Số phận của 100.000 căn hộ condotel chưa có sổ hồng trong suốt 8 năm qua sẽ “trôi” về đâu?

Chủ nhật, 08/05/2022-16:05
Trong gần 8 năm qua đã có khoảng 100.000 căn hộ condotel được triển khai vẫn còn vướng mắc về mặt pháp lý khi không được cấp giấy chứng nhận theo quy định pháp luật về đất đai.

Theo Tổ quốc, HoREA đã gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ, góp ý về khoản 6 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, bổ sung Điều 32a Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trong văn bản này, đơn vị cho biết, trong suốt 8 năm qua luôn tồn tại một thực trạng là các địa phương vẫn chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở cho các công trình xây dựng không phải là nhà ở. 

Cụ thể, có gần 100.000 căn hộ du lịch đã hoàn thiện cơ sở vật chất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận theo các quy định pháp luật về đất đai. Trước đây, đã có một địa phương tự ý cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel cho dự án và đặt ra khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở". Ngay sau đó các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương triển khai rà soát, thanh tra, kết luận việc làm này là trái với các quy định của Luật Đất đai 2013. 


Còn nhiều vướng mắc pháp lý chưa giải quyết triệt để
Còn nhiều vướng mắc pháp lý chưa giải quyết triệt để

Vì vậy, hầu hết các chủ đầu tư dự án văn phòng lưu trú, khách sạn, căn hộ - khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng, nhà nghỉ du lịch và những công trình khác đều là các công trình phục vụ du lịch, lưu trú… trong suốt 8 năm đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở, phục vụ mục đích lưu trú, du lịch.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, việc các “công trình xây dựng không phải là nhà ở, phục vụ mục đích lưu trú, du lịch” bị chậm cấp sổ hồng, trong đó có căn hộ condotel không phải do vướng mắc ở các quy định trong Luật Đất đai gây ra, mà chủ yếu sự chậm trễ này đến từ các quy định trong Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản chưa được làm rõ. 

Theo đó, để có thể thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận thì cần có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản. Bên cạnh đó, Luật Du lịch cũng chưa được liên thông và đồng bộ. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khác là tính thực thi pháp luật của các địa phương chưa thật sự tốt. Từ những lý do này, ông Châu đã đưa ra đề nghị sửa đổi về khoản 6 Điều 1 "Dự thảo Nghị định" bổ sung "Điều 32a" Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

"Điều 32a. Cấp Giấy Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là khách sạn, căn hộ - khách sạn, văn phòng lưu trú, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng, nhà nghỉ du lịch và công trình khác (công trình phục vụ mục đích lưu trú, du lịch) trên đất thương mại, dịch vụ.

Chủ sở hữu công trình xây dựng là khách sạn, căn hộ - khách sạn, văn phòng lưu trú, biệt thự du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch nghỉ dưỡng, nhà nghỉ du lịch và công trình khác (công trình phục vụ mục đích lưu trú, du lịch) được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về kinh doanh bất động sản”.

Bên cạnh đó, chủ tịch HoREA cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ và các đơn vị liên quan khi xem xét sửa đổi Luật Đất đai 2013, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Luật Xây dựng 2014, Luật Du lịch 2017 cũng cần xem xét bổ sung vào các quy định pháp luật để điều chỉnh đồng bộ hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, vận hành đối với loại hình "công trình xây dựng không phải là nhà ở, phục vụ mục đích lưu trú, du lịch".

Theo: toquoc.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

Tin mới cập nhật

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

29 phút trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

59 phút trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

4 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

5 giờ trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

6 giờ trước