Công chứng vi bằng là gì? Thủ tục & quy định theo pháp luật

Thứ tư, 08/04/2020-14:04
Việc đầu tư bđs nhà đất đang ngày càng được nhiều người quan tâm. Đặc biệt khi bđs đang nóng và sốt như hiện nay. Nhiều người không hiểu rõ vi công chứng vi bằng là gì? Có mua nhà đất bằng vi bằng được không? Liệu nó có rủi ro và nguy hiểm gì không? Cùng tìm hiểu tất cả thông tin về vi bằng qua bài viết này để hiểu rõ hơn

 

Công chứng vi bằng là gì?


Công chứng vi bằng là gì?
Công chứng vi bằng là gì?

Hiểu đơn giản, công chứng vi bằng là khi bạn chưa có sổ hồng, bạn muốn làm hợp đồng chuyển nhượng lại đất đai nhưng lại không thể công chứng hợp đồng này ở phường xã đang sinh sống được. Thì vi bằng sẽ là biên bản do văn phòng thừa phát lại cấp và ghi nhận thời gian, địa điểm và nội dung cam kết của các bên với nhau.

Công chứng vi bằng chỉ làm chứng cho việc giao nhận tiền giữa người bán và người mua nhà, đất. Và các bên tham gia phải tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản giấy tờ liên quan. Giấy phép công chứng vi bằng chỉ có giá trị làm bằng chứng trước tòa, chỉ để chứng minh rằng các bên đã nhận và chuyển tiền hay bất động sản với nhau.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cụ thể thủ tục vay vốn ngân hàng mua nhà từ A - Z

Có nên mua nhà vi bằng hay không?


Có nên mua nhà vi bằng hay không? 
Có nên mua nhà vi bằng hay không? 

Thực tế nhiều người mua nhà đất đang bị nhầm tưởng vi bằng thừa phát có thể thay công chứng, đó là điều hoàn toàn sai. Việc mua nhà bằng được khuyên là không nên vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho người mua.

Theo điều 28 nghị định số 61 của chính phủ quy định, khi giải quyết các tranh chấp kiện tụng do về vi bằng do thừa phát lại lập sẽ chỉ làm chứng cứ để tòa án xem xét chúng nó chưa đủ tính pháp lý để sang tên tài sản khi mua bán nhà cho bên mua.

Sẽ rất nguy hiểm nếu người bán vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà đất cho người mua. Đặc biệt nếu tài sản nhà đất đó đã cầm cố ở ngân hàng hoặc chuyển nhượng cho người khác bằng giấy tờ. Nó sẽ khiến cho phát sinh tranh chấp, tài sản của bạn sẽ bị thiệt hại lớn.

Việc mua nhà vi bằng chỉ có giá trị khi nó được đăng ký tại sở tư pháp và không bị giới hạn về thời gian thì mới có hiệu lực khi xảy ra tranh chấp.

Công chứng vi bằng có tính pháp lý khi mua nhà không?

Nếu mua nhà mà đã công chứng vi bằng và đầy đủ các yếu tố sau:

  • Yêu cầu chuyển nhượng.
  • Được đăng ký và lưu trữ hồ sơ ở sở tư pháp tỉnh.
  • Tài liệu lưu trữ được đặt tại văn phòng người thừa phát lại theo đúng quy định của pháp luật.

Đảm đảm đủ 3 yếu tố trên thì vi bằng của bạn sẽ được bảo vệ chống lại các rủi ro pháp lý, sẽ có giá trị khi xảy ra tranh tụng giữa các bên liên quan và có giá trị làm chứng cứ trước tòa án. Tuy nhiên, vẫn khuyến cáo mọi người không nên mua nhà đất bằng vi bằng để hạn chế nhất mức độ rủi ro. Bạn nên tìm hiểu kỹ về nhà đất đó trước khi mua và đầu tư.

Mua bán công chứng vi bằng được cấp sổ đỏ không?


Mua bán công chứng vi bằng không được cấp sổ đỏ
Mua bán công chứng vi bằng không được cấp sổ đỏ

Công chứng vi bằng là gì cho bạn thấy rõ văn bản này do Thừa phát lập lại. Vi bằng và công chứng ghi nhận sự kiện sự việc, hành vi liên quan đến mua bán chuyển nhượng nhà đất. Chẳng hạn:

  • Ghi nhận sự việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Ghi nhận việc giao tiền, thanh toán của tất cả chủ thể  liên quan.
  • Ghi nhận việc bàn giao giấy tờ liên quan đến giao dịch.
  • Ghi nhận nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể liên quan.

Theo đó công chứng vi bằng không chứng nhận chuyển quyền sử dụng đất của các chủ thể mua bán. Thay vào đó loại giấy tờ này chỉ được sử dụng làm căn cứ trước tòa khi xét xử tranh chấp hay trong các quan hệ pháp lý khác. Tuyệt nhiên vi bằng không phải  là căn cứ để cơ quan chức năng xét cấp chứng nhận quyền sử dụng đất.

Như vậy mua bán công chứng vi bằng có được cấp sổ đỏ không? Câu trả lời là “không”.  Trong trường hợp nếu bạn muốn xin cấp sổ đỏ cho lô đất mua bán, chuyển nhượng thì cần phải có hợp đồng rõ ràng. Đặc biệt hợp đồng phải đảm bảo đúng quy định mới mang lại giá trị pháp lý. Bao gồm:

  • Hợp đồng phải soạn thảo nội dung chuẩn
  • Hợp đồng phải đảm bảo hình thức đúng
  • Hợp đồng cần phải được công chứng hay chứng thực.  Trong đó nếu công chứng thì phải được thực hiện bởi tổ chức công chứng. Còn nếu chứng thực bạn có thể đến UBND cấp xã hoặc tương đương.

Thủ tục công chứng vi bằng theo quy định


Thủ tục công chứng vi bằng là gì?
Thủ tục công chứng vi bằng là gì?

Định nghĩa công chứng vi bằng có nghĩa là gì đã nêu rõ bản chất, giá trị của loại giấy tờ này. Theo đó công chứng văn bằng chỉ đóng vai trò căn cứ, bằng chứng bảo vệ các chủ thể  khi mua bán nhà đất. Từ đó hạn chế tối đa những rủi ro trong trường hợp mua bán nhà đất không có sổ đỏ, sổ hồng. Theo quy định thì vi bằng công chứng hiện có 3 bản chính. Bao gồm là:

  • Một bản gửi cho người có yêu cầu chuyển nhượng qua vi bằng
  • Một bản đăng ký, lưu trữ hồ sơ tại Sở Tư Pháp tỉnh
  • Còn lại một bản lưu trữ văn phòng người Thừa Phát lại

Vậy thủ tục công chứng vi bằng là thế nào? Về cơ bản vi bằng chỉ được công nhận là hợp lệ khi được đăng ký tại Bộ Tư Pháp. Theo đó kết từ thời điểm nhận được vi bằng thì Bộ Tư Pháp cần đăng ký vi bằng Thừa Phát Lại. Đặc biệt quy định tối đa không quá 2 ngày làm việc.

 Tuy nhiên trong một số trường hợp Bộ Tư Pháp có quyền từ chối việc đăng ký vi bằng. Như là:

  • Phát hiện vi bằng lập không đúng thẩm quyền.
  • Vi bằng được gửi tới quá thời hạn đăng ký theo quy định.
  • Phát hiện sai phạm sau khi đã lập vi bằng.

Khi Bộ Tư Pháp từ chối thì phải gửi thông báo cho văn phòng Thừa Phát Lại. Trong đó thông báo bằng văn bản rõ ràng. Nội dung thông báo chỉ rõ lý do từ chối đăng ký. Đồng thời yêu cầu lập lại vi bằng.

Rủi ro khi mua nhà đất bằng vi bằng


Rủi ro khi mua nhà đất bằng vi bằng 
Rủi ro khi mua nhà đất bằng vi bằng 

Việc mua nhà đất qua vi bằng sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Chính vì thế mà nhiều cơ quan đã có cảnh báo về việc mua bán nhà đất qua vi bằng sẽ không có hiệu lực gì khi ra tòa. Một số rủi ro bạn có thể gặp phải:

Không có giá trị pháp lý về nhà đất đó

Vì vi bằng chỉ là văn bản để ghi lại các hình, sự kiện, giấy tờ giao nhận tiền hành vi do 2 bên đưa ra cho nhau. Nó chỉ là chứng cứ chứ không có giá trị như hợp đồng, không được công chứng việc mua nhà đất.

Dùng vi bằng trong mua nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và không có hiệu lực gì khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng cả. Đã có rất nhiều người nhầm tưởng vi bằng có thể công chứng, chứng thực lại được. Đó là cách hiểu sai và không đúng.

Nguy cơ bị mất tiền rất cao

Nhiều người vì tham mà đã mua bán nhà đất qua vi bằng nên sẽ dễ bị rủi ro, nguy cơ bị mất trắng. Bởi vì nhiều người cò mồi đã lợi dụng việc đó mà rao bán chuyển nhượng qua lại cho nhiều người giấy tờ, hồ sơ chưa có đầy đủ pháp lý.

Ảnh hưởng xấu tới nghề môi giới bất động sản

Nhiều người vì cái lợi trước mắt mà đã môi giới, lôi kéo người khác vào các đầu tư nhà đất không uy tín, không đầy đủ giấy tờ pháp lý. Khiến cho ngành bất động sản ngày càng khó khăn làm cho người dân không tin tưởng.

Ảnh hưởng tới hoạch định chính sách của nhà nước

Khi nhu cầu bất động sản nhà đất ngày càng được quan tâm, thì nhiều thành phần đã lừa đảo, lợi dụng sự thiếu tin tưởng của người dân mà dẫn tới trục lợi. Dẫn đến việc điều tiết, quản lý bđs ngày càng khó khăn, ảnh hướng tới các hoạt động tài chính, ngân hàng tín dụng, vốn,...của nhà nước.

Một số trường hợp bị mất trắng nhà do mua bằng vi bằng

Mua nhà bằng vi bằng ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên dựa trên giải nghĩa thế nào là công chứng vi bằng bạn có thể nhận thấy rất nhiều rủi ro tiềm ẩn với giải pháp này. Đặc biệt trên thực tế hiện nay cũng đã có không ít người mua khóc ròng khi mua nhà bằng vi bằng. Theo đó người mua hoàn toàn bị mất trắng nhà, không thể cứu vãn. Vậy rủi ro khi mua bằng công chứng vi bằng là sao? Cụ thể một số trường hợp có thể điểm danh là:

Nhà ở đang thuộc tài sản thế chấp trong ngân hàng

Đây là trường hợp nhà ở xếp vào loại  ba chung. Bao gồm giấy phép xây dựng chung, giấy chứng nhận QSDĐ và sổ nhà chung. Sau đây gọi tắt là sổ hồng chung.

Vậy nên sau thời điểm bán nhà  cho nhiều người người đứng tên của sổ mang sổ đi thế chấp ngân hàng. Trong trường hợp này nếu như người đi thế chấp không thể thanh toán ngân hàng. Lúc này ngân hàng sẽ siết nợ tài sản thế chấp. Một khi mua nhà trong trường hợp này sẽ bị mất trắng vừa tiền vừa nha.

Một nhà được bán cho nhiều người


Mua nhà bằng vi bằng trong một số trường hợp có thể khiến bạn mất trắng
Mua nhà bằng vi bằng trong một số trường hợp có thể khiến bạn mất trắng

Hiện tại đa phần các Thừa Phát Lại khá dễ dàng. Hầu hết chỉ cần sao chép giấy tờ từ nhà là Thừa Phát lại sẽ bắt đầu thực hiện lập vi bằng hòng thu phí. Đặc biệt với thời đại công nghệ như hiện nay hiện tại mọi người có thể in giấy tờ ra nhiều bản.

Vậy nên nhiều người thường dùng các bản đó để bán cho nhiều người khác nhau. Sau đó ôm tiền đặt cọc cao chạy xa bay. Lúc này các khách hàng sẽ tranh chấp nhau một ngôi nhà mà không có hồi kết.

Người thuê nhà đem nhà đi bán khi chưa có sự cho phép

Một chiêu trò lừa đảo cuối cùng rất dễ gặp phải hiện nay chính là người thuê nhà tự ý đóng giả chủ nhà đem bán nhà. Những kẻ lừa đảo này thường thực hiện chiêu trò thuê nhà ở. Sau đó lợi dụng trường hợp chủ nhà không ngờ tời để tiến hành rao bán ngôi nhà mình đang ở trọ. Đó có thể là khi chủ nhà đi xa, chủ nhà ở xa nơi thuê nhà, chủ nhà đi du lịch,….

Những kẻ lừa đảo này sử dụng giấy tờ photo nhà để thực hiện lừa đảo. Họ rao bán bằng mức giá khá rẻ với lý do đang cần tiền gấp lo việc riêng không thể cưa kéo. Nhiều người vì lợi ích trước mắt liền bỏ qua các tổn thất trong tương lai. Hơn nữa thấy mức giá thấp với chất lượng nhà tốt nên dễ rơi vào bẫy của kẻ gian.

Một khi người mua đồng ký chọn mua nhà qua giấy tờ tay mức chi phí thấp hoặc cho thuê bằng giá với nhà có sổ hồng kẻ gian sẽ lập tức đồng ý bán ngay. Lúc này kẻ gian cũng được tiền trong tay là cao chạy xa bay. Sau khi chủ nhà trở về người mua lại phải rơi vào cuộc tranh chấp không hồi kết.

Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Các Bước Thanh Toán Tiền Khi Mua Nhà Đơn Giản Nhất

Trên đây là chia sẻ về công chứng vi bằng là gì? Những rủi ro khi mua nhà vi bằng. Hy vọng có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn và có kiến thức để đầu tư mua bán nhà đất an toàn, hạn chế các rủi ro nguy hiểm khi đầu tư nhà đất.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

3 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

3 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

7 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

7 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

7 giờ trước