20 địa phương hoàn thành đánh giá nguy cơ sốt đất thông qua đấu giá 

Thứ năm, 27/01/2022-10:01
Tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Xây dựng tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết tính đến 21/1/2022 đã có 20 địa phương đánh giá về nguy cơ sốt đất thông qua đấu giá. 

Đánh giá sốt đất thông qua đấu giá 

Nhận xét về vấn đề sốt đất và tình trạng đấu giá đất quá cao rồi bỏ cọc lô đất trúng đấu giá tại Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh) trong thời gian vừa qua khiến dư luận quan tâm. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, chủ trì họp báo cho biết, có nhiều nguyên nhân tạo nên hiện tượng sốt đất chứ không phải riêng việc đấu giá đất. 

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Khởi sau khi TP Hồ Chí Minh thực hiện đấu giá đất tại Thủ Thiêm, Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ cùng các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố đánh giá về kết quả đấu giá đất cao bất thường vừa qua để có đánh giá chung về thị trường bất động sản.

Đồng thời Bộ Xây dựng cũng đã gửi các địa phương văn bản đề nghị đánh giá, cụ thể về giá đất trên địa bàn. Sẽ tổng hợp, báo cáo khi có đủ thông tin. Giá đất hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, việc đấu giá đất cũng là một trong các yếu tố đó. Ngoài ra còn có các yếu tố như lượng giao dịch, nguồn cung bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng,.. Đến nay, đã có 20 tỉnh hoàn thành đánh giá nguy cơ sốt đất thông qua đấu giá và ảnh hưởng đến nhà ở, giá đất. 


Đã có 20 tỉnh hoàn thành đánh giá nguy cơ sốt đất thông qua đấu giá và ảnh hưởng đến nhà ở, giá đất. 
Đã có 20 tỉnh hoàn thành đánh giá nguy cơ sốt đất thông qua đấu giá và ảnh hưởng đến nhà ở, giá đất. 

Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, trong giai đoạn 2020 - 2021, giá nhà tăng hơn so với giai đoạn 2018 - 2019. Cụ thể, giá căn hộ trung cấp tăng từ 2 - 3%, giá căn hộ cao cấp tăng 0,5%. Phân khúc đất nền ghi nhận sự tăng giá mạnh nhất với mức khoảng 5%, có những nơi tăng đến 10%. Việc tăng giá đã trở thành xu hướng chung. 

Ông Khởi cho rằng, giá nhà đất tăng bởi nguồn cung bị hạn chế. Bởi nhu cầu tăng mỗi ngày nhưng các dự án chưa hoàn thiện nên chưa có sản phẩm để bán ra thị trường. 

“Đáng chú ý, tác động của việc giá nhà đất tăng sẽ ảnh hưởng đến chính sách phát triển nhà ở giá thấp. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu cơ chế phát triển nhà ở thương mại giá thấp, lồng ghép vào việc sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở trong thời gian tới, nếu được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ chế cho phát triển loại hình nhà ở này”, ông Khởi cho biết. 

Nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng sốt đất tới thị trường bất động sản, một số giải pháp đã được đề xuất như: quản lý việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản; quản lý chặt tài chính, tín dụng bất động sản; tăng nguồn cung nhà ở xã hội. 

Đồng thời, Bộ Xây dựng cho rằng, cơ cấu nhà ở trong dự án bất động sản cần được điều chỉnh, cần tránh tập trung đầu tư nhà ở phân khúc cao cấp. Thông tin quy hoach, dự án bất động sản cần được kiểm trang, công khai kịp thời, nhanh chóng cho người dân. 

Bộ Xây dựng đặc biệt yêu cầu các địa phương tăng cường khâu giám sát, kiểm tra các dự án bất động sản. Đồng thời quản lý chặt chẽ người hành nghề môi giới bất động sản nhằm kiểm soát giá, tránh tình trạng “đẩy giá” cao bất thường như trong thời gian qua. 

Định hướng chính sách phát triển nhà ở xã hội 

Tại họp báo cũng thông tin về, định hướng phát triển nhà ở trong năm 2022 theo hướng nâng cao chất lượng, hạ tầng đồng bộ, đảm bảo môi trường sống. Đồng thời đổi mới căn bản tư duy, chính sách phát triển nhà ở xã hội. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội. 


Nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nhà ở xã hội.
Nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nhà ở xã hội.

Các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng đề xuất trong gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, mục đích của chính sách không tập trung vào thị trường bất động sản mà là hướng tới phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Vì vậy nếu chính sách được thông qua thì sẽ không ảnh hưởng đến giá nhà đất. Mặc dù vậy thì thị trường bất động sản vẫn luôn phải được kiểm soát để đảm bảo tính thanh khoản và phát triển lành mạnh. 

“Sốt đất” từ khóa hot nhất năm 2021

Trong năm 2021, sốt đất diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Ngay từ những ngày đầu năm 2021, thị trường bất động sản đã chứng kiến giá đất tăng cao đột biến ở một số nơi. Tuy nhiên điều quan trọng là các “cơn sốt” này ảo thì nhiều, thật thì ít.  

Đặc biệt là sau khi có thông tin dự án nào đó được đề xuất hay phê duyệt thì ngay lập tức giá đất tại vùng đó và lân cận sẽ được “thổi” với mức giá trên trời. Ví dụ như tại xã Tân Lợi, An Khương (tỉnh Bình Phước), giá đất nền tăng đột ngột khi có thông tin sân bay Técníc Hớn Quản sẽ được quy hoạch mở rộng. Khiến đất mặt tiền tại các tuyến đường liên xã có giá cao ngất ngưởng lên 350-500 triệu đồng, thậm chí 600 triệu đồng từ mức 60-70 triệu đồng. Đất trong ngõ, lại còn là đất nông nghiệp cũng có mức giá 2 - 3 tỷ đồng/sào. 

Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng giá đất đã hạ nhiệt nhanh chóng. Giá đất giảm từ 30 - 40% so với thời điểm tăng mạnh. Khiến các nhà đầu tư không kịp thoát hàng mà phải ôm trái đắng. 


Năm 2021, sốt đất diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Năm 2021, sốt đất diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đến giữa năm, do ảnh hưởng của lần bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, và sự kiểm soát của các địa phương thì cơn sốt đất có dấu hiệu chững lại. Nhưng đến những tháng cuối năm 2021, hiện tượng này lại trở lại như ở tại Khánh Hòa, Quảng Trị, Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Những nơi xuất hiện sốt đất đều do các thông tin quy hoạch giao thông, đô thị, nâng cấp các đơn vị hành chính từ huyện lên quận, thành phố, xã lên phường. Dẫn đến kỳ vọng giá đất sẽ tăng trong tương lai khiến giới đầu cơ tích cực gom đất. Đến khi quy hoạch được phê duyệt, các dự án được triển khai và hoàn thiện thì giá bất động sản lại tăng. 

Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng chiến thắng trong cuộc đua gom đất đón sóng tăng giá này. Phần lớn đều chịu tình cảnh “tiền mất tật mang”. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

3 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

3 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

7 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

7 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

7 giờ trước