Bất động sản nghỉ dưỡng đã tăng giá nhưng giao dịch vẫn nhỏ giọt

Thứ hai, 08/08/2022-11:08
Năm mới, ngành du lịch cả nước đón nhận hàng trăm nghìn lượt khách, dịch vụ lưu trí kín phòng dịp cao điểm hè và các ngành lễ là những minh chứng về việc thị trường du lịch đang hồi phục rất tốt, kéo theo đó là bất động sản nghỉ dưỡng cũng đang sôi động không kém. Thị trường BĐS du lịch đã có sự khởi sắc ngay từ đầu năm 2022 nhờ nguồn cung các loại hình tăng trở lại, tuy nhiên giá bán ngày càng leo cao…

Theo VnEconomy, về cơ bản, cho tới thời điểm hiện tại, đại dịch Covid - 19 tại Việt Nam đã được kiểm soát rất tốt, điều này giúp cho ngành du lịch sôi động trở lại, đón hàng trăm ngàn lượt khách. Có thể thấy, những dịp lễ tết hay cuối tuần, các thị trường du lịch truyền thống đều ghi nhận tình trạng cháy phòng. Tuy nhiên, trái với những tín hiệu tích cực của ngành du lịch thì thị trường mua bán bất động sản nghỉ dưỡng lại thể hiện sự chậm chạp dù giá bán tăng liên tục.

Ngành du lịch Việt Nam khai thác trọn vẹn lợi thế về đường bờ biển dài 3.260 km, cùng với sự hồi phục của lượng khách du lịch hậu Covid - 19 đã giúp thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển trong năm 2022 sớm trở lại đường đua. 


Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển trong năm 2022 sớm trở lại đường đua
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng biển trong năm 2022 sớm trở lại đường đua

Theo đó, một số xu hướng mới ở loại hình bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng đã xuất hiện như chia sẻ lợi nhuận thay vì cam kết lợi nhuận như trước đây. Trong nửa cuối năm 2022, nhiều chuyên gia dự báo nguồn cung sẽ tăng ở hầu hết các phân khúc khi sức cầu chung trên thị trường đang hồi phục nhanh chóng, tuy nhiên khó để thị trường có sự đột biến trong ngắn hạn. 

Tiêu thụ sản phẩm chậm chạp tại vùng Nam Trung Bộ

DKRA Việt Nam cho biết, đi cùng sự hồi phục nhanh chóng của ngành du lịch thì thị trường bất động sản TP. Đà Nẵng và một số vùng phụ cận trong 6 tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận những tín hiệu tích cực về nguồn cung cũng như lượng tiêu thụ.

Cụ thể, nguồn cung mới của phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng tăng gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu tới từ 3 dự án quy mô khoảng 103 căn (cùng kỳ năm ngoái chỉ có 15 căn). Tiêu thụ được 56 căn, tương đương với tỷ lệ 54%, tăng gấp 28 lần so với nửa đầu năm ngoái. Lượng tiêu thụ giai đoạn đầu đều tập trung vào các dự án được phát triển bởi những chủ đầu tư uy tín, mức giá trung bình từ 15 - 30 tỷ đồng/ căn.

Trước bối cảnh lạm phát, chi phí đầu vào ngày càng tăng gây áp lực lên giá bán, vì vậy mức giá trên thị trường sơ cấp có mức tăng từ 8 - 10% so với nửa đầu năm 2021. Phân khúc nhà phố nghỉ dưỡng, shophouse nghỉ dưỡng cũng có nguồn cung tăng gấp 2 lần năm ngoái khi đạt 138 căn được mở bán, chủ yếu đến từ giai đoạn tiếp theo của một số dự án đã hoạt động. Tỷ trọng chiếm khoảng 6% trong tổng nguồn cung mới trên toàn quốc.


TP. Đà Nẵng và một số vùng phụ cận có những tín hiệu tích cực về nguồn cung cũng như lượng tiêu thụ
TP. Đà Nẵng và một số vùng phụ cận có những tín hiệu tích cực về nguồn cung cũng như lượng tiêu thụ

Nguồn cung phần lớn tập trung tại Quảng Nam, riêng TP. Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế không ghi nhận nguồn cung mới. Tiêu thụ được 138 căn, đạt tỷ lệ 100%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tiêu thụ của cả năm 2021.

Dù đã bớt trầm lắng vì có thêm nguồn cung so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các sản phẩm thuộc phân khúc condotel vẫn khá ít so với giai đoạn đỉnh điểm trước năm 2019. Đà Nẵng và vùng phụ cận trong 6 tháng qua ghi nhận 177 căn condotel mở bán tới từ 2 dự án trên địa bàn.

Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới chỉ đạt 24%, tương đương 43 căn, thấp hơn so với giai đoạn trước đó, chủ yếu đến từ một dự án trên đường Võ Nguyên Giáp. Trên thị trường sơ cấp, giá bán dao động từ 22 - 120 triệu đồng/m2, con số này không quá biến động so với cùng kỳ năm 2021.

Lượng cung tăng mạnh tại phía Nam

Tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, DKRA ghi nhận phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có sự sôi động và những tín hiệu khởi sắc mới trên hầu hết các phân khúc. Bên cạnh đó là những thông tin tích cực khi các hoạt động du lịch phục hồi rất tốt.

Cụ thể, nguồn cung phân khúc biệt thự trong 6 tháng đầu năm chào đón 26 dự án mở bán với tổng sản phẩm trên 2.700 căn, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tiêu thụ khá cao khoảng 2.085 căn, đạt tỷ lệ 75%, tăng gấp 2,5 lần so với nửa đầu năm trước.

Phân khúc nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng đang có nguồn cung mới quy mô 5.145 căn đến từ 23 dự án, so với cùng kỳ năm ngoái tăng lên 2,7 lần, đạt tỷ lệ tiêu thụ 75% trên nguồn cung mới.


Nguồn cung loại hình condotel là có sự sụt giảm
Nguồn cung loại hình condotel là có sự sụt giảm

Riêng loại hình condotel là có sự sụt giảm nguồn cung so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lại tăng rõ rệt khoảng 54% so với 6 tháng cuối năm 2021. Thị trường này có thêm 1.591 căn condotel mở bán mới từ 8 dự án. Tỷ lệ tiêu thụ đạt khoảng 59% trên nguồn cung mới, tương đương với 944 căn, bằng 58% so với 6 tháng đầu năm ngoái.

Nguồn cung Condotel dồi dào vào cuối năm

Theo DKRA Vietnam, phân khúc condotel được dự báo tăng nguồn cung vào những tháng tới. Khu vực Nam trung bộ và khu vực TP. HCM cùng các tỉnh lân cận có thêm khoảng 2.500 – 3.100 căn, phần lớn tới từ các tỉnh Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thị trường sẽ được cung cấp thêm khoảng 400 - 500 căn biệt thự nghỉ dưỡng; Nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng tại thị trường Nam Trung bộ tiếp tục khan hiếm, trong khi phía Nam lại duy trì nguồn cung ở mức ổn định, không biến động nhiều so với các tháng đầu năm. 

Dự kiến tới cuối năm, sức cầu chung trên thị trường có thể tăng nhẹ nhưng khó có sự tăng đột biến. Giá bán trên thị trường sơ cấp theo xu hướng tăng vì những áp lực từ chi phí đầu vào, lãi suất, lạm phát,... Những dự án có sự quản lý, vận hành bởi thương hiệu quốc tế 4 - 5 sao sẽ thu hút khách hàng lựa chọn. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bất động sản công nghiệp đối diện nhiều thách thức mới

Loạt doanh nghiệp chốt quyền cổ tức tuần này (6-10/5): Tỷ lệ tiền mặt cao nhất lên đến 53%

Khẩu vị của các quỹ đầu tư với AI và Blockchain đang thay đổi ra sao?

Đem tiền đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp báo lãi trong quý I/2024

Nhịp rung lắc có thể diễn ra, nhà đầu tư tận dụng cơ hội gom cổ phiếu có triển vọng tích cực trong quý II

QR Code tiếp tục dẫn đầu xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt

Gen Z mới 22 tuổi đã kiếm đến 50 triệu đồng/tháng: Không chạy đua theo công nghệ hay đồ hiệu

Chứng khoán đã thoát hiểm nhưng vẫn còn áp lực bán

Tin mới cập nhật

Bất động sản công nghiệp đối diện nhiều thách thức mới

43 phút trước

Loạt doanh nghiệp chốt quyền cổ tức tuần này (6-10/5): Tỷ lệ tiền mặt cao nhất lên đến 53%

1 giờ trước

Nhịp rung lắc có thể diễn ra, nhà đầu tư tận dụng cơ hội gom cổ phiếu có triển vọng tích cực trong quý II

2 giờ trước

Đem tiền đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp báo lãi trong quý I/2024

2 giờ trước

Gen Z mới 22 tuổi đã kiếm đến 50 triệu đồng/tháng: Không chạy đua theo công nghệ hay đồ hiệu

2 giờ trước