Quảng Nam phát triển các cụm đô thị về phía Đông 

Thứ sáu, 02/09/2022-20:09
Tỉnh Quảng Nam tiếp tục hoàn chỉnh mô hình phát triển đô thị với mô hình gồm 3 cụm đô thị động lực và các hành lang đô thị hóa. 

3 cụm đô thị động lực

Theo cand.com.vn, ngày 26/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã ký Quyết định ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Theo đó, tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 37%, đến năm 2030 đạt 40%. Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có 21 đô thị; đến năm 2030, có 28 đô thị.

Tỉnh sẽ tiếp tục hoàn chỉnh mô hình phát triển đô thị theo mô hình các cụm đô thị động lực và các hành lang đô thị hóa; phát huy vai trò động lực của các cụm đô thị phía Đông và nhiệm vụ ổn định, kết nối đồng bộ của các đô thị vùng Tây.


Tỉnh Quảng Nam phát triển đô thị theo mô hình các cụm đô thị động lực.
Tỉnh Quảng Nam phát triển đô thị theo mô hình các cụm đô thị động lực.

Định hướng phát triển cụm đô thị về phía Đông gồm 3 cụm động lực. Cụm động lực số 1 gồm Hội An, Điện Bàn, thị trấn Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc). Định hướng phát triển đô thị Hội An thành đô thị đặc thù tương đương tiêu chí đô thị loại II; Điện Bàn thành đô thị loại III, giai đoạn 2025 - 2030 hướng đến là thành phố trực thuộc tỉnh; thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc tiếp tục xây dựng và hướng đến các tiêu chí đô thị loại IV.

Cụm động lực số 2: hình thành 03 đô thị mới gồm Duy Hải - Duy Nghĩa; Bình Minh và Bình Hải là đô thị loại V trong giai đoạn 2025 - 2030 và từng bước kết nối, hình thành chuỗi đô thị hai bên sông Trường Giang kéo dài từ Duy Xuyên đến Thăng Bình đạt các tiêu chí đô thị loại II trong giai đoạn 2035 - 2045 theo hướng đô thị du lịch, dịch vụ cấp vùng.  Thị trấn Nam Phước, thị trấn Hà Lam, thị trấn Đông Phú tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại IV. Xây dựng huyện Duy Xuyên hướng đến là thị xã vào năm 2030.

Cụm động lực số 3: hình thành chuỗi đô thị phía Nam gồm Phú Ninh, Tam Kỳ, Núi Thành, trong đó lấy Tam Kỳ làm trung tâm, định hướng xây dựng đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Phấn đấu xây dựng thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại I vào năm 2025; khu vực Tam Kỳ - 4 Núi Thành - Phú Ninh xây dựng theo hướng đô thị sinh thái, thông minh và đạt tiêu chí đô thị loại I vào năm 2030.


Trung tâm hành chính thị xã Điện Bàn, Quảng Nam nhìn từ trên cao.
Trung tâm hành chính thị xã Điện Bàn, Quảng Nam nhìn từ trên cao.

Về phía Tây, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các tiêu chí đối với các đô thị loại V (trung tâm hành chính của huyện). Đồng thời, từng bước đầu tư, hướng đến các tiêu chí đô thị loại IV cho các đô thị gồm Thạnh Mỹ, Khâm Đức, Trà My, Prao và trở thành đô thị trung tâm của vùng, tạo động lực phát triển lan tỏa, kết nối với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang, các cơ sở kinh tế - kỹ thuật trong vùng; Khẩn trương hoàn thành thủ tục để công nhận đô thị loại V cho Việt An (Hiệp Đức), hình thành cấp hành chính là thị trấn cho các đô thị: ATiêng (Tây Giang), Trung Phước (Nông Sơn), Tắc Pỏ (Nam Trà My)…

Về Chương trình phát triển nhà ở, tỉnh Quảng Nam sẽ bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện hiệu quả. Ban hành các chính sách đầu tư phát triển nhà ở đi đôi với đầu tư phát triển khu công nghiệp. Đồng thời kiểm soát tỷ lệ nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị. Đây là cơ sở để giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân đô thị, đặc biệt nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp.


Phát triển đô thị ven sông.
Phát triển đô thị ven sông.

Ở các đô thị phía Tây, tỉnh Quảng Nam sẽ tập trung nguồn lực để hoàn thiện hạ tầng đô thị, đáp ứng tốt nhu cầu nhà ở, sinh hoạt của Nhân dân. Thực hiện cải tạo các khu vực đô thị cũ; Nâng cao chất lượng văn minh đô thị thông qua công tác chỉnh trang cảnh quan đô thị (vỉa hè, lòng đường, cây xanh...), làm cơ sở tạo sức cạnh tranh riêng cho từng đô thị.

Ở các đô thị phía Đông và các đô thị đang phát triển, bên cạnh công tác hoàn thiện hạ tầng đô thị, tỉnh Quảng Nam sẽ kiên trì quản lý và phát triển đô thị theo mô hình đô thị xanh, đô thị sinh thái hướng đến phát triển bền vững, phát triển hệ thống hạ tầng số, hạ tầng đáp ứng điều kiện xây dựng đô thị thông minh. Thực hiện bảo vệ cảnh quan tự nhiên, hình thành các đô thị có bản sắc, có các công trình điểm nhấn kiến trúc. Đồng thời, tỉnh Quảng Nam tập trung thu hút các nhà đầu tư có năng lực nhằm triển khai các dự án đô thị quy mô lớn, hạ tầng kỹ thuật - xã hội hiện đại, đồng bộ và có các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phát triển Tam Kỳ thành trung tâm dịch vụ, thương mại 

Nội dung của Quyết định nêu rõ, tỉnh Quảng Nam xác định đưa Thành phố Tam Kỳ trở thành trung tâm dịch vụ, thương mại phía Nam của tỉnh và Khu kinh tế mở Chu Lai. Thực hiện nhiều giải pháp nhằm tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp đi đôi với hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

Phấn đấu 100% cơ sở sản xuất công nghiệp mới có công nghệ sạch. Khuyến khích thu hút mạnh các dịch vụ tài chính - tín dụng, nhà hàng, khách sạn, các khu nghỉ dưỡng, các khu du lịch đạt chuẩn. Đẩy mạnh phát triển các loại hình đào tạo và cung ứng lao động có chất lượng cao.


Tỉnh Quảng Nam xác định phát triển Hội An trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước.
Tỉnh Quảng Nam xác định phát triển Hội An trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước.

Cũng tại Quyết định này, tỉnh Quảng Nam xác định thành phố Hội An đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch, thực hiện đạt mục tiêu là trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước. Tỉnh này sẽ chú trọng phát triển kinh tế với giữ gìn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; kết hợp kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống, bảo tồn, tôn tạo các giá trị kiến trúc cổ trong quá trình phát triển đô thị.

Xây dựng đô thị sinh thái, giữ gìn không gian đô thị xanh, sạch, đẹp, thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Đối với việc mở rộng không gian đô thị Hội An hợp lý để giảm áp lực gia tăng dân số đi đôi với đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ du lịch.

Tỉnh Quảng Nam sẽ ưu tiên tập trung thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở các đô thị lớn để giữ vai trò là hạt nhân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới. 

Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế phát triển hạ tầng đô thị bằng nhiều nguồn vốn như: Ngân sách tỉnh, Trung ương, các chương trình mục tiêu quốc gia, ODA, ngân sách địa phương, nguồn lực từ chuyển quyền sử dụng đất, bất động sản, xã hội hóa đầu tư.

Có thể bạn quan tâm:

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, thúc đẩy tăng trưởng

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Tin mới cập nhật

Bất động sản đón chu kỳ phát triển mới

20 phút trước

Biên lãi gộp cao vượt bậc, cổ phiếu SCS của Saigon Cargo Service lên đỉnh lịch sử

1 giờ trước

Việt Nam sẽ được rót thêm 1 tỷ USD mỗi năm từ Samsung

2 giờ trước

Gen Z sớm đạt mục tiêu nhờ thái độ tài chính “tích cực”: Lạc quan, sẵn lòng học hỏi để đối mặt với những thách thức

2 giờ trước

Phân khúc bị nhà đầu tư “ngó lơ” lại đang thu hút Việt kiều

2 giờ trước