Bán lẻ và xu hướng mới của ngành bất động sản

Thứ sáu, 16/12/2022-08:12
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp bán lẻ đi “săn” đất ở các đô thị để mở rộng thị trường.

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất và hấp dẫn nhất trên thế giới. Theo nhiều dự đoán, thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Doanh nghiệp bán lẻ đã lên phương án dành "miếng bánh" thị trường 200 tỷ USD về tay.

Không chỉ tăng trưởng về quy mô, tâm lý thị trường, tâm lý tiêu dùng đã dần ổn định sau 2 năm chống dịch Covid-19. Các chuyên gia cho rằng, lối sống của người Việt với thói quen sử dụng thực phẩm tươi, văn hóa chuộng giao lưu và sở thích mua sắm hàng hóa trực tiếp là những đòn bẩy cho thị trường ngay sau khi xã hội trở lại trạng thái bình thường mới. Nhiều chuyên gia dự báo rằng, nếu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì chỉ sau 2 năm nữa, thị trường bán lẻ ở Việt Nam có thể cán mốc 200 tỷ USD.

Số liệu cụ thể đã chỉ ra rằng, nhờ mức tiêu dùng nội địa tăng từ thu nhập được cải thiện, tổng mức bán lẻ 11 tháng trong năm 2022 đã tăng tới 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng trung bình GDP đầu người trong 15 năm vừa qua (giai đoạn 2006 – 2022) đạt ở ngưỡng 24,7%. Thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung, ngành dịch vụ nói riêng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2023. Bởi lẽ, sự tăng trưởng khả quan về kinh tế sau khi đẩy lùi được dịch bệnh đang nhận được nhiều chú ý. Điều này cũng khiến Việt Nam trở thành một trong những thị trường phát triển nhanh nhất và hấp dẫn nhất trên thế giới.


Bán lẻ là một trong những ngành thu hút nhiều quan tâm nhất
Bán lẻ là một trong những ngành thu hút nhiều quan tâm nhất

Các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước cũng đã lên phương án nhằm củng cố gia tăng thị trường này. Tiềm năng sẵn có, thế nhưng đâu là đích đến thành công của ngành bán lẻ? Đối với các nhà bán lẻ, để gia nhập cuộc chơi tại thị trường Việt Nam không phải là điều dễ dàng và mỗi phép thử, mỗi bước chân đều phải mang tính cẩn thận.

Theo bà Trang Đỗ, Trưởng phòng dịch vụ bán lẻ Colliers Việt Nam chia sẻ, thị trường bán lẻ ở Việt Nam có tính cạnh tranh cao, nhiều biến động. Các thương hiệu luôn so kè về giá, tiếp thị, bán hàng nhằm có thể giữ chân khách hàng cũ cũng như túm kiếm thêm được tệp khách hàng mới. Thị trường cũng phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng, chi phí tăng, mức độ uy tín, khẩu vị mua sắm của từng tệp khách hàng… Chính vì thế, áp lực đào thải càng cao khiến việc mở rộng thị trường càng khó.

Một trong những nguyên nhân đó chính là ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, giá thuê mặt bằng và quỹ đất lớn ngày càng khan hiếm. Do đó, việc phát triển các mô hình bán lẻ được phát triển ở các trung tâm thương mại hay đại siêu thị đang trở thành xu hướng thế nhưng lại đang gần như bất khả thi khi quỹ đất bị thu hẹp dần.

Một trong những ví dụ điển hình trong việc đa dạng hoá các sản phẩm, tối ưu hệ sinh thái bán lẻ chính là việc các doanh nghiệp bắt tay với nhau nhằm tăng độ phủ thương hiệu. Nova Consumer mua lại Sunrise Foods vào tháng 6 để liên kết tới 450.000 điểm bán lẻ và phát triển mảng trang trại. Sau đó, doanh nghiệp này bán lại 10,66% trị giá 24,5 triệu USD cho VinaCapital. Hay thương vụ The Sherpa (Masan Group) mua lại 85% Phúc Long Heritage trị giá 280 triệu USD. The Sherpa từng được biết đến với nhiều giao dịch M&A khác như Cholimex, Vinacafe Biên Hòa, Vĩnh Hảo.


Thị trường bán lẻ đang là miếng bánh béo bở
Thị trường bán lẻ đang là miếng bánh béo bở

Xu hướng nổi lên gần đây chính là ngày càng có nhiều các doanh nghiệp bán lẻ quyết định đi “săn” quỹ đất ở các khu vực đô thị mở rộng hay lựa chọn các thành phố hạng 2, hạng 3 thay vì các thành phố lớn. Thế nhưng các doanh nghiệp này cũng vô cùng thận trọng. Các đô thị hạng 2,3 được lựa chọn như Cần Thơ, Đà Nẵng hay Hải Phòng nhằm nhắm tới các tầng lớp trung lưu. Các đô thị mở rộng hay hạng 2,3 được xem là động lực tăng trưởng mới, đóng góp tới 90% tổng mức tăng trưởng tiêu dùng cho 10 năm tới. Nguồn cung mặt bằng bán lẻ phát triển mới một mức đọ khiêm tốn so với những loại hình bất động sản khác.

Một lẽ đơn giản, mặt bằng bán lẻ luôn đòi hỏi diện tích lớn và đi kèm nhiều yếu tố xung quanh như tính kết nói, dân cư, mức độ phát triển kinh tế xã hội. Nhiều chuyên gia khẳng định, năm 2022 là một trong những thời cơ chín muồi để ngành bán lẻ có thể mở rộng, tăng tốc, bứt phá trong cuộc đua. Những ví dụ điển hình để chỉ rõ sự tăng tốc này chính là Central Retail đã mở thêm các trung tâm thương mại Go! mới ở Lào Cai, Quy Nhơn, Thái Bình trong năm nay và nhắm đến Đồng Tháp, Bạc Liêu vào năm sau. Ông lớn này đặt ra mục tiêu đưa doanh số sau 3 năm (2026) sẽ đạt 2,8 tỷ USD.

Vincom Retail năm nay cũng đã khánh thành 3 trung tâm thương mại Vincom ở Tiền Giang, Bạc Liêu và quận Nam Từ Liêm – Hà Nội (theo mô hình mới Life – Design Mall, tên gọi Vincom Mega Mall Smart City). Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt dự báo Vincom sẽ mở thêm 6 trung tâm thương mại mới vào năm 2023, nâng tổng diện tích sàn cho thuê bán lẻ của Vincom Retail lên mức 1,94 triệu m2 vào cuối năm sau, khi lợi nhuận mảng cho thuê bán lẻ của doanh nghiệp này ngày càng tích cực.


Doanh nghiệp bán lẻ đã lên phương án dành "miếng bánh" thị trường 200 tỷ USD về tay.
Doanh nghiệp bán lẻ đã lên phương án dành "miếng bánh" thị trường 200 tỷ USD về tay.

Không chỉ các ông lớn bán lẻ trong nước, Việt Nam còn là nơi hấp dẫn các ông lớn từ các thị trường khác. Mỹ, Châu Âu hay Nga cũng đang vô cùng quan tâm khi họ có trong tay các tiềm lực kinh tế quan trọng. Thế nhưng một trong những điều khó khăn đối với các thương hiệu từ nước ngoài chính là tìm kiếm mặt bằng có vị trí, diện tích phù hợp và theo đuổi các thủ tục đầu tư và xin giấy phép.

Nhìn chung trong năm 2022, ngành bán lẻ Việt Nam đang khoác trên mình một diện mạo mới, mạnh mẽ hơn, thay đổi tích cực hơn phù hợp với kinh tế số, hành vi tiêu dùng và đô thị hoá. Chính vì thế, mặt bằng kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới. Và không thể phủ nhận rằng, mặt bằng kinh doanh cũng cần đổi mới một cách linh hoạt và hiện đại hơn để có thể đón đầu nhu cầu mới của khách thuê.

Mai An
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

Động lực từ Fintech

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

Thị trường IPO London phục hồi chậm do đâu?

Động lực phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng đến từ đâu?

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

4 giờ trước

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

7 giờ trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

7 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

7 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

17 giờ trước