Đề xuất bảo hiểm rủi ro cho người mua nhà hình thành trong tương lai 

Thứ năm, 10/03/2022-09:03
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản Góp ý Dự thảo Luật Kinh doanh Bảo hiểm (sửa đổi). Đáng chú ý là kiến nghị bổ sung quy định bảo hiểm rủi ro cho người mua nhà thông qua nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đề nghị Quốc hội xem xét bổ sung quy định về "bảo hiểm nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà, công trình xây dựng theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng" đối với các giao dịch kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai.

Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã có những quy định về việc bảo lãnh ngân hàng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của khách hàng khi mua bất động sản (gồm nhà, công trình xây dựng) hình thành trong tương lai. Cụ thể tại khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã quy định "chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng".


Mua nhà hình thành trong tương lai thường được gọi là mua nhà trên giấy.
Mua nhà hình thành trong tương lai thường được gọi là mua nhà trên giấy.

Theo đánh giá của HoREA, trong thực tế nhiều năm qua việc bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư dự án bất động sản với khách hàng vẫn chưa đạt hiệu quả. Quyền lợi của người mua nhà hình thành trong tương lai chưa được đảm bảo. 

Bởi khách hàng thường là "bên yếu thế", đặc biệt các khách hàng là người tiêu dùng mua nhà để ở, hoặc là nhà đầu tư bất động sản nhỏ so với “bên có lợi thế” là chủ đầu tư dự án bất động sản lớn.

Tuy nhiên ông Lê Hoàng Châu cho rằng nếu Khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 chỉ quy định một biện pháp "bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng" thì đúng nhưng chưa đủ. Do đó, việc bổ sung thêm biện pháp "bảo hiểm rủi ro" là rất cần thiết.

Chủ tịch HoREA đã đề nghị sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 1 Điều 9 Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) theo hướng: "Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng, hoặc bán, cho thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng".

Ông Châu cũng cho rằng cần xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 292 Bộ Luật Dân sự 2015 theo hướng công nhận "bảo hiểm rủi ro" là một trong các “biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ".


Trong thời gian qua có không ít các tranh chấp liên quan đến các dự án bất động sản hình thành trong tương lai. Ảnh minh họa.
Trong thời gian qua có không ít các tranh chấp liên quan đến các dự án bất động sản hình thành trong tương lai. Ảnh minh họa.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng cần xem xét sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 theo hướng: "Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng, hoặc thực hiện bảo hiểm bắt buộc khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng".

HoREA cho rằng việc bổ sung thêm biện pháp bảo hiểm rủi ro cho khách hàng mua, thuê mua nhà trong tương lai sẽ tăng thêm hàng rào phòng vệ cho người mua. Các biện pháp bảo hiểm rủi ro này do các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện ngoài hệ thống tổ chức tín dụng, theo phương thức xã hội hóa. Điều này góp phần giúp giảm tải, giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Mua nhà hình thành trong tương lai thường được gọi là mua nhà trên giấy. Đây là hình thức được nhiều người mua nhà lựa chọn. Bên cạnh những lợi ích hấp dẫn, hình thức mua nhà trên giấy này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người mua gặp phải các chủ đầu tư dự án bất động sản không uy tín. Trong thời gian qua có không ít các tranh chấp liên quan đến các dự án bất động sản hình thành trong tương lai. Nhiều người đã lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”, khi tiến độ thi công các dự án kéo dài đến hàng chục năm mà vẫn chưa xong dù đã bỏ ra số tiền không nhỏ. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, thúc đẩy tăng trưởng

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Tin mới cập nhật

Gen Z sẵn sàng chi 40 triệu đồng để cải tạo phòng trọ 2 triệu đồng: Nhà đi thuê nhưng cuộc sống là của mình

46 phút trước

Ninh Bình: Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính

58 phút trước

Sẽ tăng cường truy thu nợ thuế từ livestream, kinh doanh online

1 giờ trước

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản tăng vọt trong 4 tháng đầu năm

1 giờ trước

ADB: Để kích thích tăng trưởng, Việt Nam cần gỡ 4 nút thắt trong giải ngân vốn đầu tư công

1 giờ trước