400 - 500 triệu đồng/m2 đất trung tâm TP. Đà Lạt 

Chủ nhật, 16/10/2022-12:10
Giới đầu tư bất động sản đang nháo nhào việc giá đất TP. Đà Lạt đã lên vài trăm triệu đồng mỗi m2. Thực tế, đất tại địa phương này đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhà đầu tư hiện đã tránh tìm kiếm đất khu vực trung tâm vì giá quá cao và không gian không còn rộng.

Theo Zingnews, kể từ giữa năm nay, anh Tùng - một môi giới bất động sản tại Đà Lạt cho biết anh vẫn chưa bán được sản phẩm nào, dù vẫn có nhiều người hỏi giá và yêu cầu dẫn vi xem đất trong khu trung tâm TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). 

“Đất thì không thiếu nhưng vì giá bán không hề phù hợp nên nhiều khách hàng sau khi xem xong đều lắc đầu” - Anh Tùng nói và cho biết ngay sau đại dịch thì thị trường bất động sản Đà Lạt gần như đóng băng, giao dịch rất ít.

Đất trung tâm TP. Đà Lạt lên tới 500 triệu đồng/m2

Người môi giới này nhìn nhận, quỹ đất tại khu vực trung tâm TP. Đà Lạt với các vị trí đẹp có thể xây dựng khách sạn lớn gần như là không còn. “Những vị trí đẹp còn lại rất ít và giá bán thì cao ngất ngưởng. Trong khi những vị trí nhỏ hơn trong trung tâm cũng đã có giá lên tới cả trăm triệu đồng. Nếu anh chị thực sự thiện chí mua thì mình dẫn đi xem, chứ còn chỉ hỏi giá thì sẽ “giật mình” đấy. Chẳng có chuyển cầm vài tỷ đồng mà mua được đất khu trung tâm đâu” - Anh Tùng khẳng định.


Những vị trí đẹp còn lại rất ít và giá bán thì cao ngất ngưởng
Những vị trí đẹp còn lại rất ít và giá bán thì cao ngất ngưởng

Theo một số môi giới bất động sản khác trong khu vực, vào năm 2021, giá đất Đà Lạt có dấu hiệu giảm nhẹ. Nguyên nhân đến từ việc các nhà đầu tư có tâm lý ngại bỏ ra số tiền lớn, trong khi rủi ro quá cao vì dịch bệnh còn khó lường.

“Cả năm 2021, tôi chỉ giao dịch được 3 lô đất nhưng không phải ở TP. Đà Lạt. Hiện tại trong thành phố vẫn còn lại một vài vị trí đẹp, chủ rao bán từ cuối năm ngoái tới nay mà chưa chốt được khách. Vấn đề chính vẫn là giá bán quá cao, trong khi vị trí không quá thuận lợi cho việc xây dựng công trình cao tầng” - Chị Hằng - một môi giới địa phương chia sẻ.

Khảo sát trên một số tuyến đường chính của Đà Lạt, có thể thấy giá bán rất đa dạng, đầy đủ vị trí và diện tích để nhà đầu tư có thể lựa chọn. Tại khu vực các tuyến đường bao quanh thành phố như đường Hai Bà Trưng, Trần Phú, Phan Đình Phùng,... đang có giá bán khoảng từ 80 - 300 triệu đồng/m2 tùy vị trí và diện tích. Trong khi ở những vị trí đẹp, đắc địa tại vùng trung tâm có giá bán gần gấp đôi, rơi vào khoảng 300 - 550 triệu đồng/m2 tại một số tuyến đường như Nguyễn Chí Thanh, Phan Bội Châu, Bùi Thị Xuân, Nam Kỳ Khởi Nghĩa,... 

“Trong trung tâm thành phố giờ không còn nhiều vị trí có diện tích rộng để xây dựng công trình lớn và giá bán thì không dưới 400 triệu đồng/m2. Chỉ những nhà đầu tư “đại gia” hay liên doanh thì may ra là mua được” - Chị Hằng nói thêm.

Trong khi đó, quỹ đất ở xa trung tâm thì có giá bán “mềm “ hơn. Cụ thể, giá đất tại các tuyến đường trong bán kính từ 5 - 6km có giá trong khoảng 55 - 200 triệu đồng/m2; Còn bán kính từ 6 - 10km giao động từ 30 - 110 triệu đồng/m2.

“Đặc sản của TP. Đà Lạt là các con hẻm, nhưng giá đất thì vẫn không hề rẻ. Nếu hẻm ô tô giá chênh lên khoảng 40% so với các vị trí mặt tiền, còn nhỏ hơn tùy vào diện tích thì chênh so với mặt tiền từ 60 - 70% giá trị” - Theo một cò đất tiết lộ

Nhà đầu tư lớn không ham đất Đà Lạt

Một số báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam chỉ ra rằng, giá đất tại TP. Đà Lạt luôn tăng tịnh tiến qua từng năm. Dù đã từng có thời điểm sức mua sụt giảm và thanh khoản cũng kém hơn.


Không ít nhà đầu tư chuyển hướng sang những địa bàn xung quanh
Không ít nhà đầu tư chuyển hướng sang những địa bàn xung quanh

Theo đó, với điều kiện khí hậu và môi trường cũng như khả quan trong việc kiểm soát dịch bệnh đều tốt thì nhìn chung tỉnh Lâm Đồng và TP. Đà Lạt nói riêng vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, vì tình hình dịch bệnh thì phải thêm cả yếu tố quy hoạch, nhưng hiện đang khá chật chội tại TP. Đà Lạt. Điều này khiến không ít nhà đầu tư chuyển hướng sang những địa bàn xung quanh. 

Một số nhà đầu tư chia sẻ rằng, Đà Lạt hiện nay rất chật chội để đầu tư vào dự án lớn, trong khi giá bán cũng không hề rẻ. Từ năm 2021 tới nay, các thông tin về việc một số địa phương sẽ sáp nhập trong đề án mở rộng TP. Đà Lạt đã giúp đất vùng ven “nổi sóng”. 

Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện nay có một số nhà đầu tư chiến lược đã xin chủ trương đầu tư vào địa phương, một số dự án đã được triển khai. Chẳng hạn, một số ông lớn như Novaland, Hưng Thịnh, Him Lam, T&T Group, Ecopark… đã và đang xúc tiến xin đầu tư hàng loạt dự án lớn với số vốn hàng chục tỷ USD

Việc những “đại gia” này xin dự án cũng khiến cho giá bán bất động sản tại những địa bàn được cho là sẽ sáp nhập vào TP. Đà Lạt và liên tục tăng trong nhiều năm nay.

Khảo sát gần đây cho thấy, đất nền tại những huyện như Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng và Lâm Hà đều là các huyện có thông tin quy hoạch sáp nhập vào thành phố, hiện giá bán tăng lên hàng ngày. Ở thời điểm hiện tại, giá đất tại những địa bàn này từ mức 1 - 5 triệu đồng/m2 cho đất thổ cư có sổ đỏ, đường bê tông; Còn đất thổ cư giao động từ 1 - 5 triệu đồng/m2 tùy vào diện tích và vị trí.


Bất động sản ven TP. Đà Lạt cũng bị đẩy giá
Bất động sản ven TP. Đà Lạt cũng bị đẩy giá

Trên thực tế, sau giai đoạn “nở rộ”, nhất là việc nhiều nhà đầu tư thực hiện chiêu “hiến đất làm đường” nhằm phân lô, bán nền trái phép, đã bị UBND tỉnh Lâm Đồng vào cuộc, xử lý nên việc giao dịch, mua bán bất động sản khi đó có xu hướng tạm lắng xuống. Tuy nhiên, giá bán thì không hề giảm, thậm chí tăng hơn cả trước khi bị chính quyền “tuýt còi”.

Theo môi giới bất động sản, tâm lý các nhà đầu tư có tiền đi đầu tại Lâm Đồng là muốn có vị trí đẹp, “triệu view”, còn giá thành với họ nhiều khi không thành vấn đề với họ nếu chỉ chênh lệch với thị trường tầm 2 - 3 giá.

“Chính những người này đã khiến giá bán bất động sản ven TP. Đà Lạt cũng tăng chóng mặt, khó kiểm soát. Nhưng thực tế là người địa phương lại không có nhu cầu mua các lô đất “triệu view’ hay biệt thự ven đồi, suối” - Chị Hằng nói.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

Tin mới cập nhật

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

2 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

3 giờ trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

3 giờ trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

4 giờ trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

4 giờ trước