Sản xuất, y tế, công nghệ góp mặt trong câu lạc bộ thị giá 3 chữ số, nhóm tài chính, bất động sản lại “vắng bóng”

Thứ năm, 14/03/2024-12:03
Các mã cổ phiếu tài chính, bất động sản không góp mặt trong câu lạc bộ thị giá 3 chữ số. Thay vào đó là các doanh nghiệp ít mang tính chu kỳ hơn như bán lẻ, thực phẩm đồ uống, công nghệ, dịch vụ công nghiệp…

Thị trường chứng khoán Việt Nam có hơn 1.600 mã cổ phiếu, nhưng các mã có thị giá 3 chữ số (từ 100.000 vnđ trở lên) không có nhiều. Theo thống kê vào ngày 8/3, chỉ có 25 mã cổ phiếu thuộc câu lạc bộ thị giá 3 chữ số. 

Tuy nhiên, trong danh sách này lại vắng mặt những mã cổ phiếu tài chính (ngân hàng, chứng khoán, công ty tài chính, bảo hiểm) quen thuộc, dù nhóm này chiếm tới gần một nửa giá trị vốn hóa toàn thị trường.


Các mã cổ phiếu tài chính, bất động sản quen thuộc không có mặt trong câu lạc bộ thị giá 3 chữ số. (Ảnh minh họa)
Các mã cổ phiếu tài chính, bất động sản quen thuộc không có mặt trong câu lạc bộ thị giá 3 chữ số. (Ảnh minh họa)

Song, đây là điều không khó hiểu khi nhóm tài chính, ngân hàng, bất động sản phải thường xuyên nâng cao năng lực về vốn nhằm duy trì hoạt động kinh doanh. Các hoạt động chia tách cổ phiếu hay tăng vốn là rất phổ biến, đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến thị giá cổ phiếu của các nhóm này khó duy trì ở mức cao. Bên cạnh đó, nhóm tài chính còn mang nặng tính chu kỳ, rất khó để duy trì đà tăng xuyên suốt trong thời gian dài.

Trong khi nhóm bất động sản vẫn có một đại diện duy nhất là KCN Nam Tân Uyên. Còn lại những cái tên trong câu lạc bộ thị giá 3 chữ hầu hết đều thuộc các lĩnh vực ít mang tính chu kỳ như bán lẻ, y tế, công nghệ, dịch vụ công nghiệp, thực phẩm và đồ uống… 

Một số doanh nghiệp lớn như FPT, Dược Hậu Giang, Masan Consumer, Viettel Construction, Cholimex, Rạng Đông, Cảng Đồng Nai... duy trì sự tăng trưởng khá ổn định trong dài hạn. Việc tăng trưởng lợi nhuận bền vững cũng là một động lực quan trọng để thúc đẩy giá cổ phiếu đi lên.

Trong danh sách này, rất nhiều cái tên ghi nhận mức tăng mạnh hàng chục phần trăm kể từ đầu năm 2023. Một số mã cổ phiếu còn đang nằm đỉnh lịch sử, đơn cử như FPT, BMP, CTR, WCS, HLB, MCH… Dù thị giá đã cao, nhưng các mã này vẫn hút tiền mạnh và liên tục tăng. Các nhà đầu tư đánh giá rằng đây là những cổ phiếu “đắt xắt ra miếng” trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


Rất nhiều cái tên ghi nhận mức tăng mạnh hàng chục phần trăm kể từ đầu năm 2023.
Rất nhiều cái tên ghi nhận mức tăng mạnh hàng chục phần trăm kể từ đầu năm 2023.

Đáng chú ý, câu lạc bộ thị giá 3 chữ số trên sàn chứng khoán ghi nhận sự góp mặt của một thành viên mới là cổ phiếu CAP của CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái. Trong phiên giao dịch ngày 11/3, cổ phiếu này tăng thẳng tới 8,64% - lập đỉnh mới tại mốc 106.900 đồng/cổ phiếu. Như vậy, mã này đã tăng 36% thị giá kể từ đầu tháng 2. Tuy nhiên, ngay sau đó mã này lại tụt xuống dưới 100.000 vnđ/cp.

Thực tế, đây không chỉ là lần đầu CAP đưa thị giá lên 3 chữ số (vượt 100.000 đồng/cổ phiếu), đà tăng mạnh của mã CAP đã đưa nó vào nhóm cổ phiếu có thị giá cao nhất thị trường.

Trong khoảng 1 năm nay, thị giá CAP của doanh nghiệp vàng mã này tăng tốc nhanh chóng, gần 80% từ vùng trên 60.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 3/2023, lên 106.900 đồng/cổ phiếu (cuối ngày 11/3/2024). Với đà tăng mạnh như vậy, vốn hóa của Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái vượt 1.000 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu trên 100.000vnđ/cp cũng ít pha loãng cổ phiếu. Họ có lợi nhuận ổn định, tích lũy nguồn tiền đều đặn trong nhiều năm càng giúp củng cố tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp. Do đó, những cái tên trong nhóm này hiếm khi phải huy động vốn từ cổ đông hay bên ngoài để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ yếu dùng tiền để chia cổ tức.

Chi trả cổ tức cao trong nhiều năm

Nhìn vào lịch sử, có thể thấy nhiều doanh nghiệp thuộc trong nhóm thị giá 3 chữ số có truyền thống chi trả cổ tức cao bằng tiền mặt. Đáng chú ý là Sữa Quốc tế, Nhựa Bình Minh, Mía đường Sơn La, Phốt pho Apatit Việt Nam, Bến xe Miền Tây... Cổ đông của các doanh nghiệp này chủ yếu nắm giữ dài hạn và hưởng cổ tức thay vì “trading” ăn chênh lệch giá. Đây cũng là một nguyên nhân khiến thanh khoản các mã này không cao.

Đơn cử như Phốt pho Apatit Việt Nam, doanh nghiệp này liên tục chia cổ tức khủng ngay sau khi lên sàn vào giữa năm 2022. Cuối năm 2023, Phốt pho Apatit tạm ứng cổ tức với tỷ lệ 90% bằng tiền. Trước đó, cổ đông của họ thậm chí đã nhận được cổ tức bằng tiền với tỷ lệ lên tới 306% cho năm 2022.


Cổ đông của các doanh nghiệp này chủ yếu nắm giữ dài hạn và hưởng cổ tức thay vì “trading” ăn chênh lệch giá.
Cổ đông của các doanh nghiệp này chủ yếu nắm giữ dài hạn và hưởng cổ tức thay vì “trading” ăn chênh lệch giá.

Theo thông tin, Bến xe Miền Tây đang chuẩn bị tạm ứng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 144% bằng tiền mặt. 15/3 là ngày đăng ký cuối cùng, thời gian thanh toán dự kiến là 28/3. 

Cuối năm ngoái, Mía đường Sơn La chia cổ tức niên độ 2022-2023 với tỷ lệ là 150% bằng tiền cho cổ đông. Hay như Sữa Quốc tế và Nhựa Bình Minh cũng chia cổ tức năm 2023 với tỷ lệ lần lượt là 85% và 65%.

Có thể thấy, các cổ phiếu trong danh sách này thường phù hợp hơn với các nhà đầu tư nắm giữ dài hạn. Những mã cổ phiếu trải rộng trên cả 3 sàn với quy mô đa dạng (từ vốn hóa vài trăm tỷ tới cả tỷ USD) sẽ mang đến cho các nhà đầu tư nhiều sự lựa chọn. Như vậy, cổ tức bằng tiền là một trong những yếu tố không thể thiếu.

Nhìn chung, cổ tức trả bằng tiền mặt với tỷ lệ cao, đều đặn hàng năm phần nào hỗ trợ sức khỏe doanh nghiệp. Những doanh nghiệp “ăn nên làm ra” sẽ có chính sách cổ tức được duy trì đều đặn. Lợi nhuận ổn định hoặc tăng trưởng qua từng năm sẽ là yếu tố thúc đẩy giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đi lên. Vì vậy, các nhà đầu tư dài hạn có thể yên tâm hưởng lãi kép nhờ nắm giữ các mã cổ phiếu trả cổ tức uy tín như vậy./.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

2 động lực lớn giúp “giữ lửa” cho thị trường chứng khoán

Thiệt hại từ lừa đảo trực tuyến lên tới 390.000 tỷ đồng

Giá heo tăng mạnh, các đại gia chăn nuôi hưởng lợi, sẵn sàng cho cuộc đua mới

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

ĐHĐCĐ Vinatex: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng năm 2024, từng đề xuất không chia cổ tức năm 2023

Vé máy bay 0 đồng xuất hiện trở lại

Cơn sốt vàng bao phủ khắp thế giới bất chấp mức giá cao kỷ lục

Bất động sản phía Nam đã nhộn nhịp hơn

Tin mới cập nhật

Thiệt hại từ lừa đảo trực tuyến lên tới 390.000 tỷ đồng

3 giờ trước

2 động lực lớn giúp “giữ lửa” cho thị trường chứng khoán

3 giờ trước

Giá heo tăng mạnh, các đại gia chăn nuôi hưởng lợi, sẵn sàng cho cuộc đua mới

3 giờ trước

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

4 giờ trước

ĐHĐCĐ Vinatex: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng năm 2024, từng đề xuất không chia cổ tức năm 2023

5 giờ trước