Công nghệ dẫn đầu Top 4 ngành có tiềm năng tăng trưởng cao nhất năm 2024

Thứ năm, 14/03/2024-11:03
4 ngành được dự báo về tiềm năng tăng trưởng mạnh nhất năm 2024 là: Công nghệ thông tin/viễn thông; Dược phẩm/y tế; Tài chính/ngân hàng; Điện/năng lượng. Theo đó các doanh nghiệp Việt Nam trong những ngành này được kỳ vọng bứt phá.

Đây là năm thứ 14 công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), theo đó ghi nhận và tôn vinh những thành tích xứng đáng của các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt, dựa trên tiêu chí chính là tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu. Đồng thời, những tiêu chí về vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông… đang được sử dụng như những yếu tố bổ trợ giúp xác định quy mô và vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoạt động.


Bảng xếp hạng FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report - Tháng 3/2024 (Nguồn: Vietnam Report)
Bảng xếp hạng FAST500, thực hiện bởi Vietnam Report - Tháng 3/2024 (Nguồn: Vietnam Report)

Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong giai đoạn 2019-2022 ghi nhận CAGR trung bình đạt 25,3%. Trong đó, khu vực tư nhân là 26,6%; Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là 22,4%; Khu vực Nhà nước là 17,7%. 

Theo đó, trong năm 2024, khu vực tư nhân tiếp tục dẫn đầu với mức tăng +1,1% so với giai đoạn trước. Trong khi ở khu vực Nhà nước và FDI lại chưa có nhiều sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng doanh thu kép so với giai đoạn trước. Nếu xét về số lượng doanh nghiệp, tỷ trọng doanh nghiệp thuộc hai khu vực này đang có sự gia tăng lần lượt là +3,6% và +0,4% so với năm trước.

Đáng chú ý, theo khảo sát doanh nghiệp FAST500, ngành công nghệ thông tin đang dẫn đầu về tiềm năng tăng trưởng. Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho biết, ngành công nghệ thông tin đã có 3 năm liên tiếp giữ vị trí số 1 trong các ngành có tiềm năng tăng trưởng. Trong bối cảnh công nghệ đang bùng nổ trên toàn cầu, đã thúc đẩy những kỳ vọng lạc quan về triển vọng của ngành.

Theo Công ty Nghiên cứu và tư vấn công nghệ Gartner, trong năm 2024, dự báo về chi tiêu công nghệ thông tin toàn cầu sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng cao với chi tiêu cho công nghệ điện đám mây và AI, đây là 2 động lực chính để tăng trưởng. Điều này tạo những tín hiệu tích cực mới cho tiềm năng bứt phá của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam, hướng đến sự hợp tác, liên kết, xuất khẩu công nghệ.


Ngành công nghệ thông tin/ viễn thông dẫn đầu trong bảng khảo sát doanh nghiệp tiềm năng FAST500. (Nguồn: Vietnam Report)
Ngành công nghệ thông tin/ viễn thông dẫn đầu trong bảng khảo sát doanh nghiệp tiềm năng FAST500. (Nguồn: Vietnam Report)

Cùng với đó, Việt Nam ngày càng có bước tiến mới trong chuỗi giá trị công nghệ khi các dự án đầu tư nước ngoài đang được khuyến khích chảy vào lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất chip, nhằm tạo một môi trường phát triển thông thoáng cho các doanh nghiệp trong ngành.

Đứng ở vị trí thứ 2 trong Top 4 ngành tiềm năng tăng trưởng mạnh nhất năm 2024 là ngành điện/năng lượng với sự lựa chọn của 50% số lượng doanh nghiệp. Thậm chí con số này vẫn đang gia tăng so với kết quả khảo sát được thực hiện từ năm 2023 là +16,7% và năm 2022 +22,1%.

Năm 2024, nhiều dự báo về sự phục hồi của hoạt động sản xuất và xây dựng sẽ là động được cho tăng trưởng nhu cầu điện năng. Kéo theo là nhu cầu về mảng xây lắp điện cũng tăng tốc với các dự án trọng điểm như đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối. Bên cạnh đó, điện khí LNG với vị thế quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam cũng ghi nhận tiềm năng lớn.

Trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), xác định nguồn nhiệt điện khí tái hóa từ LNG (khí LNG) chiếm tỷ trọng khoảng trên 14,9% trong tổng công suất toàn hệ thống phát điện quốc gia vào năm 2030. Đây cũng là một trong những nguồn giúp đảm bảo cung ứng, ổn định và an toàn hệ thống điện quốc gia.


Nhiều dự báo về sự phục hồi của hoạt động sản xuất và xây dựng sẽ là động được cho tăng trưởng nhu cầu điện năng. (Ảnh minh họa)
Nhiều dự báo về sự phục hồi của hoạt động sản xuất và xây dựng sẽ là động được cho tăng trưởng nhu cầu điện năng. (Ảnh minh họa)

Về tiềm năng của mảng dầu khí, nhu cầu dầu thô trên toàn cầu vẫn đang trong xu hướng tăng trưởng trước rủi ro siết chặt nguồn cung vẫn hiện hữu vì các nước OPEC+ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng, căng thẳng địa chính leo thang tại Trung Đông và cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn kéo dài.

Theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), ước tính từ mức trung bình năm 2022 là 99,4 triệu thùng/ngày, nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu đã tăng gần 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2023, sau đó tiếp tục tăng 1,4 triệu thùng/ngày vào năm nay. Vì vậy, ngành này đang được dự báo tương đối lạc quan, nhất là những công ty thượng nguồn nhờ hoạt động thăm dò và khai thác ngày càng sôi động.

Top 3 thuộc về lĩnh vực dược phẩm/y tế. Việc đảm bảo an ninh dược phẩm hiện nay đang là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực y tế của Việt Nam, chú trọng hơn vào hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cũng như nâng cao năng lực sản xuất trong nước, hướng tới mục tiêu xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư FIE chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, thuốc sinh học giá trị kinh tế cao, sinh phẩm y tế.

Cuối cùng là lĩnh vực tài chính/ngân hàng. Các chuyên gia trong ngành đánh giá, trong năm 2024, tiềm năng tăng trưởng của ngành tài chính/ngân hàng sẽ phục hồi khi môi trường kinh doanh đang được cải thiện thuận tiện hơn. 


Công nghệ số là yếu tố hỗ trợ ngành tài chính/ngân hàng tăng trưởng nhanh chóng. (Ảnh minh họa)
Công nghệ số là yếu tố hỗ trợ ngành tài chính/ngân hàng tăng trưởng nhanh chóng. (Ảnh minh họa)

Những dấu hiệu tích cực ngay từ đầu năm như nguồn vốn FDi chảy mạnh vào thị trường Việt Nam. Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu trong 2 tháng qua ghi nhận mức cao nhất trong 5 năm gần đây, cho thấy thị trường chung đang thực sự phục hồi.

Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

2 động lực lớn giúp “giữ lửa” cho thị trường chứng khoán

Thiệt hại từ lừa đảo trực tuyến lên tới 390.000 tỷ đồng

Giá heo tăng mạnh, các đại gia chăn nuôi hưởng lợi, sẵn sàng cho cuộc đua mới

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

ĐHĐCĐ Vinatex: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng năm 2024, từng đề xuất không chia cổ tức năm 2023

Vé máy bay 0 đồng xuất hiện trở lại

Cơn sốt vàng bao phủ khắp thế giới bất chấp mức giá cao kỷ lục

Bất động sản phía Nam đã nhộn nhịp hơn

Tin mới cập nhật

Thiệt hại từ lừa đảo trực tuyến lên tới 390.000 tỷ đồng

1 giờ trước

2 động lực lớn giúp “giữ lửa” cho thị trường chứng khoán

1 giờ trước

Giá heo tăng mạnh, các đại gia chăn nuôi hưởng lợi, sẵn sàng cho cuộc đua mới

1 giờ trước

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mang về 7,5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Vinatex: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng năm 2024, từng đề xuất không chia cổ tức năm 2023

3 giờ trước