Lộ diện “điểm nghẽn” khiến thị trường bất động sản Quảng Nam chậm hồi phục

Thứ tư, 06/03/2024-07:03
Thống kê cho thấy, hiện nay thị trường bất động sản Quảng Nam đang có 176 dự án khu dân cư, khu đô thị đang được vận hành, trong đó có 17 dự án mới được chấp thuận ở giai đoạn 2022-2023.

Chịu tác động chung của thị trường, các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là ở khâu giải phóng mặt bằng.

Vướng mắc về giải phóng mặt bằng

Thực tế cho thấy, kinh tế Quảng Nam đã gặp nhiều trở ngại kể từ sau đại dịch Covid 19 và chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế toàn cầu và trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đang gặp khó khăn trong việc tháo gỡ những điểm nghẽn để tạo động lực cho các dự án bất động sản. Phần lớn các khó khăn, vướng mắc kéo dài đều đến từ công tác giải phóng mặt bằng, gia hạn tiến độ, thuế, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Vướng mắc về giải phóng mặt bằng đang khiến nhiều dự án bất động sản Quảng Nam bị ách tắc. (Ảnh minh họa)
Vướng mắc về giải phóng mặt bằng đang khiến nhiều dự án bất động sản Quảng Nam bị ách tắc. (Ảnh minh họa)

Ông Lê Tự Tâm, Chủ tịch Hội doanh nghiệp thị xã Điện Bàn cho biết các doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam hiện nay như “ngồi trên đống lửa” vì gặp nhiều khó khăn trong việc gia hạn tiến độ các dự án và vướng mắc ở công tác giải phóng mặt bằng, áp giá bồi thường… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đành phải bất lực chỉ đứng nhìn khi gặp vướng gia hạn tiến độ khiến tiền nộp thuế không kịp, cơ quan thuế đã khoanh tài khoản và xử phạt chậm nộp thuế liền khoanh tài khoản.

Ông Nguyễn Xuân Nhàn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Vinaconex 25 cũng có đồng quan điểm khi cho rằng điểm vướng mắc rất lớn là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Qua đó, ông kiến nghị rằng cần sắp xếp cán bộ giỏi và có những chính sách ưu tiên. Đáng chú ý, các sở, ban, ngành cần có mốc thời gian ra văn bản để doanh nghiệp có thể bám theo và thực hiện.


Doanh nghiệp bất động sản lỗ ngay từ khâu đấu thầu vì giá vật liệu xây dựng quá cao. (Ảnh minh họa)
Doanh nghiệp bất động sản lỗ ngay từ khâu đấu thầu vì giá vật liệu xây dựng quá cao. (Ảnh minh họa)

Ngoài những khó khăn vì điểm nghẽn về công tác giải phóng mặt bằng, đại diện của nhiều doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam còn cho rằng nút thắt về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tỉnh cho phép cấp 95% dự án bởi hiện giữ lại 20% là quá lớn. Mặt khác, gần như nguồn lực của các doanh nghiệp đều đã cạn kiệt. Chưa kể, đại diện nhiều doanh nghiệp ở địa phương, lĩnh vực bất động có liên quan tới ngành xây dựng, tuy nhiên giá vật liệu xây dựng hiện nay quá cao, và khan hiếm nên doanh nghiệp lỗ ngay từ khâu đấu thầu. Bởi vậy, cần có chính sách hỗ trợ về mức giá nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Phân kỳ đầu tư và kiến nghị giải pháp 

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hồi tháng 5/2023 đã thành lập tổ công tác đặc biệt nhằm trực tiếp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tổ công tác đến nay vẫn chỉ dừng lại ở điểm ban đầu mà chưa xử lý được điểm nghẽn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản đã kiến nghị.

Không thể kể hết được những khó khăn triền miên của doanh nghiệp bất động sản và lãnh đạo chính quyền địa phương cũng đã thấu hiểu được những khó khăn. Thế nhưng, ngay cả chính quyền của tỉnh cũng đang gặp khó khăn khi tháo gỡ nút thắt để tạo động lực giúp các dự án thực hiện theo đúng tiến độ và quy định đã đề ra…

Theo ông Phan Minh Dũng, Bí thư Thị ủy Điện Bàn, có nhiều lý do dẫn tới các vướng mắc và khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có cơ chế chính sách, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước. Hiện nay vẫn chưa có phương án cụ thể để tháo gỡ vấn đề này khiến doanh nghiệp địa ốc ngập tràn trong khó khăn.


Điểm nghẽn của các doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam hiện vẫn chưa được giải quyết. (Ảnh minh họa)
Điểm nghẽn của các doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam hiện vẫn chưa được giải quyết. (Ảnh minh họa)

Theo ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chia sẻ trong một cuộc đối thoại với các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn tỉnh, từ năm 2023, chuyện khó khăn của doanh nghiệp bất động sản đã rõ ràng và địa phương cũng đã tìm những giải pháp để tháo gỡ các nút thắt, song vẫn rất lúng túng và gặp nhiều trở ngại khác. Thậm chí, các cấp, ngành và địa phương cũng tỏ ra lúng túng trong việc tháo gỡ vướng mắc và tồn tại trong quy định pháp luật và thẩm quyền xử lý… để tạo điều kiện cho các dự án triển khai đúng yêu cầu tiến độ. Do đó, Quảng Nam cũng mong muốn các doanh nghiệp hiến kế để lĩnh vực địa ốc có những chuyển biến khả quan, mở ra giai đoạn mới, giúp nền kinh tế chung của địa phương tiếp tục vững bước, đi lên.

Theo ông Lê Tự Tâm hiến kế cho chính quyền địa phương, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam cần cho các dự án địa ốc được phân kỳ đầu tư theo quy hoạch được thông qua ban đầu. Cụ thể, doanh nghiệp có thể làm “sổ đỏ” ở trường hợp giải phóng trên 50% mặt bằng nếu triển khai và hoàn thành xong các thủ tục tài chính và cơ sở hạ tầng đầy đủ. Qua đó, có thể tiếp tục hoạt động, thi công và tránh những dự án vì vướng giải tỏa đền bù mà bị mắc kẹt dẫn đến không thể triển khai thực hiện được. 

Ngoài ra, địa phương cũng cần có cơ chế với các ngành, huyện thay đổi thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian để giúp các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn. Vướng mắc lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng. Theo đó, đề nghị từ cấp xã lên huyện thành lập hội đồng để đôn đốc giải phóng mặt bằng, nhằm theo dõi và bám sát theo công tác này. Vì thời gian đối với các dự án bất động sản đều rất quan trọng nên các cấp các ngành của tỉnh cần sớm giải quyết dứt điểm những thủ tục còn tồn tại để hạn chế được hệ lụy. Qua đó, góp phần tháo gỡ khó khăn và giúp các doanh nghiệp bất động sản Quảng Nam nhanh chóng hồi phục.

Theo: Kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Câu chuyện gia tăng quỹ đất và áp lực tài chính của doanh nghiệp bất động sản

Chậm có cơ chế rõ ràng, Việt Nam có thể vuột mất cơ hội trở thành trung tâm Fintech

Chuyên gia Leap CM nhận định triển vọng AI trong tương lai như thế nào?

“Cuộc đua” săn quỹ đất, M&A dự án

Việt Nam sẽ là tâm điểm của thị trường bất động sản Châu Á?

Các startup Việt Nam tăng mạnh nhu cầu về nhân sự AI

Doanh nghiệp bất động sản đua nhau “lên sàn”, hút vốn chứng khoán

Gen Z lương 10 triệu/tháng nhưng ngày uống Starbucks, tối ăn ngoài 400.000 đồng: 0 đồng tiết kiệm, nợ chồng chất vì quẹt thẻ tín dụng

Tin mới cập nhật

Câu chuyện gia tăng quỹ đất và áp lực tài chính của doanh nghiệp bất động sản

2 giờ trước

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

3 giờ trước

Chậm có cơ chế rõ ràng, Việt Nam có thể vuột mất cơ hội trở thành trung tâm Fintech

3 giờ trước

Chuyên gia Leap CM nhận định triển vọng AI trong tương lai như thế nào?

4 giờ trước

Việt Nam sẽ là tâm điểm của thị trường bất động sản Châu Á?

6 giờ trước