Trong 1 tháng, Khánh Hòa thu hút 3 dự án với tổng vốn đầu tư 136,3 tỷ đồng 

Thứ ba, 17/05/2022-18:05
Với việc thu hút thêm 3 dự án đầu tư ngoài ngân sách  trong tháng 4/2022 đã nâng tổng số dự án mà tỉnh Khánh Hòa thu hút đầu tư từ đầu năm tới nay lên 5 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư là 436 tỷ đồng. 

Thu hút 5 dự án đầu tư 

Theo Nhà đầu tư, mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tỉnh hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong tháng 4/2022; phương hướng, nhiệm vụ tháng 5/2022. 

Trong tháng 4/2022, toàn tỉnh Khánh Hòa đã thu hút 3 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 136,3 tỷ đồng. Cấp mới giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp cho 208 doanh nghiệp (tăng 37,7% so với cùng kỳ năm 2021) với tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.783,9 tỷ đồng (tăng gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021).


Trong tháng 4/2022, toàn tỉnh Khánh Hòa đã thu hút 3 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 136,3 tỷ đồng.
Trong tháng 4/2022, toàn tỉnh Khánh Hòa đã thu hút 3 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 136,3 tỷ đồng.

Như vậy, trong 4 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh Khánh Hòa đã thu hút được 5 dự án đầu tư ngoài ngân sách. Tổng vốn đầu tư của những dự án này là 436 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2021, tỉnh này cũng thu hút được 5 dự án đầu tư ngoài ngân sách, tuy nhiên tổng số vốn đăng ký là 324 tỷ đồng.

Những dự án gồm: Nhà máy nước giải khát cao cấp Yến sào Khánh Hòa có tổng vốn đăng ký đầu tư 220 tỷ đồng. Nhà máy cơ khí Nắng ban mai có tổng vốn đăng ký đầu tư 79,8 tỷ đồng. Nhà máy sản xuất nội thất và nhà kho V-Star có tổng với đăng ký đầu tư là 81,8 tỷ đồng. Kho hàng Monis có tổng vốn đăng ký đầu tư 14,5 tỷ đồng. 

Đối với Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng của Công ty CP Viglacera với tổng số vốn đăng ký đầu tư 1.800 tỷ đồng tại địa bàn khu kinh tế Vân Phong đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định.


Trong 4 tháng đầu năm 2022, tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp cho 715 doanh nghiệp.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp cho 715 doanh nghiệp.

Theo báo của UBND tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2022, tỉnh cấp mới giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp cho 715 doanh nghiệp (tăng 34,9% so với cùng kỳ năm trước) với tổng vốn đăng ký là 7.958,3 tỷ đồng (tăng 97,9% so với cùng năm trước).

Cùng với đó, trong tháng 4/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh cũng tăng 21,82% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 16,61% so với cùng kỳ năm 2021. 

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,99%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 9,51%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,21%; riêng ngành công nghiệp khai khoáng giảm 3,3%.

Tháng 4/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 108,3 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 4 tháng năm 2022 đạt 483,2 triệu USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 4 được 80,5 triệu USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ năm trước; tính chung 4 tháng đầu năm 2022 đạt 316,6 triệu USD, tăng 65,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Phương hướng, nhiệm vụ tháng 5/2022

Về phương hướng nhiệm vụ trong tháng 5/2022, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nâng cao chất lượng đối với công tác quy hoạch. Trong đó bao gồm, Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh Quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2040; điều chỉnh quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Phong; quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm…

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong đảm bảo tiến độ, chất lượng và coi đây là nhiệm vụ chính trị trong tâm trong năm 2022.

Đối với những dự hạ tầng như dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đường dây 500 Kv Nhiệt điện Vân Phong – Nhiệt điện Vĩnh Tân và đường dây 500Kv Nha Trang – Tháp Chàm (qua địa bàn huyện Diên Khánh), tỉnh Khánh Hòa sẽ tập trung theo dõi và đôn đốc đẩy nhanh tiến độ. 

Đồng thời, tỉnh Khánh Hòa sẽ phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tăng cường công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng đối với dự án giao thông quan trọng của khu vực là đường cao tốc Vân Phong – Nha Trang và cao tốc Buôn Ma Thuột – Khánh Hòa…


Khánh Hòa còn là nơi hội tụ của các tuyến đường giao thông quan trọng “phía Bắc đi vào, phía Nam đi ra, Tây Nguyên đi xuống”. 
Khánh Hòa còn là nơi hội tụ của các tuyến đường giao thông quan trọng “phía Bắc đi vào, phía Nam đi ra, Tây Nguyên đi xuống”. 

Tỉnh Khánh Hòa là một tỉnh ven biển tại khu vực Nam Trung Bộ. Tỉnh có vị trí chiến lực đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia về biển, đảo của Tổ quốc. Khánh Hòa còn là nơi hội tụ của các tuyến đường giao thông quan trọng “phía Bắc đi vào, phía Nam đi ra, Tây Nguyên đi xuống”. 

Đồng thời còn có các biển nước sâu và sân bay quốc tế Cam Ranh, trở thành cửa ngõ ra quốc tế của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Có khí hậu ôn hòa và lợi thế tự nhiên về biển, đảo, sông, núi.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa. Thủ tướng đã yêu cầu lãnh đạo tỉnh này tập trung vào cơ chế, chính sách tạo cơ hội phát triển đột phá để “Khu kinh tế Vân Phong trở thành động lực phát triển của tỉnh và khu vực Nam Trung Bộ; Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế, góp phần đưa Khánh Hòa sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; thực hiện tốt chủ trương kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển, đảo” theo đúng tinh thần Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Đối với Khu kinh tế Vân Phong, cần xác định rõ các cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực mạnh về kinh tế, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư để triển khai theo định hướng của Bộ Chính trị, đưa huyện Vạn Ninh trở thành “đô thị du lịch biển cao cấp” và cơ chế, chính sách huy động vốn đầu tư ngoài ngân sách của nhà đầu tư chiến lược và các doanh nghiệp để khắc phục điểm nghẽn về hạ tầng giao thông và các hạ tầng xã hội thiết yếu trong Khu kinh tế Vân Phong.

Theo: nhadautu.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

7 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

14 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

15 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

19 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

19 giờ trước