Hành lang lộ giới là gì? Tìm hiểu các quy định liên quan đến hành lang lộ giới 

Thứ hai, 18/04/2022-00:04
Hành lang lộ giới là một trong những khái niệm quan trọng trong xây dựng. Việc xác định chính xác hành lang lộ giới sẽ giúp người dân hoàn thiện được bản quy hoạch công trình chuẩn xác và hợp pháp đồng thời đảm bảo được an toàn cho người dân.

Hành lang lộ giới là gì?


Hành lang lộ giới là gì?
Hành lang lộ giới là gì?

Trước hết chúng ta tìm hiểu “Lộ giới là gì?”

Lộ giới còn được gọi là đường chỉ đỏ được xác định từ tâm đường sang hai bên đến điểm cuối cùng của con đường. Đây chính là ranh giới giữa phần đất đã có quy hoạch của nhà nước được dành riêng cho đường bộ hoặc các công trình, cơ sở kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng, lề đường hay vỉa hè với phần đất được sử dụng để xây dựng công trình nhà ở của người dân.

Vậy, hành lang lộ giới là gì?

Hành lang lộ giới hay còn gọi là hành lang an toàn đường bộ là khái niệm đã được quy định rõ tại Khoản 5 Điều 3 của Luật giao thông đường bộ. Hành lang lộ giới (hành lang an toàn đường bộ) là dải đất dọc 2 bên đất của đường bộ được tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ cho người dân.

Tiêu chuẩn hành lang lộ giới phù hợp xây nhà

Hành lang lộ giới (hành lang an toàn đường bộ) sẽ tùy thuộc vào độ cao của mỗi nhà mà có khoảng lùi phù hợp đã được pháp luật quy định rõ. Thông thường thì các công trình càng có độ cao thì khoảng lùi lộ giới sẽ lùi sâu hơn. Chính vì vậy người dân cần tính toán thật kỹ lưỡng và lựa chọn vị trí sao cho phù hợp nhất với mình để đảm bảo an toàn, ổn định lâu dài và bền vững.

Tiêu chuẩn hành lang lộ giới bao gồm những trường hợp cụ thể như sau:

A. Tiêu chuẩn tuyến đường lộ giới dưới 19m

Nếu như tuyến đường đó lộ giới dưới 19m thì công trình xây dựng tại đó có độ cao dưới 19m sẽ không cần cách lộ giới. Có nghĩa là ngôi nhà đó có thể xây dựng sát vỉa hè.

Nhưng cũng cùng tuyến đường này các công trình có độ cao từ 19 – 22m thì cần phải xây dựng cách lộ giới 3m.

Nếu công trình có độ cao từ 22 – 25m thì cần phải lùi 4m so với mốc lộ giới.

Công trình có độ cao từ 28m trở lên thì phải xây dựng lùi vào 6m.

Như vậy, đúng với quy định công trình càng cao thì khoảng lùi lộ giới sẽ càng sâu hơn so với mốc lộ giới.

B. Tuyến đường có lộ giới từ 19 – 22m

Nếu tuyến đường có lộ giới từ 19 – 22m thì những công trình xây dựng dưới 22 mét không phải thụt lùi vào. Nghĩa là ngôi nhà đó được phép xây dựng sát vỉa hè.

Công trình xây dựng cao từ 22 – 25m sẽ phải lùi cách mốc lộ giới là 3 mét.

Công trình xây dựng cao từ 28m trở lên thì cần phải xây dựng cách mốc lộ giới là 6m.

C. Tuyến đường có lộ giới từ 22m trở lên

Những công trình thuộc tuyến đường có lộ giới từ 22m trở lên nếu có độ cao thấp hơn 25m thì không cần xây dựng cách mốc lộ giới. Nhưng những công trình cao hơn 28m thì cần phải lùi 6m so với mốc lộ giới.

Tóm lại, có thể thấy rằng việc xây dựng nhà cách mốc lộ giới bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ cao của từng công trình nhà ở cần xây dựng hay phụ thuộc vào độ rộng của tuyến đường lộ giới tại khu vực đó…

Giới hạn hành lang lộ giới (hành lang an toàn đường bộ)


Giới hạn của hành lang an toàn gioa thông được quy định như thế nào?
Giới hạn của hành lang an toàn gioa thông được quy định như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP, Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:

“Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:

1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

b) 13 mét đối với đường cấp III;

c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:

a) 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;

b) 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;

c) Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.

4. Đối với đường cao tốc trong đô thị:

a) Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn;

b) Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;

c) Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.

5. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.

Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

6. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.

7. Xử lý hành lang an toàn đường cao tốc đã được xác định theo quy định trước ngày Nghị định này có hiệu lực:

a) Trường hợp dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã thực hiện xong hoặc đang thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, phạm vi hành lang an toàn giữ nguyên theo phạm vi đã được phê duyệt;

b) Trường hợp dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, Chủ đầu tư dự án phê duyệt lại hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại phạm vi hành lang an theo quy định tại Nghị định này.”

Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ

Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ (hành lang lộ giới) có khoảng cách đến hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Điều 22 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

Theo đó, các công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ, có ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và an toàn giao thông đường bộ thì chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng cần phải khắc phục, sửa chữa kịp thời. Trường hợp đã được cơ quan quản lý đường bộ yêu cầu khắc phục nhưng chủ công trình không tự giác thực hiện, thì cơ quan quản lý đường bộ cần phải lập hồ sơ kiến nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Lời kết

Trên đây là bài viết về “hành lang lộ giới là gì” cũng như các quy định liên quan. Hy vọng qua bài viết quý độc giả có thể hiểu thêm vấn đề này để khi xây dựng nhà ở hay các công trình không xảy ra vướng mắc hay vi phạm vấn đề về hành lang lộ giới. Cảm ơn quý độc giả đã đón đọc!

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

5 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

5 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

9 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

9 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

13 giờ trước