Giữa tháng 5/2022, hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm 

Thứ tư, 18/05/2022-20:05
Trong đợt tăng lãi suất lần này, không chỉ tăng lãi suất tại các kỳ gửi dài hạn các ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh ở hầu hết tất cả các kỳ hạn, trong đó mức cao nhất là 0,6%. 

Đầu tháng 5 đã ghi nhận nhiều ngân hàng thực hiện tăng lãi suất tiết kiệm, đến thời điểm hiện tại "cuộc đua" tăng lãi suất ngày càng trở nên hấp dẫn bởi sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại. 

Ngân hàng SCB đang có mức lãi suất tiết kiệm 7,3% một năm đối với kỳ hạn 12 tháng. Bởi ngân hàng này vừa thực hiện tăng lãi suất thêm 0,5% một năm cho tiết kiệm 12 tháng tại cả hai hình thức gửi tại quầy và online. 

Ngoài ra, trong lần tăng lãi suất này, ngân hàng SCB cũng thực hiện tăng lãi suất trên kênh gửi tại quầy thêm 0,15% một năm cho kỳ gửi 1 và 3 tháng, tăng 0,3% một năm cho kỳ 6 và 9 tháng. Còn đối với kênh online, ngân hàng này tăng 0,4% một năm cho lãi suất tiết kiệm 6 và 9 tháng. 

CBBank tăng thêm 0,15-0,4% một năm cho lãi suất các kỳ hạn thông dụng, kể cả giao dịch tại quầy và online. Đợt điều chỉnh này đưa ngân hàng lên vị trí thứ hai về lãi suất tiết kiệm tại quầy với 6,95% một năm và thứ ba về lãi suất tiết kiệm giao dịch online với 7%.


Từ đầu tháng 5/2022, hàng loạt các ngân hàng tăng lãi tiết kiệm.
Từ đầu tháng 5/2022, hàng loạt các ngân hàng tăng lãi tiết kiệm.

Tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), với kỳ hạn 12 tháng, khánh hàng gửi online sẽ được hưởng mức lãi suất 7,2% một năm, gửi tại quầy mức lãi suất là 6,4%. 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa tăng lãi suất cho khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy và trên kênh online với mức điều chỉnh tăng hơn đến 1,1 điểm % so với mức hiện hành.

Theo đó, khi tham gia chương trình khuyến mại mới này, khách hàng của ngân hàng SHB sẽ được cộng thêm lãi suất ưu đãi lên đến 1 điểm %/năm vào mức lãi suất hiện hành của SHB cho sổ tiết kiệm/hợp đồng tiền gửi. Bên cạnh mức cộng thưởng này, khi gửi tiền tại quầy giao dịch, khách hàng mới còn được cộng thêm 0,1 điểm %/năm cho các món tiền gửi.

Theo đại diện SHB, mức lãi suất tặng thêm này nhằm thu hút dòng vốn gửi vào ngân hàng trong bối cảnh tiết kiệm vẫn được xem là kênh đầu tư truyền thống an toàn, sinh lãi đều đặn. Hiện mức lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy cao nhất của SHB là 6,6% một năm cho kỳ hạn từ 18 tháng ở sản phẩm Tiết kiệm Đại lợi; và lãi suất 6,7% một năm cho khách gửi tiết kiệm online từ 36 tháng.

Ngân hàng ACB cũng chọn điều chỉnh lãi suất cho các giao dịch online. Ngân hàng này cộng thêm 0,05% cho kỳ 9 và 12 tháng, kỳ gửi 3 và 6 tháng tăng 0,5% một năm. Riêng tiết kiệm 1 tháng online tăng lãi thêm 0,6% một năm.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, tăng lãi suất tiết kiệm trở thành xu hướng chủ đạo của ngành ngân hàng. Tuy nhiên lãi suất gửi online tại các ngân hàng thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy. 

Đến thời điểm hiện tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước gồm Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV chưa ghi nhận sự điều chỉnh lãi suất. VietinBank có lãi suất cao nhất ở mức là 5,6%/năm. Trong khi mức cao nhất tại các ngân hàng Vietcombank, Agribank và BIDV cùng là 5,5%/năm.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn của các tổ chức tín dụng trong quý I/2022 tăng 2,15% so với cùng kỳ năm 2021. 

Mới đây, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự đoán trong năm 2022 mức lãi suất huy động có thể tăng 0,5-1%. Trước đó, VCBS đã từng dự báo thị trường xuất hiện xu hướng chuyển từ gửi tiền kỳ hạn dài sang không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn. Các ngân hàng ghi nhận lượng khách hàng thường xuyên tăng nhanh như Techcombank, MBBank, TPBank... sẽ có được nguồn vốn huy động dồi dào hơn và giảm được chi phí vốn trong dài hạn.

Còn Chứng khoán MB (MBS) đã  dự đoán trung hạn giai đoạn 2022-2025 khi kinh tế trong nước và quốc tế hồi phục, mức lãi suất huy động có thể tăng trở lại vì nhu cầu vốn cho nền kinh tế tăng lên để đáp ứng cho sản xuất kinh doanh phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

1 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

9 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

9 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

13 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

13 giờ trước