Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ bạn không thể bỏ qua

Thứ tư, 09/12/2020-17:12

Kinh doanh nhà nghỉ có lẽ đang là một “miếng bánh” ngon dành cho ai muốn đầu tư, khởi nghiệp. Để thành công, đem lại lợi nhuận “khủng” thì mọi người phải có một vài kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ trước đã. Nếu bạn chỉ là người mới bắt đầu, đang trong giai đoạn tìm hiểu thì yên tâm, phần nội dung trong bài viết này sẽ giúp ích cực kỳ nhiều đấy. Hãy tiếp tục theo dõi nếu muốn sớm thành công

Xây dựng và phục vụ theo đúng mục đích - kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ

Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ đầu tiên, đó là xây dựng và phục vụ theo đúng mục đích của một nhà nghỉ. Bởi loại hình này khác xa so với kiểu phòng trọ, khách sạn, không sử dụng dưới mục đích tạo cảm giác cho khách hàng như ở nhà. Bạn phải suy tính thật kỹ về cách thiết kế, bày trí cây cảnh, bàn ghế,... sao cho thật hợp lý với nhu cầu chỉ ở lại chưa tới 24 giờ đồng hồ của người thuê.

Đồng thời, giá thuê phòng nghỉ cũng không quá đắt đỏ, một đêm chỉ rơi vào trung bình từ 120.000 đồng tới 300.000 đồng, còn tính theo giờ thì khoảng 50.000 đồng đến 80.000 đồng giờ đầu, thời gian sau thì cứ 10.000 đồng/tiếng hoặc 20.000 đồng/tiếng. Khi này, việc lựa chọn nội thất bố trí, chia diện tích căn phòng nhằm phù hợp với giá thành dịch vụ, sớm thu hồi lại vốn, sinh lời. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên phụ thu thêm phí khi khách hàng ở lố giờ nữa nhé.

 Ảnh 1: kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ (nguồn: internet)
Ảnh 1: kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ (nguồn: internet)

Tham khảo trước hình thức xây dựng và giá của các đối thủ

Nhằm tránh việc thất bại, đầu tư xây dựng thừa thãi thì tốt nhất, bạn nên tham khảo qua xem các đối thủ khác tạo dựng lên mô hình kinh doanh của họ như thế nào, giá cả ra sao là hợp lý. Thông thường, các nhà nghỉ sẽ tập trung hoạt động theo từng khu, thành lập một mô hình kinh doanh chung, mọi người cùng có lợi.

Chính vì thế, đừng nghĩ rằng vì bạn sẽ đầu tư hoành tráng hơn, dịch vụ “xịn sò” hơn thì sẽ có quyền đưa ra một mức giá thuê phòng “trên trời” nhé. Nếu cứ giữ tư tưởng đó, mọi người vô cùng dễ dàng thất bại ngay từ lần khởi nghiệp đầu tiên. Lý do rất đơn giản:

Khách hàng khi thuê nhà nghỉ chỉ có nhu cầu ở lại vài tiếng đồng hồ để đáp ứng nhu cầu cá nhân mà thôi, hầu hết họ sẽ không cần tới những thứ quá xa xỉ như giường king size, view ban công,... Tất cả những gì khách hàng muốn chính là giá thành phải chăng, hợp lý, không quá đắt đỏ là đủ.

Thế nên, nếu mọi người quyết tâm đầu tư nhiều vào mô hình kinh doanh của mình, đưa ra một mức giá dịch vụ cao hơn so với mặt bằng chung cũng có thể là con dao 2 lưỡi, tự giết chết bản thân mình đấy.

 Ảnh 2: lưu ý khi kinh doanh nhà nghỉ (nguồn: internet)
Ảnh 2: lưu ý khi kinh doanh nhà nghỉ (nguồn: internet)

Chú ý tình hình giá cả kinh doanh dịch vụ

Làm ngành dịch vụ, các chủ đầu tư, kinh doanh cũng nên chú ý đến giá cả thị trường biến động như thế nào qua từng thời điểm trong năm. Đặc biệt, khi bước chân vào ngành này, mọi người sẽ được một cái lợi phải biết, tận dụng, đó là chi phí dịch vụ có thể tăng cao vào những dịp lễ, Tết, kỳ nghỉ,... Nếu biết nắm bắt thời điểm, việc rút ngắn giai đoạn hồi vốn sẽ hiểu quả hơn rất nhiều đấy.

Đồng thời cũng là một bất lợi, nếu mọi người không chú ý, tìm hiểu về giá cả thị trường qua từng thời điểm, không biết khi nào “lên” và “xuống” thì sẽ rất nguy hiểm. Điển hình như đồng loại các cơ sở kinh doanh khác hạ giá thành để phù hợp với tình hình con lại, lúc đó nhà nghỉ của bạn vẫn nguyên giá. Tức là khi này, dịch vụ mà mọi người cung cấp đang cao hơn so với mặt bằng chung, rất khó tìm kiếm khách hàng.

Tối ưu hóa cách thức kinh doanh

Một kinh nghiệm khá mới mẻ mà bất kỳ ai đang muốn kinh doanh loại hình dịch vụ cần phải nắm, chính là tối ưu hóa cách thích kinh doanh, marketing của bản thân. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ thời đại 4.0, hiện tại đã xuất hiện rất nhiều ứng dụng đặt phòng như Luxstay, Traveloka,... Nếu tận dụng được lợi thế này, bạn có thể tìm kiếm cho mình một nguồn khách hàng tiềm năng không hề nhỏ đấy.

Không chỉ có vậy, nếu biết tận dụng công nghệ để phát triển, quảng bá hình ảnh nhà nghỉ của mọi người cũng sẽ đem lại một lợi thế cạnh tranh đáng kể so với những đối thủ khác. Nhờ đó dễ dàng “độc chiếm ngôi vương”, phát triển “bành trướng” hơn trước.

Lưu ý khi thuê nhân viên

Đối với ngành dịch vụ, có thể coi nhân viên chính là bộ mặt của cả doanh nghiệp, chỉ cần một hành đồng không phải phép nhỏ cũng đủ làm ảnh hướng đến danh tiếng của công ty. Chính vì vậy, hãy chủ trọng khi thuê người, số lượng vừa đủ, thái độ tốt, chuyên nghiệp một tí. Đồng thời phải đầy đủ các chức vụ như sau:

  • Lễ tân kiêm ghi chép lịch sử hoạt động kinh doanh hằng ngày.
  • Nhân viên dọn phòng (sau mỗi lẫn khách trả phòng phải thực hiện ngay).
  • Nhân viên kế toán, nghiệm thu, kiểm kê, tổng kết chi phí,... (nếu có vị trí này, khách hàng sẽ đánh giá cao doanh nghiệp của bạn).
  • Nhân viên coi giữ xe.
 Ảnh 3: lưu ý khi thuê nhân viên (nguồn: internet)
Ảnh 3: lưu ý khi thuê nhân viên (nguồn: internet)

Mọi người thấy thế nào về các kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ, đã giúp ích được nhiều cho mọi chứ. Hãy tiếp tục tìm hiểu thêm để tự phát triển mô hình, cách thức kinh doanh dịch vụ của bản thân nhé. Cảm ơn tất cả quý đọc giả vì đã tham khảo bài viết này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Tin mới cập nhật

Nhìn lại quá trình phát triển của công nghiệp Việt Nam

2 giờ trước

Vợ chồng Gen Z trả góp mua nhà 20 triệu đồng/tháng nhưng vẫn có tiền dư: Bí quyết chi tiêu là gì?

2 giờ trước

Doanh nghiệp càng nhỏ, mức độ khó khăn càng lớn

2 giờ trước

Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam thu hút các “ông lớn” nước ngoài đầu tư

2 giờ trước

Cổ phiếu "meme", “penny” dậy sóng trở lại 

2 giờ trước