Du lịch hồi phục, thị trường khách sạn Việt Nam gia tăng áp lực cạnh tranh về giá

Thứ hai, 09/05/2022-09:05
Chuyên gia Savills dự báo các dự án khách sạn mang thương hiệu quốc tế phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam trong tương lai có thể khiến cho áp lực cạnh tranh về giá gia tăng ở một số điểm đến.

Theo nhận định của các chuyên gia Savills Việt Nam, hiện nay công suất hoạt động phòng khách sạn vẫn chưa đạt một nửa so với công suất cùng kỳ của năm 2019. Tuy nhiên, do dịch bệnh đã phần nào được kiểm soát, các lệnh hạn chế đi lại được nới lỏng và du lịch quốc tế mở cửa đã giúp cho nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các địa điểm du lịch cải thiện hoạt động kinh doanh.

Khách sạn, resort và các homestay tại điểm du lịch nghỉ dưỡng đang trong quá trình phục hồi sau thời gian dài điêu đứng vì dịch Covid, tuy nhiên chưa thực sự ổn định, đặc biệt là tại những địa phương phụ thuộc nhiều vào khách du lịch quốc tế như Phú Quốc, Đà Nẵng và Nha Trang.

Tính đến thời điểm cuối tháng 3/2022, công suất đặt phòng khách sạn ở thị trường Việt Nam vẫn chỉ đạt dưới mức 20%, ngoài ra giá phòng bình quân vẫn thấp hơn gần 20% so với thời điểm năm 2019.

Bất động sản khách sạn sẽ là tâm điểm trong bối cảnh lạm phát tăng cao

Thời gian này, giới đầu tư đang có xu hướng đưa dòng tiền vào lĩnh vực khách sạn để phòng ngừa lạm phát. Bởi, bất động sản khách sạn đang được kỳ vọng tăng trưởng rất lớn vì đây sẽ là phân khúc đón đầu xu phát triển của ngành du lịch. 

Shophouse nghỉ dưỡng đắt khách, condotel tiếp tục trì trệ

Cùng với sự hồi sinh mạnh mẽ của du lịch, các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng như biệt thự và shophouse ghi nhận mức tiêu thụ tốt tại thị trường các tỉnh miền Trung trong quý I vừa qua. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lại không mấy “mặn mà” với thị trường condotel.

Được "cởi trói", nhà đầu tư có condotel có nên chờ sóng tăng?

Gần 2 năm qua, dưới áp lực lãi vay cùng những vướng mắc về pháp lý khiến cho nhiều nhà đầu tư Condotel như "ngồi trên đống lửa". Tuy nhiên, với sự phục hồi của du lịch, đặc biệt là cơ hội được cấp sổ đỏ lâu dài, đang mở ra cánh cửa "hồi sinh" cho loại hình từng một thời "làm mưa làm gió" này.

Mở cửa du lịch nhưng thị trường condotel vẫn ảm đạm, giá bán tăng

Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid – 19, từ cuối năm 2021 đến nay, một số loại hình bất động sản nghỉ dưỡng đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục nhờ các chính sách mở cửa du lịch và kích cầu đầu tư. Tuy nhiên, condotel là phân khúc duy nhất chưa rõ tín hiệu hồi phục khi nguồn cung và lượng tiêu thụ vẫn còn ở mức thấp.

Nhà đầu tư ngưng cắt lỗ, thị trường condotel "bừng tỉnh" nhờ du lịch phục hồi

Theo giới chuyên gia, giữa thời điểm sóng condotel bắt đầu tăng trở lại, để đảm bảo an toàn trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên hướng vào những địa phương có lượng khách du lịch dồi dào như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc,...

Lối thoát nào cho loại hình Condotel 

Hậu Covid - 19, nền kinh tế trong nước bắt đầu có những tiến triển rất tốt. Tuy nhiên, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thể tăng trưởng mạnh vì bị “vướng chân” bởi các vấn đề pháp lý. Nhà nước cũng đã nỗ lực để điều chỉnh các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư nhưng hệ thống pháp luật vẫn chưa được đồng nhất. 

Thị trường khách sạn đối diện áp lực cạnh tranh về giá 
Thị trường khách sạn đối diện áp lực cạnh tranh về giá 

Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, các quốc gia Đông Nam Á là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn, rất được ưa chuộng trên thế giới. Trong đó, Việt Nam nổi lên như một đất nước có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng cả về thị trường du lịch nội địa và du lịch quốc tế với 4 năm liên tiếp ghi nhận tốc độ tăng trưởng đạt mức hai con số (số liệu tính tới năm 2019).

Những biện pháp giãn cách xã hội, giới hạn đi lại và đóng cửa biên giới, hạn chế khách quốc tế đã giáng những đòn mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels APAC, nhận định: “ Kể từ đầu năm 2022, nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng đã bắt đầu hồi phục trở lại, bao gồm cả hoạt động du lịch quốc tế. Hiện nay, Việt Nam là một trong các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có ít rào cản nhất đối với thị trường khách du lịch quốc tế.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong việc đón đầu sự phục hồi du lịch từ nhóm khách hàng châu Á sau một khoảng thời gian buộc phải tạm ngừng thực hiện các chuyến đi du lịch. Các khách sạn tại các thành phố lớn cũng ghi nhận số lượng khách quốc tế tăng trưởng mạnh trong vài tuần vừa qua. 

Tuy nhiên giá phòng cũng như công suất của các khách sạn vẫn thấp hơn nhiều so với thời điểm trước khi xuất hiện đại dịch và so với một vài điểm đến du lịch khác trong khu vực, nhưng nhìn chung 2 chỉ số này đã cải thiện hơn rất nhiều.

Sự sụt giảm nguồn cầu là một trong những rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của ngành du lịch. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến tốc độ tăng trưởng nguồn cung quá nhanh ở một số địa điểm tham quan, du lịch trong nước. 

Dự kiến số lượng dự án thương hiệu khách sạn của các nhà điều hành uy tín quốc tế và khu vực có thể sẽ tăng gấp đôi trong thời gian 3 năm tới, từ 127 dự án lên tới 261 dự án vào năm 2025. Điều này có thể dẫn đến gia tăng áp lực cạnh tranh về giá ở một số địa điểm cũng như sự cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành khách sạn trên cả nước.

Mô hình căn hộ nghỉ dưỡng condotel vẫn sẽ là một sản phẩm hứa hẹn của phân khúc bất động sản du lịch, chiếm một thị phần không nhỏ của ngành du lịch trong nước. Theo báo cáo thống kê của Savills Hotels, nguồn cung condotel trên thị trường đã giảm mạnh chỉ còn 4.000 căn vào năm 2021 (so với con số 16.000 căn vào năm 2019).

Trong năm 2022, thị trường căn hộ condotel dự kiến sẽ chào đón hơn 8.000 sản phẩm mở bán, trong đó có gần 50% nguồn cung mang thương hiệu khách sạn quốc tế và khu vực.

Trong bối cảnh hiện tại, khách hàng sẽ không chỉ đơn thuần xem xét giá bán và tiềm năng tăng trưởng, mà còn yêu cầu các sản phẩm condotel phải được hoạch định bài bản, cẩn trọng với cấu trúc quản lý minh bạch, rõ ràng. Việc song hành cùng với thương hiệu uy tín có thể sẽ mang lại giá trị cộng hưởng cho dự án khi các chủ đầu tư có thể nhận được rất nhiều lợi ích từ danh tiếng, chuyên môn và uy tín của thương hiệu trong quá trình phát triển và tiếp cận thị trường.

Theo: Vietnambiz
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

Lợi nhuận của Thế Giới Di Động (MWG) quý I/2024 hồi phục nhưng số lượng nhân viên giảm mạnh

Diễn biến thị trường chứng khoán sau kỳ nghỉ lễ dài ngày

Gen Z không tiêu xài hoang phí, biết cách "siết chặt hầu bao" tiết kiệm đến 6-7 triệu/tháng

Thị trường nhà đất khởi sắc

Tăng trưởng kỷ lục về doanh thu, nhóm cổ phiếu bán lẻ đứng trước cơ hội lớn

Yếu tố nào giúp startup Việt đón nguồn vốn hàng tỷ USD từ các “ông lớn” công nghệ?

Tin mới cập nhật

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

12 giờ trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

13 giờ trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

13 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

14 giờ trước

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

16 giờ trước