Hoạt động P2P Lending giúp kiểm soát tín dụng đen

Chủ nhật, 07/04/2024-08:04
Hình thức cho vay ngang hàng (P2P Lending) vẫn được kỳ vọng trở thành giải pháp đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của người dân, đồng thời giúp loại bỏ dần tín dụng đen.

Nhìn vào số lượng các công ty có hoạt động về công nghệ tài chính, tham gia cung ứng dịch vụ, giải pháp Fintech tại Việt Nam ngày một tăng, là minh chứng cho xu hướng Fintech đang phát triển rất mạnh mẽ.

Các công ty Fintech hoạt động trong đa dạng các lĩnh vực như thanh toán, quản lý tài chính cá nhân, chấm điểm tín dụng… trong đó có lĩnh vực cho vay ngang hàng.

P2P Lending là viết tắt của Peer to Peer Lending, là hình thức cho vay vốn mới, khác với hình thức vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Hình thức này cho phép cá nhân được vay tiền trực tiếp từ các cá nhân khác, thông qua một nền tảng cho vay trực tuyến, loại khỏi quá trình vay vốn vai trò trung gian của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.

Thời điểm một số thị trường quốc tế tăng cường quản lý hoạt động cho vay ngang hàng, thì các công ty nước ngoài (nhất là Trung Quốc) đang tìm cách để đặt chân tới thị trường Việt Nam.

Hoạt động P2P Lending được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số nhằm kết nối trực tiếp giữa người đi vay và người cho vay mà không thông qua trung gian như tổ chức tín dụng, ngân hàng.

P2P Lending được kỳ vọng trở thành giải pháp đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. (Ảnh minh họa)
P2P Lending được kỳ vọng trở thành giải pháp đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. (Ảnh minh họa)

Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc và lãi) giữa 2 bên được nền tảng giao dịch trực tuyến của công ty P2P Lending ghi nhận và lưu trữ bằng các bản ghi điện tử, số hóa trên hệ thống cơ sở dữ liệu của công ty và đăng tải cho các khách hàng đăng ký tham gia nền tảng truy cập.

Tại thị trường trong nước, hoạt động P2P Lending bắt đầu xuất hiện kể từ năm 2016. Theo Ngân hàng Nhà nước, số lượng các công ty phát triển hoạt động cho vay ngang hàng tăng nhanh chóng, hiện tại đã có khoảng 100 công ty với nhiều đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài như Tima, Wecash, Trust Circle, Vay mượn, Lendmo, MoneyBank, InterLoan...

Các cơ quan chức năng cũng đặt kỳ vọng vào hình thức P2P Lending có thể trở thành giải pháp đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của người dân, cũng như làm giảm tình trạng tín dụng đen.

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, có thể tạm phân loại các công ty P2P Lending đang hoạt động tại Việt Nam theo 4 cấp độ, gồm: Chỉ kết nối nhà đầu tư với người vay; có thẩm định khả năng trả nợ hay hoàn vốn của người vay; có quy định lãi suất, phí, thời hạn vay và phương pháp trả nợ cùng những quy định khác liên quan tới cả 2 bên; công ty P2P Lending không những kết nối mà còn được ủy thác vốn và cho vay có giới hạn.

Về mặt lý thuyết, P2P Lending sẽ góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo ra kênh tiếp cận nguồn vốn, cách thức cho vay với nền kinh tế, hướng tới đối tượng yếu thế trong xã hội những vẫn tiếp cận được internet; từ đó đóng góp vào công cuộc loại bỏ tình trạng tín dụng đen.

Nhưng trên thực tế, vẫn có một số công ty lấy danh nghĩa hoạt động P2P Lending để lợi dụng sự thiếu hiểu biết, kiến thức của người dân để gian dối, quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn về lợi nhuận cao, để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những người đã đầu tư vào mô hình cho vay này hoặc lừa dối về việc lãi suất vay thấp, điều kiện vay đơn giản để lừa dối người đi vay. 

Bên cạnh đó là sự thiếu minh bạch, rõ ràng, thiếu ràng buộc có tính pháp lý trong một số thỏa thuận giữa các bên tham gia trong mô hình P2P Lending, như giữa công ty P2P Lending và nhà đầu tư, hay với bên thứ ba và khách hàng… Ngoài ra còn chưa có cơ chế để giảm sát, hậu kiểm đối với việc sử dụng và quản lý vốn vay đúng mục đích của khách hàng. Nhiều khả năng có thể dẫn tới tranh chấp, kiện tụng giữa các bên.

Có cùng quan điểm này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho biết, thời gian qua, các công ty P2P Lending hoạt động nhưng không dưới sự kiểm soát, quản lý của cơ quan có thẩm quyền, dẫn tới việc biến tướng trong huy động vốn, cho vay nặng lãi. 

Theo các chuyên gia kinh tế, cần sớm đưa ra một khung pháp lý cụ thể để quản lý các hoạt động này, tránh để tiềm ẩn rủi ro, hệ lụy tiêu cực trên một số phương diện như ổn định tài chính, cạnh tranh công bằng, an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cần sớm đưa ra một khung pháp lý cụ thể để quản lý các hoạt động cho vay ngang hàng. (Ảnh minh họa)
Cần sớm đưa ra một khung pháp lý cụ thể để quản lý các hoạt động cho vay ngang hàng. (Ảnh minh họa)

Vì vậy, sau quá trình lấy ý kiến, dự thảo, Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có cả lĩnh vực cho vay ngang hàng.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước quy định các công ty P2P Lending trong quá trình tham gia cơ chế thử nghiệm không được cung cấp biện pháp đảm bảo tiền vay, dịch vụ môi giới thông tin cho khách hàng vay tiền để đầu tư cổ phiếu hay các hoạt động rủi ro cao khác, hoặc sử dụng trái phép nguồn tiền từ nhà đầu tư.

Nhân sự sáng lập, quản lý điều hành công ty không được vay, cho vay hay là bên bảo đảm hoặc bảo lãnh qua giải pháp tài chính do mình vận hành, tránh để lợi dụng ưu thế là người quản lý để làm thay đổi thông tin qua giải pháp  fintech, thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm của NHNN nêu rõ, nhân sự quản lý, điều hành công ty P2P Lending không được đồng thời là chủ sở hữu, nhân sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ tài chính, tín dụng, kinh doanh đa cấp, cầm đồ, chủ các dây hụi, họ, kinh doanh lĩnh vực liên quan đến trung gian thanh toán, ví điện tử, hoặc đang công tác tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.

Để đăng ký tham gia cơ chế thử nghiệm của NHNN, các công ty fintech phải gửi kế hoạch, phương án và triển khai những biện pháp phòng ngừa, quản lý, xử lý rủi ro, quy định, quy trình về nhận biết, định danh khách hàng và quản lý tài khoản, thanh toán cho các giao dịch thông qua tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian đã được NHNN cấp phép hoạt động.

Tuy nhiên, theo NHNN, kể cả khi áp dụng các chính sách, biện pháp này thì cũng không thể kiểm soát, triệt tiêu hoàn toàn rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm. Vì vậy, trong quá trình này, các tổ chức thử nghiệm phải được theo dõi, giám sát và đánh giá chặt chẽ bởi cơ quan Nhà nước, từ đó kiểm soát mọi rủi ro phát sinh (nếu có), bảo vệ tối đa lợi ích khách hàng, tránh những tác động tiêu cực so với việc triển khai trên quy mô rộng và trong thời gian dài.

Chuyên gia kinh tế - TS. Cấn Văn Lực nhận định, việc cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ P2P Lending giúp hạn chế được tình trạng vay vốn trốn tránh trả nợ - việc khiến công ty P2P và bên cho vay phải dùng các biện pháp tiêu cực trong thời gian qua.

Vị chuyên ra cho rằng, cần bổ sung thêm một số quy định như giới hạn vốn huy động, vốn điều lệ, yêu cầu các công ty P2P Lending lập quỹ dự phòng rủi ro.

Việc cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ P2P Lending giúp hạn chế được tình trạng vay vốn trốn tránh trả nợ. (Ảnh minh họa)
Việc cấp phép thử nghiệm cung cấp dịch vụ P2P Lending giúp hạn chế được tình trạng vay vốn trốn tránh trả nợ. (Ảnh minh họa)

Còn theo ông Nguyễn Trí Hiếu, khi thực hiện cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng, phải chọn lọc kỹ lưỡng, các công ty tham gia lĩnh vực này phải cung cấp thông tin chi tiết cụ thể như địa chỉ, vốn điều lệ… tránh hoạt động như tổ chức tín dụng, lãi suất cao.

Trong bối cảnh chưa hoàn thiện được hành lang pháp lý cụ thể điều chỉnh lĩnh vực P2P Lending, NHNN vẫn luôn khuyến cáo người dân, doanh nghiệp thận trọng và tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tham gia các nền tảng cho vay ngang hàng. NHNN cũng khuyến nghị người dân nên tiếp cận vốn qua kênh tín dụng truyền thống như ngân hàng thương mại để tránh tình trạng lừa đảo, tín dụng đen. Nếu tham gia hình thức P2P Lending, cần tìm hiểu kỹ đơn vị đứng sau. 

Đồng thời, NHNN đã chỉ đạo tổ chức tín dụng lưu ý về những rủi ro trong hoạt động vay ngang hàng; Thận trọng khi ký kết, thực hiện các thỏa thuận hợp tác với các công ty P2P Lending, đảm bảo đúng quy định pháp luật và không làm ảnh hưởng tới hoạt động, uy tín, an toàn của toàn hệ thống ngân hàng./.

Nguyễn Ngọc Huyền
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ba điểm sáng của thị trường bất động sản phía Nam

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

Chiến lược nào hiệu quả với nhà đầu tư chứng khoán trong năm 2024?

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

Động lực từ Fintech

Tin mới cập nhật

Ba điểm sáng của thị trường bất động sản phía Nam

4 giờ trước

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

5 giờ trước

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

7 giờ trước

Chiến lược nào hiệu quả với nhà đầu tư chứng khoán trong năm 2024?

7 giờ trước

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

18 giờ trước