Cần hành lang pháp lý minh bạch với P2P Lending

Thứ hai, 08/04/2024-09:04
Các chuyên gia nhìn nhận, nếu cho vay ngang hàng (P2P Lending) có hành lang pháp lý minh bạch sẽ giúp mở ra cơ hội mới cho cả người cho vay và người đi vay, qua đó đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường bền vững hơn.

Tối ưu hoá lợi ích

Không thể phủ nhận rằng số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực fintech đang tăng lên qua từng năm. Cùng với việc thanh toán không dùng tiền mặt đang bùng nổ tại Việt Nam thì dự báo tiềm năng của lĩnh vực này còn rất lớn. Theo PwC, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện và Việt Nam có nhiều tiềm năng nhờ các cam kết từ Chính phủ khi hướng tới mục tiêu số tài khoản thanh toán điện tử của người dân đạt mức 80% dân số.

Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện
Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện

Với P2P Lending, nhiều nhận định cho rằng thủ tục đơn giản, thao tác thực hiện trực tuyến mọi lúc mọi nơi, không cần chứng minh tài chính, giải ngân nhanh… đây là những ưu điểm khiến cho loại hình sản phẩm này sẽ thu hút số lượng cá nhân, tổ chức có nhu cầu huy động vốn ngày càng nhiều. Chuyên gia cho rằng, P2P Lending đang mở ra cơ hội mới cho cả người cho vay và người vay. Nền tảng này còn làm phong phú thêm các kênh dẫn vốn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Nếu quản lý hiệu quả đối với hoạt động P2P Lending sẽ tối ưu hóa lợi ích và đảm bảo nguyên tắc công bằng trên thị trường.

Chỉ ra những đóng góp tích cực của P2P Lending, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia nhấn mạnh vai trò trong việc giảm thiểu các hoạt động của tín dụng đen vốn đang là nỗi lo của rất nhiều người. Với nền tảng P2P Lending được kỳ vọng là mang lại giải pháp tài chính minh bạch hơn cho người dân.

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia
TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia

Ở góc độ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, các hoạt động fintech, P2P lending, chuyển tiền xuyên biên giới, Open APIs... đều chưa có quy định pháp lý. Ông Hùng phân tích, đây là hạn chế gây ra những rủi ro về rủi ro bảo mật, rò rỉ dữ liệu, thanh khoản và rủi ro tín dụng… Nói riêng về nền tảng P2P lending, TS. Nguyễn Quốc Hùng nói thêm, hiện lĩnh vực này hoạt động chưa có quy định pháp lý mà đang theo quy định của Bộ luật Dân sự, nếu theo Luật Các tổ chức tín dụng.

Tuy đang có những rủi ro nhất định song các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh cả doanh nghiệp và người dân, nhà đầu tư cần đa dạng nguồn vốn ngoài trông đợi vào vốn tín dụng của ngân hàng thì P2P Lending có ý nghĩa rất lớn đối với tài chính toàn diện.

Theo chuyên gia tài chính ngân hàng - TS. Nguyễn Trí Hiếu, sự xuất hiện của P2P Lending đã bổ sung tốt cho hệ thống ngân hàng và thị trường tín dụng của Việt Nam vốn đang bị quá tải. Đồng thời, giúp cho người dân huy động vốn không phải tìm đến các kênh tín dụng đen, góp phần phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng

Khi nhu cầu của thị trường là rất lớn và những lợi ích của những giải pháp này mang lại thì việc cần nắm bắt và nhanh chóng đưa ra khung pháp lý cụ thể cho hoạt động của các doanh nghiệp fintech, trong đó có P2P Lending là hết sức cần thiết lúc này.

Cơ chế để phát triển bền vững

Ngân hàng Nhà nước mới đây đã công bố Dự thảo quy định về cơ chế thử nghiệm đối với cho vay ngang hàng. Đây được xem là một bước tiến đáng chú ý nhằm thúc đẩy sự phát triển bắt kịp với những thay đổi về công nghệ; đồng thời xác lập một hành lang pháp lý đầy đủ và minh bạch để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính.

Hoàn thiện pháp luật đối với mô hình kinh doanh P2P Lending tại Việt Nam là hết sức cần thiết
Hoàn thiện pháp luật đối với mô hình kinh doanh P2P Lending tại Việt Nam là hết sức cần thiết

Bên cạnh đó, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) hiện vẫn đang được lấy ý kiến. Doanh nghiệp kỳ vọng khi Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được ban hành sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số. Các chuyên gia chung quan điểm về sự cần thiết tạo lập một chính sách chung nhằm thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới, các sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo từ công nghệ. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng cần hỗ trợ và có quan điểm mở để khuyến khích đổi mới sáng tạo ở mọi cấp độ và ngành nghề. Công nghệ ngày càng phát triển và thị trường đang định hình nhiều hơn bởi thế hệ trẻ, do đó, cần thiết kế một hệ thống tài chính quốc gia hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

Ở góc độ doanh nghiệp, nhiều đại diện cho rằng phải tuân thủ chặt chẽ những quy định pháp lý hiện hành để đảm bảo an toàn, minh bạch trong hoạt động. Các quy định pháp lý hiện hành được đề cập đến như Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Phòng chống rửa tiền, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng và Luật Giao dịch điện tử. Đồng thời phải quan tâm tới vấn đề đạo đức và trách nhiệm trong việc thực hiện củng cố niềm tin và sự minh bạch trên thị trường.

Xây dựng cơ chế sandbox cho fintech đó là khuyến khích đổi mới sáng tạo; gia tăng tiếp cận tài chính và bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư và người vay
Xây dựng cơ chế sandbox cho fintech đó là khuyến khích đổi mới sáng tạo; gia tăng tiếp cận tài chính và bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư và người vay

Chuyên gia Phạm Xuân Hoè đã từng nhấn mạnh về quan điểm khi xây dựng cơ chế sandbox cho Fintech, đó là khuyến khích đổi mới sáng tạo; gia tăng tiếp cận tài chính và bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư và người vay. Đồng thời phải kiểm soát rủi ro trong mức chấp nhận được, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các nhóm đối tượng khác nhau.

TS. Nguyễn Quốc Anh (Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM) cho rằng, hoàn thiện pháp luật đối với mô hình kinh doanh P2P Lending tại Việt Nam là hết sức cần thiết để hạn chế những rủi ro trong quá trình hoạt động. Theo ông, cần xác định cơ quan chủ quản các nền tảng cho vay P2P, luật pháp hóa hoạt động cho vay P2P tại Việt Nam; có thể thiết lập các quy định mang tính chất tạm thời để hạn chế các biến tướng cũng giúp loại bỏ những nền tảng không hiệu quả…

Như vậy có thể nói, vấn đề thể chế, hành lang pháp lý quy định cụ thể hoạt động lĩnh vực P2P Lending vẫn là rất cấp bách và đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Nếu được ban hành kịp thời với mục tiêu tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp thì chắc chắn sẽ giúp cho thị trường tài chính được phát triển lành mạnh và bền vững hơn./.

Lê Liên
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

Chiến lược nào hiệu quả với nhà đầu tư chứng khoán trong năm 2024?

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

Động lực từ Fintech

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

Tin mới cập nhật

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

40 phút trước

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

2 giờ trước

Chiến lược nào hiệu quả với nhà đầu tư chứng khoán trong năm 2024?

2 giờ trước

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

13 giờ trước

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

15 giờ trước