhân lớn nhất Ấn Độ. Đặc biệt, Adani còn hợp tác với Sun Edison để xây dựng nhà máy sản xuất điện từ tấm pin mặt trời tại Gujarat với tổng vốn đầu tư lên tới 4 tỷ USD.

Khối tài sản tăng 4 lần trong năm qua bất chấp đại dịch

Theo báo cáo đầu năm 2022 của Oxfam Davos, bất chấp khủng hoảng đói nghèo hậu dịch bệnh COVID-19, những người giàu nhất Ấn Độ vẫn tăng hơn gấp đôi số tài sản của mình. Trong đó bao gồm cả Gautam Shantilal Adani - chủ tịch và đồng thời là nhà sáng lập của Tập đoàn Adani. 

Điều đáng nói, Adani cũng là tỷ phú có mức tăng tài sản nhiều nhất sau 1 năm. Cụ thể, từ 1.402 tỷ rupee (gần 19 tỷ USD) lên tới 5.059 tỷ rupee (68 tỷ USD).

So với hồi tháng 4/2021, khi Forbes công bố danh sách tỷ phú thế giới hàng năm, hiện tại giá trị tài sản ròng của Adani đã tăng gần gấp đôi thời điểm đó. Cũng trong cùng khoảng thời gian này, giá trị tài sản ròng của tỷ phú Abani chỉ tăng 6,5%; tức là 84,5 tỷ USD. Mặt khác, cổ phiếu của Reliance Industries - công ty chuyên kinh doanh dầu mỏ, hóa dầu, bán lẻ và viễn thông, đã giảm 1,47% hôm 3/2 và giảm 2,3% so với thời điểm đầu năm 2022.

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

10 giờ trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

10 giờ trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

10 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

12 giờ trước

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

13 giờ trước