Hoàn thiện pháp luật ngăn chặn "thổi giá", bỏ cọc trong đấu giá đất

Thứ năm, 17/03/2022-10:03
Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường vào chiều 16/3/2022. Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm nhất là đấu giá đất, bỏ cọc, điển hình là ở Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh).

Đấu giá đất có hiện tượng thổi giá, dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 16/3, các đại biểu Quốc hội đã dành nhiều thời gian để chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà xoay quanh vấn đề đấu giá đất, điển hình là trường hợp bỏ cọc ở Thủ Thiêm thời gian qua.

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) nêu vấn đề doanh nghiệp tham gia đấu giá với giá trên trời rồi sau đó bỏ cọc như ở Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh) đã gây nhiễu loạn thị trường, tạo sốt ảo, tạo mặt bằng giá đất mới, gây khó khăn cho xây dựng, phát triển. Giải pháp của Bộ trong vấn đề này là như thế nào? 

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, việc đấu giá đất thời gian qua không chỉ thổi giá mà còn dìm giá, quân xanh quân đỏ rất bức xúc. Đẩy giá làm biến động thị trường, tạo giá ảo và rút ruột tiền ngân hàng nếu tiền đó là đặt cọc. Giá đất bị đẩy lên cao, xa giá trị thật sẽ khiến dẫn tới nhiều hệ lụy.

"Trong nền kinh tế, đất đai là đầu vào mọi dự án đầu tư, nếu bị đẩy giá lên cao thì sẽ không hiệu quả. Đây là điều không mong muốn. Chúng ta mong muốn giá tốt, mang lại hiệu quả xã hội trên đất đai, chứ không phải có đủ đất để bán", ông Hà nói.


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, hiện tượng thổi giá là có thực, rõ ràng. Người dân "gửi" tài sản bằng đất, mà giá đất lên như "ngựa phi" thì họ nghĩ có hiệu quả. Song với nền kinh tế, nếu tiền, tài sản của toàn xã hội đổ vào đất thì không tốt, Vì thế, Nhà nước phải điều tiết giá, chính sách phải kiểm soát được tính khả thi của các dự án.

Tình trạng thổi giá, dìm giá ảnh hưởng nghiêm trọng, làm biến động thị trường, thất thoát tài sản nhà nước, tạo mặt bằng giá đất mới, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế. "Đằng sau việc thổi giá đất còn có nhiều hệ lụy là giá đất đấu giá cao có thể là ảo, nhưng lại dùng để thế chấp vay tiền ngân hàng, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ quốc gia và nhiều vấn đề khác", ông Hà nói.

Nguyên nhân của vấn đề này, theo Bộ trưởng là do giá đất được điều chỉnh bởi nhiều luật, quy định. Do đó, trình tự và thủ tục… còn nhiều bất cập. Ông cho rằng cần phải có quy định về phương thức, trình tự đấu giá với tài sản đất đai chặt chẽ hơn.

Thứ hai, hiện chưa có quy định cụ thể về điều kiện năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp tham gia đấu giá đất. Do đó “cần thiết có chế tài mạnh mẽ hơn, nếu doanh nghiệp sau khi đấu giá rồi bỏ cọc thì phải xử lý, để lần sau họ không tham gia được, như vậy mới đủ sức răn đe", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cần thiết nâng mức xử phạt, cả hành chính, hình sự và kinh tế để có đủ sức răn đe với các hành vi đấu giá cao rồi bỏ cọc như thời gian qua. 

Vụ bỏ cọc Thủ Thiêm đang được điều tra

Tiếp tục liên quan tới vụ đấu giá rồi bỏ cọc ở Thủ Thiêm, các đại biểu nêu câu hỏi có hay không hiện tượng thổi giá để nâng giá trị cổ phiếu, sốt giá hiện nay là ảo hay thật và nếu có vi phạm thì xử lý như thế nào? Về vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết Chính phủ đã giao các cơ quan chức năng điều tra vụ đấu giá đất với giá cao rồi bỏ cọc.

Để tránh “vết xe đổ” Thủ Thiêm, theo ông Hà thì cần có quy định người đấu giá xong phải trả tiền ngay trong 10 ngày, thay vì 90 ngày như trước đây, để cá nhân, tổ chức đấu giá thắng không đủ thời gian trục lợi. Tiền đặt trước, đặt cọc hiện chỉ 5-10%, Bộ cũng sẽ xem xét tăng lên, đơn vị đấu giá phải chứng minh tài chính thông qua thẩm định của cơ quan có trách nhiệm...

Với việc xác định giá khởi điểm, đại biểu Nguyễn Hữu Thông cho rằng còn thấp trong đấu giá đất, dẫn tới trục lợi. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng cần hoàn thiện phương pháp định giá, đấu giá. 


Phiên chất vấn Quốc hội vào ngày 16/3.
Phiên chất vấn Quốc hội vào ngày 16/3.

Cũng liên quan tới vụ Thủ Thiêm, đại biểu Nguyễn Thị Xuân cho rằng việc này có dấu hiệu lũng đoạn thị trường và cần xử lý hình sự để tạo sức răn đe. Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã cho rằng cần xử lý nghiêm hành vi liên quan tới gây lũng đoạn thị trường đất đai. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chính sách đưa ra để thị trường vận hành hiệu quả thì công cụ hành chính, kể cả hình sự lại chưa hợp lý, song trong vụ bỏ cọc đấu giá đất Thủ Thiêm cần điều tra, nếu có hành vi rõ mới có thể hình sự hóa.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nêu quan điểm cơ quan chức năng cần siết lại các quy định về đấu giá đất. Điều này để đảm bảo đấu giá chặt chẽ hơn. Bộ trưởng Phớc đưa ra quan điểm cần xác định năng lực của nhà đầu tư, tăng tiền cọc hoặc để tránh bỏ cọc, cần gửi tiền cọc ở tài khoản của Hội đồng đấu giá. Các cam kết thực hiện sau khi đấu giá cũng cần chặt chẽ hơn để tránh tình trạng “om” đất sau khi đấu giá thành công, dẫn tới lãng phí tài nguyên đất đai. 

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng cần sửa đổi giá khởi điểm trong đấu giá đất. Theo ông Phớc, hiện có 5 phương pháp để xác định giá đất. Nhưng hiện nay dự án đầu tư mới chỉ sử dụng 3 phương án. Do đó dẫn tới không chính xác, nhất quán trong xác định giá đất. Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay, nhà đầu tư nhận đất xong thì nhà nước mới thu tiền. Nhưng từ đó lại dẫn tới lỗ hổng “nhận đất nhưng không nộp tiền’ gây thất thoát. Do đó, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, cần phải bịt lỗ hổng này. 

Với vấn đề tiền đặt cọc trong đấu giá đất, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết, hiện tại các nước trên thế giới đang áp dụng mức 5-25%. Hiện cũng có nước nào áp dụng quy định cụ thể về giá khởi điểm và giá thành. Đối với Việt Nam, hiện đấu giá đất được quy định bởi nhiều luật, nghị định… nếu có vi phạm thì có thể xử lý dân sự, hình sự, hành chính. Dẫn ví dụ về trường hợp ở Thủ Thiêm, Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng nếu phát hiện vi phạm thì cần phải xử lý và qua đây cũng cần thiết rà soát trình tự, thủ tục đấu giá nhằm đảm bảo chặt chẽ hơn trong các hoạt động đấu giá đất về sau. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

6 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

15 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

15 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

15 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

16 giờ trước