TP Hồ Chí Minh sẽ có thêm 5 quận

Thứ năm, 27/01/2022-10:01
5 huyện là Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ sẽ trở thành quận, theo Kế hoạch xây dựng Đề án Đầu tư – Xây dựng các huyện thành quận giai đoạn 2021 - 2030 do Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa ban hành.

5 huyện sẽ trở thành quận hoặc thành phố trực thuộc 

Cụ thể, theo Kế hoạch khẩn về xây dựng Đề án Đầu tư - xây dựng các huyện thành quận (hoặc thành phố thuộc thành phố Hồ Chí Minh) giai đoạn 2021-2030 do Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành mới đây, các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Hóc Môn và Nhà Bè sẽ trở thành các quận hoặc thành phố thuộc thành phố trong vòng 10 năm tới.

Theo đó, Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất thực hiện Đề án theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu thực hiện từ năm 2021 đến 2025. Ở giai đoạn này các huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè sẽ trở thành quận, hoặc trở thành thành phố trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Ở giai đoạn 2, từ năm 2025 đến 2030, 2 huyện còn lại là huyện Cần Giờ và Củ Chi sẽ trở thành quận hoặc thành lập thành phố trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh giống như thành phố Thủ Đức hiện nay.


5 huyện là Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ sẽ trở thành quận.
5 huyện là Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ sẽ trở thành quận.

Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Đề án là cơ sở, tiền để để thực hiện các chương trình đột phá quản lý, đổi mới đã được đưa ra tại Đại hội Đảng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của thành phố.

Theo kế hoạch, thành phố sẽ tiến hành rà soát, đánh giá hiện trạng tiêu chuẩn hiện tại của 5 huyện nêu trên. Qua đó, tạo cơ sở để tập trung nguồn lực phát triển, đưa các huyện đạt tiêu chuẩn trở thành quận hoặc thành phố trong thời gian tới. 

Bên cạnh đó, để đưa quá trình chuyển đổi nhanh và bền vững, thành phố cũng xây dựng 5 đề án nhánh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan chức năng. 5 đề án nhanh bao gồm: Kinh tế đô thị do Sở Kế hoạch và Đầu tư phụ trách; Hạ tầng đô thị do Sở Quy hoạch và Kiến trúc phụ trách; Đề án Văn hóa đô thị do Sở Văn hóa và Thể thao phụ trách và cuối cùng là Con người đô thị do Viện Nghiên cứu phát triển phụ trách.

Để Đề án thành công, thành phố cho biết sẽ ưu tiên nguồn ngân sách, tổ chức lập và rà soát, bổ sung quy hoạch của 5 huyện. Trong đó tập trung vào quy hoạch chung, quy hoạch hạ tầng, chi tiết các khu đô thị mới. Thành phố cũng tạo điều kiện để người dân và doanh nghiệp phát triển các khu du lịch, công nghiệp, khu đô thị, thương mại mới. Tại các khu vực này sẽ tổ chức đấu giá đất nhằm tạo nguồn vốn cho phát triển hạ tầng. Thành phố cũng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài cho các huyện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới trong tất cả các lĩnh vực.

Lãnh đạo thành phố khuyên người dân không bán rẻ đất

Theo tìm hiểu, huyện Củ Chi có diện tích tự nhiên cao nhất trong 5 huyện, với 704,22 km2, nhưng dân số lại ít nhất, chỉ 73.000 người. Trong khi đó, hai huyện là Hóc Môn Bình Chánh có diện tích thấp nhất nhưng dân số khá đông, lần lượt là 463.000 và 711.000 người. Trong khi đó, huyện Nhà Bè có diện tích 100 km2 và số dân là 208.000 người.

Hiện nay sau khi có thông tin về Đề án đưa 5 huyện trở thành quận, giá đất tại các khu vực này đã tăng chóng mặt. Theo khảo sát, giá đất đã tăng đến 20% trong thời gian qua. Trong đó, huyện Cần Giờ có mức tăng cao nhất, có khu vực lên tới cả trăm triệu/ m2. Tiếp theo là huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh và cuối cùng là Củ Chi.

Theo ông Võ Văn Hoan - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, người dân không nên vội vàng bán đất mà nên cố gắng giữ lại để chuẩn bị cho quy hoạch trong thời gian tới. 

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, hiện thành phố đang triển khai quy hoạch kinh tế - xã hội. Do đó các huyện, đặc biệt là 5 huyện nằm trong diện lên quận cần lên ý tưởng, phối hợp với các cơ quan chức năng để có thể triển khai ngay khi điều chỉnh quy hoạch. 

Theo cơ cấu hiện nay của thành phố, lĩnh vực dịch vụ chiếm 63,4%, công nghiệp, xây dựng chiếm 22,4%, nông nghiệp chiếm 0,6%. Diện tích đất nông nghiệp của thành phố chiếm hơn 54% đất tự nhiên, ở mức 113.00 héc-ta. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Theo các chuyên gia, học giả, việc đưa 5 huyện lên thành quận là kế hoạch phù hợp với sự phát triển của các huyện cũng như thành phố. Cái lợi của các huyện khi lên quận là nguồn lực đầu tư sẽ lớn hơn, quy hoạch được đồng bộ hơn, do đó người dân cũng được hưởng lợi nhất định. Đây là điều kiện để địa phương phát triển, từ đó đưa thành phố phát triển hơn nữa. 

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng thành phố cần cân nhắc thận trọng, tránh tình trạng “cưỡng ép đô thị hóa”. Theo Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, nên để quá trình từ huyện lên quận diễn ra tự nhiên. Kiến trúc sư này nêu quan điểm, cho rằng nếu huyện nào đủ tiêu chí thì lên quận, chưa đủ thì phấn đấu tiếp, không nên sốt sắng mà cho chín ép bằng cách đổ ngân sách đầu tư cho đạt chỉ tiêu. 

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang đầu tư mạnh mẽ cho thành phố Thủ Đức. Do đó, nếu đầu tư thêm vào cho 5 huyện để lên quận, sẽ bị phân tán nguồn lực của thành phố. Vị kiến trúc sư này cũng cho rằng thành phố cũng cần tính tới các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu và nước biển dâng… 
Đồng quan điểm, các chuyên gia cho rằng thành phố cần tính toán cụ thể các vấn đề quan trọng như: Quy hoạch, nguồn lực và cơ chế quản lý nếu nâng cấp 5 huyện trở thành quận hoặc thành phố trực thuộc.

Cần đặt ra những câu hỏi về tính khả thi bên cạnh lợi ích có thể nhìn thấy. Đó là ai được hưởng lợi từ việc nâng cấp huyện lên quận? Nguồn lực dành cho đầu tư lấy từ đâu? Thậm chí là lên quận có tốt hơn hay nên giữ nguyên hiện trạng là huyện…

Quan tâm tới vấn đề môi trường, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên thuộc Hội Quy hoạch và phát triển đô thị thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cần xem xét về không gian đô thị, môi trường sinh thái khi đưa huyện lên thành quận. Trong điều kiện phát triển, dân số tăng, hạ tầng tốt hơn, cũng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, bê tông hóa và ngập úng mà bài học của các khu đô thị trước đó vẫn còn. Do đó, cần tính tới bài toán kinh tế và môi trường.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

25 phút trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

45 phút trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

4 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

4 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

4 giờ trước