Gia đình GenZ mỗi tháng tiết kiệm 50 triệu đồng cùng 2 chỉ vàng: Luôn đề cao việc chi tiêu hợp lý

Thứ năm, 18/04/2024-06:04
Với gia đình nữ GenZ này, việc tiết kiệm không phải là chắt bóp hay chi tiêu dè sẻn mà là quá trình tích tiểu thành đại, để sau này họ có thể đứng tên những tài sản lớn hơn.

Được biết, Minh Nguyệt (SN 1997) hiện đang là một sale manager của một công ty kinh doanh khóa học tại Hà Nội. Thời còn độc thân, việc chi tiêu lỡ tay mỗi tháng cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến Minh Nguyệt. Nhưng sau khi có gia đình, mọi chuyện với cô nàng GenZ này đã thay đổi.

Sau nhiều năm 2 vợ chồng chật vật với việc quản lý chi tiêu, cứ làm ra đồng nào là tiêu hết đồng đó, cuối cùng cặp đôi đã thống nhất về việc sống tối giản, hạn chế chi tiêu cũng như gia tăng nguồn thu.

Hiện tại, gia đình Minh Nguyệt có 3 người, gồm 2 vợ chồng cùng một bé trai 4 tuổi. Dù tổng thu nhập của 2 vợ chồng lên đến 90-100 triệu đồng/tháng, gia đình Minh Nguyệt vẫn luôn đề cao việc chi tiêu hợp lý. Với gia đình nữ GenZ này, việc tiết kiệm không phải là chắt bóp hay chi tiêu dè sẻn mà là quá trình tích tiểu thành đại, để sau này họ có thể đứng tên những tài sản lớn hơn.

Dù tổng thu nhập của 2 vợ chồng lên đến 90-100 triệu đồng/tháng, gia đình Minh Nguyệt vẫn luôn đề cao việc chi tiêu hợp lý. (Ảnh minh họa)
Dù tổng thu nhập của 2 vợ chồng lên đến 90-100 triệu đồng/tháng, gia đình Minh Nguyệt vẫn luôn đề cao việc chi tiêu hợp lý. (Ảnh minh họa)

Vợ chồng GenZ chia sẻ nguyên tắc tài chính cụ thể

Với mức lương 90-100 triệu đồng/tháng, gia đình Minh Nguyệt chi tiêu ra sao?

Tháng nào cũng thế, vợ chồng Minh Nguyệt sẽ trích riêng ra 50 triệu đồng cho vào tài khoản tiết kiệm, đồng thời dành thêm một khoản khác để mua 1-2 chỉ vàng tích trữ. Riêng đối với quỹ tiết kiệm, vợ chồng GenZ này đang dùng số tiền này để đầu tư vào đất, hiện chưa có ý định tham gia chứng khoán hay các loại tài sản khác. 

Số tiền còn lại, Minh Nguyệt sẽ "cân đo đong đếm" cho các loại chi phí sinh hoạt. Cụ thể, những khoản chi tiêu của gia đình cô sẽ được phân bổ như sau: 

- Chi phí dịch vụ ở chung cư cùng phí gửi xe cộ và điện nước: 5 triệu đồng. 

- Tiền thuê giúp việc tới dọn nhà 1 lần/tuần, tiền thuốc men dành cho gia đình: 5 triệu đồng. 

- Các khoản chi tiêu còn lại (chi tiêu ăn uống hàng ngày, tiền học phí của con, biếu gia đình 2 bên và mua sắm đồ đạc cho gia đình): 20 triệu đồng.

Đã từng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát tài chính, đây chính là cách để vợ chồng Minh Nguyệt có thể khắc phục được những thiếu sót trong việc quản lý chi tiêu. Đầu tiên, vợ chồng trẻ sẽ lập một bảng chi tiết về các khoản chi tiêu hàng tháng trong 1 năm qua. Nhờ bảng này, cặp đôi có thể chia khoản chi tiêu thành 2 phần. 

Phần thứ nhất là khoản bắt buộc cần phải trả mỗi tháng như tiền nhà, tiền xăng xe, điện thoại, tiền học của con, tiền biếu ông bà hai bên… Khoản chi tiêu này vợ chồng cô không thể tự quyết định được, bởi chúng gần như cố định, ít biến động theo tháng. Thứ hai là khoản chi tiêu có thể thay đổi, đó là tiền ăn uống ở nhà, tiền ăn nhà hàng, tiền cưới xin, đám giỗ… 

Phần thứ nhất là khoản bắt buộc cần phải trả mỗi tháng như tiền nhà, tiền xăng xe, điện thoại, tiền học của con, tiền biếu ông bà hai bên… (Ảnh minh họa)
Phần thứ nhất là khoản bắt buộc cần phải trả mỗi tháng như tiền nhà, tiền xăng xe, điện thoại, tiền học của con, tiền biếu ông bà hai bên… (Ảnh minh họa)

Còn về thu nhập, Minh Nguyệt cũng chia làm 2 loại, thứ nhất là thu nhập chủ động (lương đi làm) và thứ hai là thu nhập bị động (tiền lời từ bất động sản hoặc vàng). Cô nàng muốn tách riêng biệt tiền kiếm được từ công việc văn phòng cùng với tiền đầu tư. Với Minh Nguyệt, việc đầu tư vô cùng quan trọng, bởi chúng khiến tiến của mọi người có thể sinh sôi nảy nở. Vì thế, không nên để tiền nguyên một chỗ mà không có bất kỳ kế hoạch nào cả. 

Luôn có quỹ dự phòng, quỹ tiết kiệm dành cho tương lai

Sau khi đã có kế hoạch cụ thể về những khoản chi tiêu trong gia đình, vợ chồng GenZ tiếp tục xây dựng 2 quỹ riêng. Trước đó, cặp đôi từng tìm hiểu kỹ càng về quản lý tài chính và nhận ra rằng, quỹ tiết kiệm và quỹ dự phòng sẽ rất hữu ích khi gia đình bất ngờ gặp biến cố, cần dùng tiền gấp nhưng không biết phải xoay xở ở đâu.  

Đối với quỹ dự phòng, vợ chồng Minh Nguyệt tích lũy để dùng cho những trường hợp không thể nào lường trước được như bệnh tật, thất nghiệp hoặc tai nạn bất ngờ… Quỹ này hiện đang được gia đình xây dựng bằng tiền thưởng hàng tháng của 2 vợ chồng cộng với tiền lãi bán vàng.

Các chuyên gia tài chính cũng khuyên rằng, quỹ dự phòng thông thường sẽ phải bằng 3-6 tháng phí sinh hoạt. Tính đến thời điểm hiện tại, vợ chồng Minh Nguyệt đã tích lũy được 100 triệu đồng, tương đương hơn 3 tháng sinh hoạt nếu lấy mốc chi tiêu hàng tháng là 30 triệu đồng.

Thực tế, quỹ dự phòng tương đương 3-6 tháng chi phí sinh hoạt sẽ không ảnh hưởng đến những mục tiêu tài chính khác, đồng thời còn giúp gia đình đảm bảo sẽ không bị khó khăn, hụt hẫng trước những tình huống khẩn cấp.

Các chuyên gia tài chính cũng khuyên rằng, quỹ dự phòng thông thường sẽ phải bằng 3-6 tháng phí sinh hoạt. (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia tài chính cũng khuyên rằng, quỹ dự phòng thông thường sẽ phải bằng 3-6 tháng phí sinh hoạt. (Ảnh minh họa)

Đối với quỹ tiết kiệm hàng tháng, vợ chồng Minh Nguyệt trích 50 triệu đồng cho quỹ này. Trong quỹ này, GenZ tiếp tục chia nhỏ thành 2 phần, một phần tương đương 20% thu nhập để làm quỹ tiết kiệm dự phòng, tiền còn lại để đầu tư vào đất.  

Để có được quỹ tiết kiệm này, GenZ cho rằng điều quan trọng nhất là bạn cần kiềm chế ham muốn, tránh việc chi tiền quá tay rồi "phạm" vào tài khoản tiết kiệm. Vợ chồng Minh Nguyệt còn chọn chế độ tự động chuyển tiền sang tài khoản tiết kiệm vào ngày nhận lương hàng tháng, không phải đợi cuối tháng tiêu còn bao nhiêu mới giữ lại. 

Vợ chồng Minh Nguyệt cho rằng, cốt lõi của việc tích lũy tiền bạc chính là tiết kiệm. Chỉ khi đã 50% thu nhập vào khoản tiết kiệm, hai vợ chồng mới tính đến những mức tiêu dùng khác, đồng thời tính toán hợp lý cho từng khoản chi. Nếu dùng tiền để mua sự thoải mái, dù dùng lương 200 triệu đồng hay 500 triệu đồng cũng không đủ với những người tiêu hoang phí./.

Nguyễn Thị Thùy
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

Động lực từ Fintech

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

Thị trường IPO London phục hồi chậm do đâu?

Động lực phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng đến từ đâu?

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

Tin mới cập nhật

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

1 giờ trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

1 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

1 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

11 giờ trước

Động lực từ Fintech

11 giờ trước