Giá xăng dầu tác động mạnh tới chỉ số CPI tháng 6 

Thứ năm, 30/06/2022-23:06
Theo số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 tăng 0,69% so với tháng 5, mức tăng này được ghi nhận là cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2022. 

CPI tháng 6 tăng 

Theo tuoitre.vn, ngày 29/6, Tổng cục Thống kê đã công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II/2022 và 6 tháng đầu năm 2022, theo đó, CPI tháng 6/2022 tăng 3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Nhóm giao thông có mức tăng cao nhất với 3,62% (làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu theo giá nhiên liệu thế giới vào ngày 01/6/2022, 13/6/2022 và 21/6/2022 làm cho giá xăng tăng 8,23%; giá dầu diezen tăng 8,5%.


Trong 6 tháng đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh 16 đợt. Bình quân 6 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh 16 đợt. Bình quân 6 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước.

Giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 4,98% so với tháng 5/2022 do giá nhiên liệu tăng. Theo đó, giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 13,38%; bằng đường bộ tăng 3,02%; taxi tăng 2,91%; đường sắt tăng 2,67%; xe buýt tăng 1,69%.

Do thiếu nguồn cung linh kiện bán dẫn vì Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid” khiến các nhà máy sản xuất cầm chừng hoặc đóng cửa khiến giá xe ô tô mới, giá xe máy mới tăng lần lượt 0,62% và 0,86%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,8%, tác động CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,52% chủ yếu do giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 2,11%; du lịch ngoài nước tăng 1,29% và khách sạn, nhà khách tăng 0,63% do nhu cầu du lịch nội địa tăng cao vào mùa hè.

Giá thiết bị văn hóa trong tháng tăng 0,05% so với tháng trước; giá dịch vụ thể thao tăng 1,52%, thiết bị dụng cụ thể thao tăng 0,29% do nhu cầu tăng trong dịp hè.


Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 6, quý II và 6 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (%). Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 6, quý II và 6 tháng các năm giai đoạn 2018-2022 (%). Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 6/2022 tăng 0,16% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,09% (Gạo tẻ ngon tăng 0,11%; gạo tẻ thường tăng 0,08%). Nguyên nhân là do nguồn cung gạo trong nước dồi dào do các địa phương đã và đang thu hoạch lúa. Giá gạo tăng theo giá gạo xuất khẩu và giá vật tư phân bón, nguyên liệu đầu vào sản xuất ở mức cao.

Ngoài ra, nhóm chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 6/2022 tăng 0,35% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong mùa hè, đồng thời giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng.

Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tháng 6/2022 tăng 0,17% so với tháng trước do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí vận chuyển và nhu cầu mua sắm vào mùa hè tăng.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ rõ, hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Thứ nhất là nhóm giáo dục tháng 6/2022 giảm 2,13% so với cùng kỳ năm trước do từ học kỳ I năm học 2021-2022, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn, giảm học phí trong đại dịch. Thứ hai là nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,5% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm.

CPI quý II/2022 tăng 2,96%

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, CPI bình quân quý II/2022 tăng 2,96% so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%.

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê chỉ ra rằng, trong 6 tháng đầu năm 2022, ảnh hưởng từ các nhân tố kinh tế, chính trị khiến thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động. Nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi do kiểm soát được dịch bệnh do đó nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, nguồn cung lại đứt gãy khiến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng mạnh. 

Các yếu tố khiến CPI trong quý II/2022 tăng được bà Nguyễn Thị Hương nêu ra như giá xăng dầu, nguyên liệu tăng. Cụ thể, bình quân quý II/2022, giá xăng dầu trong nước tăng 54,92% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,98 điểm phần trăm. Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, bình quân quý II/2022 giá gas tăng 30,99% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,45 điểm phần trăm.


Trong quý II/2022, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu.
Trong quý II/2022, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu.

Giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất giá xi măng, sắt, thép, cát tăng tăng cao khiến giá các loại vật liệu bảo dưỡng nhà ở trong quý II/2022 tăng 7,81% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm. 

Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, quý II tăng 1,07% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm.

Ngoài ra trong quý II/2022, giá thịt lợn bình quân giảm 18,65% so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do dịch tả lợn châu Phi đã được kiểm soát, nguồn cung thịt đã được đảm bảo, khiến CPI giảm 0,63 điểm phần trăm. 

Giá dịch vụ giáo dục trong quý II cũng giảm 2,86%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021 - 2022. Việc giá dịch vụ giáo dục giảm làm CPI giảm 0,16 điểm phần trăm. 

Cũng do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều hộ gia đình thực hiện giảm giá nhà nhằm hỗ trợ người thuê nhà. Điều này khiến giá thuê nhà trong quý II năm nay giảm 12,33% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,06 điểm phần trăm. 

6 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 1,25%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 6/2022 lạm phát cơ bản tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,98% so với cùng kỳ năm 2021. Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm trước. 

Việc lạm phát cơ bản thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,44%) đã phản ánh, biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Trong khi đó, chỉ số giá USD tháng 6/2022 tăng 0,72% so với tháng trước và tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân 6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,2%. Chỉ số giá vàng tháng 6/2022 giảm 1,14% so với tháng trước; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021. Bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,63%.


Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm trước. 
Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm trước. 

Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh: Đến nay, mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn”. Trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine vẫn diễn biến phức tạp làm gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ khiến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới tiếp tục tăng mạnh. Đặc biệt là giá của mặt hàng xăng dầu tăng sẽ tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và người dân. 

Trong những tháng còn lại của năm 2022, các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng sẽ khiến nền kinh tế trong nước phục hồi nhanh hơn và mạnh hơn. Từ đó nhu cầu tiêu dùng hàng và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao.  

“Chính vì vậy, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt nhằm bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra”, Tổng cục trưởng nhấn mạnh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

7 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

7 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

8 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

8 giờ trước

Các công ty chứng khoán gia tăng sức nóng "cuộc đua" tăng vốn

8 giờ trước