Xuất khẩu rau quả và thủy sản Việt Nam tới EU vẫn còn khiêm tốn

Thứ hai, 02/01/2023-07:01
Theo Đại diện Vụ Chính sách đa biên, rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới EU mới chỉ chiếm 2,7% thị phần còn thủy sản chiếm 4,2% dù đã thực thi EVFTA được hơn 3 năm. Điều này chỉ ra rằng dư địa cho hàng nông sản Việt Nam xuất sang EU còn rất lớn.

Bộ Công Thương cho biết xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam - EU có nhiều sự tăng trưởng ấn tượng sau hơn 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).

Cụ thể, trao đổi thương mại song phương đạt 54,9 tỷ USD, đã tăng 12% so với cùng kỳ trong năm đầu thực thi EVFTA. Theo đó, xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 11%. Bước sang năm thứ 2 thực thi, con số đạt 61,4 tỷ USD tăng gần 12% và xuất khẩu đạt 45 tỷ USD.

Kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều trong 11 tháng đầu năm nay đạt 57 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ, với xuất khẩu trong đó đạt 43,5 tỷ USD tăng 21%. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều chứng kiến mức tăng trưởng cao như giày dép tăng 19%, dệt may tăng 24%, thủy sản tăng 41%.


Thị phần rau quả của Việt Nam tại châu Âu vẫn còn khiếm tốn
Thị phần rau quả của Việt Nam tại châu Âu vẫn còn khiếm tốn

Thế nhưng, theo Bộ Công Thương, cơ hội và dư địa từ thị trường EU còn rất nhiều, những có cả lý do chủ quan và khách quan khiến doanh nghiệp Việt vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường.

Tại các quốc gia châu Âu, thương hiệu Việt Nam vẫn chưa được biết đến nhiều hoặc chưa có. Theo đó, lợi ích và giá trị mà các doanh nghiệp Việt có được chưa xứng với tiềm năng.

Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), hiện Việt Nam có 7 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực tới EU, gồm dệt may, máy vi tính, máy móc và thiết bị, rau củ quả tươi, gạo, thủy sản, giày dép.

Theo ông Khanh, EVFTA đã đưa thuế suất với mặt hàng rau quả từ 20% xuống 0%, tuy nhiên, hiện mặt hàng rau quả tươi, chế biến Việt Nam mới chiếm khoảng 2,7% thị phần tại EU. Bởi vậy, doanh nghiệp Việt vẫn có cơ hội lớn để đặt mặt hàng rau củ quả tươi, chế biến xuất khẩu sang EU.

Nếu không có EVFTA, mức thuế suất với nhóm mặt hàng thủy sản sẽ ở mức 20%. Thế nhưng, với cam kết từ EVFTA, trong 3 năm đã xóa bỏ thuế với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, xóa 90,3% và 100% kim ngạch tương ứng trong 5 năm và 7 năm.

Thế nhưng, xuất khẩu thủy sản của nước ta tới thị trường EU mới chỉ chiếm 4,2% thị phần, do đó dư địa để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này tới EU vẫn còn lớn.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Kinh doanh xuất khẩu (Tập đoàn Lộc Trời), sản lượng xuất khẩu gạo của Lộc Trời sang EU tăng mạnh qua các năm nhờ có EVFTA, từ mức 2.000 tấn lên 24.000 tấn trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022.

Theo ông Hiếu, doanh nghiệp cần tập trung vào chất lượng của sản phẩm, nhất là kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhằm gia tăng tính bền vững khi xuất khẩu vào thị trường EU. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

11 phút trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

31 phút trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

4 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

4 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

4 giờ trước