Sở hữu chéo ngân hàng gây khủng hoảng tiền tệ ở Việt Nam

Thứ sáu, 20/01/2023-13:01
Theo Luật sư Nguyễn Văn Đoàn (Công ty Luật TNHH Hệ thống dịch vụ pháp lý toàn quốc - Luật sư X), tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng là tác nhân gây khủng hoảng tiền tệ, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.

Nhận định về công tác điều hành chính sách tiền tệ, Luật sư Nguyễn Văn Đoàn cho biết, kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn do lạm phát, tiền đồng mất giá gần thấp nhất thế giới, song lãi suất lại ở nhóm cao nhất thế giới.

Điều này khiến các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là lĩnh vưc bất động sản phải kinh doanh dưới áp lực lãi suất cho vay rất ghê gớm, làm sụt giảm nguồn cung, nguy cơ bị đẩy lùi ngay tại thị trường nội địa.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Đoàn, muốn giữ được an ninh của hệ thống ngân hàng, điều quan trọng nhất là phải giữ được thị trường tài sản phục hồi. Đặc biệt, phải xử lý được vấn đề tồn tại lâu nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam là sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo. Để phát hiện sở hữu chéo không hề đơn giản mà phải nhận diện thông qua điều tra, xác minh của cơ quan có thẩm quyền.


Luật sư Nguyễn Văn Đoàn (Công ty Luật TNHH Hệ thống dịch vụ pháp lý toàn quốc - Luật sư X).
Luật sư Nguyễn Văn Đoàn (Công ty Luật TNHH Hệ thống dịch vụ pháp lý toàn quốc - Luật sư X).

Phân tích cụ thể hơn, Luật sư Nguyễn Văn Đoàn cho biết: Sở hữu chéo giữa các ngân hàng cho đến thời điểm này vẫn luôn là vấn đề nan giải khiến nhiều tổ chức tín dụng chưa thể giải quyết ổn thỏa. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng đang tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt là vấn đề nợ xấu có thể gây ảnh hưởng tới quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Luật sư này lấy ví dụ, có tập đoàn thành lập tới hàng trăm doanh nghiệp, cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước có thể nhìn thấy, nhưng không có chế tài để theo dõi hết được.

Sở hữu chéo có thể gây ra những hậu quả rủi ro nghiêm trọng như thế nào?

Đầu tiên, vị chuyên gia pháp lý nêu ra nguy cơ rủi ro tăng vốn ảo dẫn đến hậu quả sai lệch trong hoạt động tài chính. 

Trong một thời gian ngắn, để tăng được lượng vốn hàng nghìn tỷ đồng không phải là điều đơn giản. Để lách quy định này, thông qua sở hữu chéo, cổ đông của ngân hàng X có thể đi vay vôn của ngân hàng Y để đầu tư vào ngân hàng X và ngược lại; Hoặc tổng công ty A sở hữu doanh nghiệp B, đồng thời sở hữu doanh nghiệp C, khi doanh nghiệp B và C cùng đầu tư vào ngân hàng X, thì A đương nhiên là chủ sở hữu của ngân hàng X (trong đó B và c là sở hữu trực tiếp, A là sở hữu gián tiếp). Nhiều ngân hàng có số vốn tăng nhanh bất thường, trong đó một phần là nhờ sở hữu chéo. Tuy nhiên, nguồn vốn của từng ngân hàng tăng, nhưng tổng thể nguồn vốn toàn hệ thống thì không hề thay đổi, bởi thông qua hoạt động đi vay để đầu tư hay góp vốn lẫn nhau thì dòng vốn chỉ chảy qua chảy lại giữa các ngân hàng với nhau, tăng lên trên giấy tờ sổ sách mà thôi. Điều này kéo theo hệ lụy làm sai lệch về quản trị ngân hàng cũng như việc đánh giá rủi ro, trích lập dự phòng hay giám sát đối với hoạt động tài chính nói chung.


Sở hữu chéo làm tăng vốn ảo dẫn đến hậu quả sai lệch trong hoạt động tài chính.
Sở hữu chéo làm tăng vốn ảo dẫn đến hậu quả sai lệch trong hoạt động tài chính.

Rủi ro thâu tóm dẫn đến hậu quả phá sản đối với hoạt động ngân hàng

Tiếp đến, luật sư phân tích theo quy định hiện nay, một cổ đông là cá nhân không được sở hữu quá 5%, một tổ chức không được sở hữu quá 15%, cổ đông và những người liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ) nhằm hạn chế việc thâu tóm ngân hàng trái pháp luật. Tuy nhiên, để lách các quy định trên, các cổ đông sở hữu số vốn nhỏ hơn 5% vốn điều lệ lại ủy quyền cho những cá nhân tổ chức không liên quan với mình để đầu tư vào một ngân hàng. Như vậy, khi sở hữu chéo diễn ra, quy định này dường như bị vô hiệu hóa. Sở hữu chéo khiến cho một số người sở hữu đồng thời nhiều ngân hàng và doanh nghiệp khác nhau, từ đó chi phối hoạt động kinh doanh ngân hàng. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua hoạt động cấp tín dụng của các Ngân hàng Thương mại mặc dù có quy định các ngân hàng không được phép cho cổ đông của mình vay vốn, nhưng trên thực tế họ lại có thể cho vay đối với các công ty, doanh nghiệp con của những cổ đông này. Một khi giám sát không chặt chẽ, các chủ sở hữu có thể chi phối để dòng tiền chuyển sang cho vay các dự án sân sau của mình. Nếu sở hữu chéo bị lạm dụng sẽ khiến hoạt động tài chính nội bộ bị méo mó, tiềm ẩn nguy cơ phá sản của ngân hàng, đồng thời đe dọa đổ vỡ lớn cho hệ thống chung.

Tiềm ẩn rủi ro hệ thống dẫn đến hậu quả thua lỗ

Cũng theo Luật sư Nguyễn Văn Đoàn, do mạng lưới phức tạp trong môi quan hệ sở hữu giữa các ngân hàng, khi xuất hiện rủi ro rất dễ xảy ra hiệu ứng domino không chỉ trong hoạt động ngân hàng. Ban đầu rủi ro xảy ra với một hoặc một vài tổ chức riêng lẻ, sau đó sẽ nhanh chóng lan ra các tổ chức khác bởi những mối liên quan về nguồn vốn kinh doanh. Tiếp đó, rủi ro sẽ lan ra hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản bởi quan hệ giữa dòng vốn đầu tư, cho vay, hoạt động sản xuất - kinh doanh của ngân hàng. Các mối quan hệ sở hữu chéo càng phức tạp bao nhiêu thì rủi ro hệ thống càng tăng lên bấy nhiêu dẫn đến thua lỗ và thị trường trầm lắng ngoài dự đoán ban đầu.


Tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.
Tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng ảnh hưởng đến thị trường bất động sản.

Dẫn đến hậu quả nợ xấu

Nguyên nhân đến từ việc cấp tín dụng của các Ngân hàng Thương mại, khi hoạt động này không dựa vào quy định tín dụng chặt chẽ mà chủ yếu từ mi quan hệ thân thiết. Các chủ sở hữu có thể tác động gây áp lực để thực hiện cấp tín dụng cho các hoạt động kinh doanh theo mục đích riêng của mình. Việc nguồn lực phân bổ không được đánh giá, giám sát đầy đủ sẽ dễ gây ra nợ xấu. Khi đã xuất hiện nợ xấu, việc xử lý sẽ khó khăn hơn nhiều, do mối quan hệ lằng nhằng của sở hữu chéo.

Dẫn đến hậu quả nhiều người tìm cách “lách luật”

Thời gian qua, cơ quan chức năng cũng rốt ráo xử lý vấn đề sở hữu chéo, vi phạm sở hữu cổ phần của các tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng. Đến nay, tình trạng này cơ bản đã được kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn còn mối lo ngại về vấn đề lách luật để sở hữu chéo, sở hữu cổ phần ngân hàng vượt mức quy định, hay nói cách khác là sở hữu ngầm vượt mức quy định của cổ đông, nhóm cổ đông ngân hàng.

Bởi thực tế, gần đây có doanh nghiệp bất động sản gia tăng đầu tư cổ phần vào ngân hàng. Đồng thời, xuất hiện một số lãnh đạo của công ty bất động sản nhảy sang nắm giữ những vị trí chủ chốt ở một số ngân hàng cho thấy mối quan hệ sở hữu giữa các tập đoàn bất động sản với ngân hàng vẫn hết sức nhạy cảm, phức tạp.

Luật sư Đoàn nhận định, để xảy ra tình trạng này không hoàn toàn do lỗi của doanh nghiệp. Có một thực tế là, chính sách của chúng ta vẫn chưa hướng được các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu, dài hạn, như công nghiệp hóa.

Một khi chính sách chưa hướng được doanh nghiệp đầu tư vào các mục tiêu dài hạn, thì doanh nghiệp sẽ tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, như bất động sản. Theo đó, họ sẽ phải “đẻ” ra hàng loạt công ty con để vay vốn ngân hàng.

Từ những phân tích trên, thành viên của Công ty Luật TNHH Hệ thống dịch vụ pháp lý toàn quốc - Luật sư X cho rằng, vấn đề an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống phải là trọng tâm xử lý của Ngân hàng Nhà nước và phải tập trung nguồn lực thật sự để xử lý hiệu quả trong năm 2023.

Nguyên Hằng
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, thúc đẩy tăng trưởng

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Tin mới cập nhật

Toàn cảnh kết quả kinh doanh quý I/2024: Vẫn duy trì tăng trưởng

3 giờ trước

TP.HCM siết hóa đơn điện tử trong mua bán vàng

4 giờ trước

Nhu cầu điện khổng lồ phục vụ trí tuệ nhân tạo tại Châu Á

5 giờ trước

Giải bài toán tài chính mua nhà cho những người trẻ

7 giờ trước

CEO Masan: Việc IPO Masan Consumer sẽ giúp nâng định giá của các cổ phiếu Masan

8 giờ trước