Dự kiến đầu tư 9 tỷ USD xây đường sắt tốc độ cao TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ 

Thứ hai, 09/01/2023-16:01
Tuyến đường sắt tốc độ cao TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ có chiều dài 174 km, đi qua 6 tỉnh, thành phố có tốc độ thiết kế lớn nhất là 190 km/h. 

Toàn tuyến có 15 ga tàu 

Theo vnexpress.net, mới đây, Ban Quản lý dự án đường sắt đã có báo báo gửi Bộ Giao thông Vận tải về kết quả khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ sau khi làm việc với 6 địa phương có tuyến đường này đi qua là Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. 

Tuyến đường sắt tốc độ cao có tổng chiều dài 174 km, bắt đầu từ ga An Bình (Bình Dương) đến ga Cần Thơ (Cần Thơ). Tốc độ thiết kế lớn nhất là 190 km/h, khai thác tàu khách với vận tốc dưới 190 km/h, tàu hàng dưới 120 km/h. Tuyến có 15 ga, 11 trạm bảo dưỡng, sửa chữa. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 9 tỷ USD, tương đương 213.948 tỷ đồng.

Với tàu khách của tuyến đường sắt áp dụng công nghệ đoàn tàu động lực phân tán (EMU). Đối với tàu hàng áp dụng công nghệ đoàn tàu động lực tập trung. Tín hiệu điều khiển tàu tự động trên nền tảng thông tin vô tuyến. 

Đơn vị tư vấn dự án đề xuất đầu tư dự án theo phương thức đối tác công - tư (PPP). Chi phí giải phóng mặt bằng từ ngân sách Nhà nước. Nhà đầu tư huy động vốn xây dựng hạ tầng, thử nghiệm và bàn giao lại cho nhà nước theo hình thức hợp đồng BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ). 


Hướng tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ.
Hướng tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ.

Ban Quản lý dự án đường sắt cùng đơn vị tư vấn đã nhanh chóng làm việc với các địa phương thống nhất về phương án tuyến, vị trí ga. Tuy nhiên, đơn vị này đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến chính thức của UBND TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và Tiền Giang để hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Bộ Giao thông Vận tải. 

Theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt tốc độ cao TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ, tuyến giao thông này đi qua địa bàn các đô thị lớn, đông dân cư nên phải tính toán phương án kết nối với những phương thức vận tải khác, đảm bảo hiệu quả khai thác tuyến. Các ga bố trí gần nhau, chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ, trên tuyến khoảng cách giữa các ga xa hơn nhằm đảm bảo tốc độ tàu chạy thời gian hành trình. 

Tại Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ dài khoảng, đường đôi, khổ 1.435 mm, dự kiến nghiên cứu đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030. 

Bộ Giao thông Vận tải đã giao Ban Quản lý dự án đường sắt nghiên cứu chuẩn bị đầu tư dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong quý IV/2022 để triển khai các thủ tục tiếp theo, phấn đấu hoàn thành chuẩn bị đầu tư trước năm 2025 và triển khai xây dựng trước 2030.

Đề xuất làm trên cao đoạn qua TP Hồ Chí Minh

Liên quan đến tuyến đường sắt tốc độ cao TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ,  đoạn đi qua địa bàn TP Hồ Chí Minh dài 33 km được kiến nghị làm trên cao để thuận lợi khi thực hiện. Đây là đề xuất được Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Phan Công Bằng nêu tại buổi làm việc của Bộ Giao thông Vận tải với các địa phương về phương án đầu tư tuyến đường sắt TP Hồ Chí Minh- Cần Thơ, ngày 17/6/2022. 


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

TP Hồ Chí Minh có nhiều khu đô thị, dân cư nên việc điều tiết giao thông tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ rất khó, có nhiều nguy cơ gây ùn tắc/ Vì vậy, thành phố đề xuất nghiên cứu phương án cho toàn bộ đoạn 33 km đường sắt cao tốc trên địa bàn đi trên cao. 

Ông Bằng nói: “Tuy chi phí có thể nhiều hơn nhưng giải pháp này dễ triển khai cũng như mang lại hiệu quả lâu dài”. Ngoài ra, hiện quy hoạch chi tiết cũng còn một số sai lệch về hướng, tuyến nên cần tính toán kỹ hơn để tránh khó khăn trong công tác đền bù. 

Tại buổi làm việc này, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đề nghị các địa phương cùng đơn vị tư vấn chú ý vị trí xây nhà ga, đặc biệt là các nhà ga hàng hóa nhằm kết nối nguồn hàng, các trung tâm logistics… nhằm khai thác tối đa lợi thế vận chuyển hàng hóa của tàu. Các tỉnh có tuyến đường sắt đi qua cần sớm đưa dự án vào quy hoạch chung để có pháp lý về phạm vi thực hiện, hướng tuyến. 

Dự án đường sắt cao tốc TP Hồ Chí Minh - Cần Thơ sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ xuống còn 75 - 80 phút, thay vì 4 - 5 giờ đi bằng đường bộ như hiện nay. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, thúc đẩy tăng trưởng

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Tin mới cập nhật

Toàn cảnh kết quả kinh doanh quý I/2024: Vẫn duy trì tăng trưởng

4 giờ trước

TP.HCM siết hóa đơn điện tử trong mua bán vàng

6 giờ trước

Nhu cầu điện khổng lồ phục vụ trí tuệ nhân tạo tại Châu Á

6 giờ trước

Giải bài toán tài chính mua nhà cho những người trẻ

8 giờ trước

CEO Masan: Việc IPO Masan Consumer sẽ giúp nâng định giá của các cổ phiếu Masan

9 giờ trước