Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 2,2%  

Thứ hai, 29/05/2023-22:05
Số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của tháng 5 đã tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nhìn chung 5 tháng đầu năm IIP vẫn giảm 2%. 

Tăng trưởng thấp so với tháng trước

Theo Vneconomy, số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy, sản xuất công nghiệp trong tháng 5 có dấu hiệu khởi sắc so với tháng trước. 

So với tháng trước, chỉ số IIP tháng 5 tăng 2,2% và tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, so với cùng kỳ năm trước, ngành chế biến, chế tạo giảm 0,5%; ngành khai khoáng giảm 2,9%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,8%.

Tại một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn có chỉ số IIP trong tháng 5 tăng so với tháng trước. Cụ thể, Thái Nguyên tăng 3,3%; Hải Dương tăng 3,1%; Bình Dương tăng 2,6%; Bắc Giang tăng 2,1%; TP Hồ Chí Minh tăng 1,5%; Long An tăng 1,2%; Quảng Ninh tăng 1%; Vĩnh Long tăng 0,7%...


Sản xuất công nghiệp trong tháng 5 có dấu hiệu khởi sắc so với tháng trước. 
Sản xuất công nghiệp trong tháng 5 có dấu hiệu khởi sắc so với tháng trước. 

Mặc dù, chỉ số IIP tăng nhưng với mức tăng thấp vẫn chưa đủ để bù đắp phần sụt giảm trong những tháng đầu năm nay. Do đó, tính chung trong 5 tháng đầu năm 2023, IIP của toàn ngành công nghiệp giảm 2% so với cùng kỳ năm trước, cùng kỳ năm trước 8,1%. 

Những chỉ số này cho thấy, tình hình sản xuất công nghiệp hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu đơn hàng xuất khẩu. Thậm chí, trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, sản xuất công nghiệp của Việt Nam cũng không giảm như hiện nay. Nếu tính từ năm 2019-2023, so với cùng kỳ năm trước, IIP toàn ngành công nghiệp trong 5 tháng đầu năm lần lượt tăng 9,5%; 1,7%; 10%; 8,1%; và giảm 2%.

5 tháng đầu năm 2023 ghi nhận IIP của các ngành chế biến, chế tạo giảm 2,5% (cùng kỳ năm 2022 tăng 8,9%), làm giảm 1,7 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 0,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 3,5%, làm giảm 0,5 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.


Trong 5 tháng đầu năm 2023, IIP của toàn ngành công nghiệp giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, IIP của toàn ngành công nghiệp giảm 2% so với cùng kỳ năm trước.

Một số ngành công nghiệp trọng điểm cấp II có chỉ số sản xuất trong 5 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sản xuất xe có động cơ giảm 10,1%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 8,5%; sản xuất trang phục giảm 8,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 5,9%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ giảm 5,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,6%; sản xuất kim loại giảm 5,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 5,1%.

Ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành công nghiệp tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, khai thác quặng kim loại tăng 13%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 12,7%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 8,6%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải, sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị cùng tăng 8,1%; sản xuất đồ uống tăng 6,5%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 6,3%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,4%.

IIP 5 tháng đầu năm tăng ở 49 địa phương

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, IIP 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương trên cả nước. 
Bắc Giang là địa phương có chỉ số IIP trong 5 tháng đầu năm tăng cao nhất, tăng 15,4%. Thứ hai là Phú Thọ với mức tăng IIP là 15,2%. Tiếp theo lần lượt là Hậu Giang (+13,9%), Thái Bình (+13,2%), Nam Định (+13,2%), Tuyên Quang (+12,6%)…

Ở chiều ngược lại, Quảng Nam là địa phương có chỉ số IIP trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh nhất, giảm 33,2%. IIP giảm mạnh thứ hai là Lai Châu (-26,5%). Tiếp theo lần lượt là các địa phương Hà Giang (-21,4%), Bắc Ninh (-19,0%), Vĩnh Long (-15,3%), Sóc Trăng (-14,8%)...


Tốc độ tăng/giảm IIP 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tại một số địa phương (%). Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Tốc độ tăng/giảm IIP 5 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tại một số địa phương (%). Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2023, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có chỉ số IIP tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, đường kính tăng 31,1%; xăng, dầu tăng 13,5%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 10,6%; phân hỗn hợp NPK tăng 9,2%; thuốc lá điếu tăng 8,6%; ti vi tăng 7%.

Ngược lại, một số sản phẩm IIP giảm so với cùng kỳ năm trước là ô tô (giảm 24%); thép thanh, thép góc (giảm 20,1%); điện thoại di động (giảm 16,4%); vải dệt từ sợi tự nhiên và linh kiện điện thoại cùng giảm 10,1%; quần áo mặc thường giảm 9,8%...

Do tình hình sản xuất công nghiệp gặp khó khăn nên số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/5/2023 tăng 0,8% so với tháng trước nhưng giảm 4,8% so với cùng thời điểm năm trước. 

Lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp nhà nước không có sự thay đổi so với thời điểm tháng trước, tuy nhiên giảm 1,8% so với cùng thời điểm năm trước. Lao động làm việc trong doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,4% và giảm 2,9%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,1% và giảm 5,9%.

Xét theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,4% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,9% và giảm 5,1%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và giảm 1,7%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,1% và giảm 1,3%.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Tin mới cập nhật

Đầu tư bất động sản hay vàng ở thời điểm này?

1 giờ trước

Nỗ lực hạ lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng

1 giờ trước

Cao điểm nắng nóng, giao dịch cổ phiếu điện sôi động

1 giờ trước

Nâng chất dòng vốn FDI từ việc đẩy mạnh phát triển ngành bán dẫn

2 giờ trước

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

9 giờ trước