Đường sắt đô thị là gì? Quy định về đường sắt đô thị

Thứ hai, 18/04/2022-00:04
Đường sắt đô thị là đường sắt được xây dựng tại các thành phố, đô thị để phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày của người dân tại thành phố hoặc vùng phụ cận. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết sau đây.

Đường sắt đô thị là gì?


Đường sắt đô thị là gì?
Đường sắt đô thị là gì?

Đường sắt đô thị trong tiếng Anh tạm dịch là Urban Railway.

Theo Thông tư Số: 05/2011/TT-BGTVT định nghĩa đường sắt đô thị như sau:

“Đường sắt đô thị là đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố, vùng phụ cận.”

Các loại hình đường sắt đô thị

Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt đất, đường tàu điện trên cao,  đường xe điện bánh sắt và đường sắt một ray tự động dẫn hướng.

Việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các loại hình đường sắt đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Ý nghĩa của đường sắt đô thị

Hiện nay, tại các thành phố lớn, các đô thị mật độ dân số tập trung đông đúc, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng cao, kéo theo đó tình trạng ùn tắc giao thông, khói bụi và ô nhiễm môi trường tại đây. Để giải quyết và khắc phục những vấn đề đó, thì đường sắt đô thị là một trong những giải pháp để người dân sử dụng dịch vụ vận tải công cộng, hạn chế việc sử dụng các phương tiện cá nhân. Qua đó không những việc đi lại hàng ngày của người dân được cải thiện, nhanh chóng, thuận tiện mà vấn đề về môi trường hay ùn tắc giao thông cũng được giải quyết.

Sự ra có mặt của đường sắt đô thị còn làm thay đổi bộ mặt của thành phố, đây cũng được coi là giải pháp giao thông hiện đại. 

Vai trò của đường sắt đô thị

Đường sắt đô thị được xem như giải pháp sống còn cho giao thông nội đô tại các đại đô thị có mật độ dân cư cao và bán kính lên tới 30 km. 

Sự xuất hiện của các ga đường sắt đô thị trong các thành phố, đô thị tạo ra những tác động khác nhau lên khu vực xung quanh ga. Mô hình phát triển gắn kết giữa không gian đô thị cũ và ga đường sắt đô thị mới sẽ mang lại lợi ích cho việc khai thác hành khách, tăng số chuyến và từ đó đem lại lợi ích cho việc phát triển đô thị.

Tại Việt Nam, việc hình thành, phát triển đường sắt đô thị sẽ tạo ra cơ hội để định dạng và tái cấu trúc các khu vực ở trong đô thị, đáp ứng các nhu cầu dân sinh và nhu cầu phát triển đô thị tương lai, thậm chí thay đổi toàn diện về hình thái cũng như cấu trúc đô thị. 

Cơ quan quản lý đường sắt đô thị 

Tại Điều 73 Luật Đường sắt có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc đầu tư, xây dựng và quản lý đường sắt đô thị như sau:

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác đường sắt đô thị trên địa bàn quản lý.

UBND cấp tỉnh sẽ quyết định áp dụng tiêu chuẩn cho đường sắt đô thị.

Tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng của đường sắt đô thị.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách hỗ trợ giá vận tải đường sắt đô thị theo quy định pháp luật.

Quy định của pháp luật Việt Nam về đường sắt đô thị

Tại Luật Đường sắt 2017 đã quy định về chính sách phát triển cũng như các yêu cầu về kết cấu hạ tầng hay quy định về an toàn đường sắt đô thị… Cùng tìm hiểu các quy định của nhà nước về đường sắt đô thị.

Yêu cầu chung đối với đường sắt đô thị

- Phát triển đường sắt đô thị cần phải phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương và tạo động lực cho quá trình phát triển của đô thị.

- Kết nối hiệu quả với các phương thức vận tải khác trong đô thị để chuyên chở hành khách. Công trình đường sắt đô thị cần phải được đấu nối không gian và đấu nối kỹ thuật với những công trình lân cận, nhằm đáp ứng tính đồng bộ theo quy hoạch đô thị.

- Công trình, phương tiện và thiết bị đường sắt đô thị cần đáp ứng yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, bảo đảm đồng bộ, an toàn, quốc phòng & an ninh, phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, cảnh quan đô thị và đồng thời bảo vệ môi trường.

- Hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Không được trồng cây hoặc xây dựng công trình trái phép trong phạm vi hành lang;

+ Phải được cách ly để tránh các hành vi xâm nhập trái phép;

+ Đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác phòng chống, cháy, nổ, cứu hộ và cứu nạn.

- Phải bảo đảm thuận tiện cho hành khách và đảm bảo tiếp cận sử dụng cho người khuyết tật theo quy định pháp luật.


Nhà ga đường sắt đô thị tại Hà Nội
Nhà ga đường sắt đô thị tại Hà Nội

Chính sách phát triển đường sắt đô thị

- Bao gồm Các Chính sách của Nhà nước về phát triển đường sắt, cụ thể:

+ Ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị để đảm bảo giao thông vận tải đường sắt đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải trên cả nước.

+ Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư và kinh doanh đường sắt.

+ Dành quỹ đất theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc công trình công nghiệp đường sắt.

+ Khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, cũng như đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đường sắt hiện đại.

+ Ưu tiên việc phân bổ ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm với tỉ lệ thích đáng để bảo đảm việc phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy hoạch.

Hằng năm, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách của nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt.

- Nhà nước huy động các nguồn lực để phát triển đường sắt đô thị thành một trong các loại hình giao thông chủ yếu ở các đô thị lớn.

- Nhà nước hỗ trợ cho việc kinh doanh đường sắt đô thị.

Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị

Tại Điều 75 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:

“1. Kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phải bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ tương ứng với loại hình đường sắt đô thị được đầu tư.

2. Hệ thống cung cấp điện sức kéo phải được điều khiển, giám sát tập trung, ổn định và có khả năng dự phòng để không làm gián đoạn chạy tàu.

3. Hệ thống quản lý điều hành chạy tàu phải theo phương thức tập trung.

4. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng phải rõ ràng, dễ hiểu bằng tiếng Việt và tiếng Anh.”

Quy định về Hệ thống kiểm soát vé đường sắt đô thị

- Hệ thống kiểm soát vé được sử dụng công nghệ hiện đại, đồng nhất và có khả năng kết nối với hệ thống kiểm soát vé của những loại hình giao thông khác.

- Thiết bị của hệ thống kiểm soát vé cần phải bảo đảm ngăn ngừa, hạn chế hành động phá hoại và truy cập trái phép.

- Hệ thống kiểm soát vé cần bảo đảm dễ tiếp cận và sử dụng, an toàn cho hành khách cũng như nhân viên đường sắt.

Quy định về Quản lý an toàn đường sắt đô thị

Đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp trước khi đưa vào khai thác cần phải được đánh giá và chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định và cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị.

Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị cần phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn và đồng thời được cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ quy định việc thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị và  cấp Giấy chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị, cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị.

Lời kết

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về “Đường sắt đô thị” đến quý bạn đọc.

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

3 giờ trước

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

5 giờ trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

6 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

6 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

15 giờ trước