Tập đoàn Tân Hoàng Minh sẽ cung cấp hàng triệu m2 nhà ở xã hội lắp dựng sẵn từ năm 2022

Thứ hai, 13/12/2021-16:12

Tập đoàn Tân Hoàng Minh sẽ xây hàng loạt khu nhà ở xã hội lắp dựng sẵn cho công nhân. Xây dựng tại khu công nghiệp (KCN) từ Bắc vào Nam. Gồm Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hải Dương, Hòa Bình, Bình Thuận, Long An,...

Nhà ở xã hội áp dụng công nghệ 4.0

Tập đoàn Tân Hoàng Minh chính thức tham gia giành phân khúc nhà ở xã hội cho công nhân. Đây được đánh giá là bước đi mới trong kế hoạch phát triển lâu dài của tập đoàn. Đối tượng mới sẽ là những người lao động có thu nhập thấp. Tập đoàn Tân Hoàng Minh được biết đến là đơn vị chuyên nghiệp trong phân khúc căn hộ cao cấp.

Trong dự án lần này, Tân Hoàng Minh đã ký kết hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài. Đó là một công ty thành viên của Tập đoàn phát triển nhà ở Thương mại và Xã hội hàng đầu Hàn Quốc SH. Với mong muốn phát triển hệ thống “Nhà ở xã hội lắp dựng sẵn” cho ngành xây dựng Việt Nam.

 Nhà ở xây bằng phương pháp lắp ghép.
Nhà ở xây bằng phương pháp lắp ghép.

Điểm đặc biệt của lần hợp tác này là áp dụng công nghệ tự động 4.0. Cụ thể là sản xuất bê tông, module đạt công suất lớn. Rút ngắn thời gian thi công, từ 1 tháng đến nửa năm tuỳ theo số lượng tầng. Ít nhất 5 tầng và nhiều nhất là 20 tầng. Khiến giá thành rẻ hơn từ 40-60% so với giá thành sản xuất nhà bình thường.

Trong năm 2022, Tập đoàn sẽ triển khai nhiều hạng mục quan trọng. Gồm nhà máy chuyên sản xuất bê tông. Nhà phục vụ cho công ty xây dựng nhà ở xã hội. Nhà ở cho công nhân tại các KCN tại Hà Nam. Mỗi năm nhà máy có thể đưa ra hàng triệu m2 sàn. Phục vụ cho các KCN đang phát triển rất mạnh mẽ ở các tỉnh thành. Đáp ứng nhu cầu cấp bách về nhà ở cho những người lao động có thu nhập thấp. Bởi giá thành phù hợp với mức thu nhập rất thấp của họ hiện nay.

Công nghệ “Nhà ở xã hội lắp dựng sẵn” hướng tới người lao động có thu nhập thấp. Tạo cơ hội cho họ sử hữu những căn hộ chung cư. Sở hữu chất lượng, bền vững đảm bảo tính thẩm mỹ và sự an toàn, an sinh.

Biên bản ký kết mới cho thấy năng lực được thế giới công nhận của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Hình thành một thương hiệu mới của Tập đoàn dành cho người lao động Việt Nam. Mô hình xây dựng nhà 4.0 sẽ mở ra tương lai tốt hơn cho người lao động. Để người lao động có thể yên tâm “an cư lạc nghiệp”.

Sẽ có nhiều cơ chế ưu đãi 

Sau 35 đổi mới từ nền kinh tế bao cấp lạc hậu sang nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội được thế giới công nhận. Trở thành điểm đến đáng tin cậy của hàng nghìn doanh nghiệp từ 122 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Một lượng lớn lao động đổ về các KCN đặt ra bài toán về phát triển nhà ở xã hội. Để trả lời cho bài toán này cần có những giải pháp từ chính quyền. Cùng với đó là sự hợp tác từ các doanh nghiệp có tiềm lực.

Theo thống kê, số công nhân làm việc tại các KCN có nhu cầu nhà ở khoảng 4,2 triệu người. Con số này tương đương 33,6 triệu m2 nhà ở. Tuy nhiên trên cả nước mới hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội. Quy mô xây dựng hơn 142.000 căn, tổng diện tích hơn 7.100.000 m2. Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tính đến năm 2020, có 2,7 triệu công nhân trong KCN. Và có 1,2 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở.

 Hàng triệu nhà ở xã hội sẽ ra mắt thị trường trong năm 2022.
Hàng triệu nhà ở xã hội sẽ ra mắt thị trường trong năm 2022.

Theo ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng). Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, khu nhà ở lao động tại các KCN là đối tượng bị tác động mạnh nhất. Bởi các địa phương phía Nam chịu ảnh hưởng nhất. Đồng thời đây là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn nhất của cả nước.

Vì vậy, phát triển nhà ở xã hội cho công nhân là vấn đề cấp thiết hiện nay. Nhằm đảm bảo môi trường sống, sức khỏe cho người lao động và gia đình họ. Từ đó người lao mới có thể yên tâm, cống hiến cho công việc. Góp phần phục hồi sản xuất, kinh tế sau đại dịch.

Nhưng vẫn có nhiều vướng mắc giữa các quy định luật pháp và thực tế. Ông Hưng lấy dẫn chứng: "Điển hình như về cơ chế chính sách ưu đãi chưa thực chất, chưa thiết thực để chủ đầu tư tham gia. Bởi trong Luật Nhà ở và các quy định liên quan, các chính sách ưu đãi về đất đai không được tính vào giá thành đầu tư, như vậy, chính sách chỉ dành cho người dân, chưa thực chất đối với chủ đầu tư, chưa thúc đẩy các chủ đầu tư tham gia thực hiện các công trình này".

Để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, Bộ Xây dựng đề xuất gói tín dụng hỗ trợ thực hiện chính sách nhà ở xã hội. Nằm trong Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023. Nổi bật là “Gói tín dụng 65.000 tỷ đồng” gồm 2 gói tín dụng 15.000 tỷ đồng và 50.000 tỷ đồng.

Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Trong đó: Cấp vốn 14.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho các đối tượng khách hàng cá nhân theo quy định của Luật Nhà ở vay để mua, thuê mua hoặc xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà ở theo quy định. Cấp bù lãi suất 1.000 tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước chỉ định cho các Chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và cho các đối tượng cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội vay theo quy định.

Gói tín dụng 50.000 tỷ đồng theo hình thức Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để cho các đối tượng sau được vay ưu đãi. Gồm công nhân, người lao động làm việc trong các KCN được vay ưu đãi từ Chương trình để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Chủ đầu tư dự án nhà lưu trú cho công nhân KCN thuê. Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua cho các đối tượng theo quy định của Luật nhà ở.

Bộ xây dựng cũng đã đề xuất các giải pháp và cơ chế, chính sách để “mở đường” cho nhà ở công nhân. Như về quy hoạch, quỹ đất, đề xuất UBND cấp tỉnh phải bố trí đất làm nhà lưu trú cho công nhân KCN thuê.  Đảm bảo đáp ứng tối thiểu 50% số lượng công nhân có nhu cầu về nhà ở. Phải có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ khu nhà ở công nhân. Phải bố trí riêng biệt với khu sản xuất, văn phòng.

Về cơ chế ưu đãi cho chủ đầu tư, chủ đầu tư các dự án trong Chương trình được hưởng ưu đãi của Chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân KCN. Được nêu rõ trong quy định của Luật Nhà ở năm 2014, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, Nghị định số 49/2021/NĐ-CP và các pháp luật khác liên quan.

Về giá thuê, giá bán nhà, giá cho thuê đối với các dự án nhà lưu trú cho công nhân thuê. Do UBND cấp tỉnh phê duyệt căn cứ đề nghị của Chủ đầu tư. Theo nguyên tắc không được tính các ưu đãi của nhà nước vào giá thuê và bảo đảm lợi nhuận định mức tối đa bằng 10% tổng vốn đầu tư xây dựng và thời hạn thu hồi vốn tối thiểu là 20 năm. Giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua đối với các dự án nhà ở xã hội thực hiện theo pháp luật nhà ở xã hội hiện hành.

Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước. Để xây dựng báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề xuất đưa gói tín dụng theo hình thức tái cấp vốn vào nội dung Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023. Và các cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện Chương trình. Đồng thời trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Vấn đề nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp đang dần được tháo gỡ. Nhiều chính sách được đề xuất tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư xây dựng. Các đơn vị đầu tư cũng ngày càng tham gia nhiều vào phân khúc nhà ở này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

Lợi nhuận của Thế Giới Di Động (MWG) quý I/2024 hồi phục nhưng số lượng nhân viên giảm mạnh

Diễn biến thị trường chứng khoán sau kỳ nghỉ lễ dài ngày

Gen Z không tiêu xài hoang phí, biết cách "siết chặt hầu bao" tiết kiệm đến 6-7 triệu/tháng

Thị trường nhà đất khởi sắc

Tăng trưởng kỷ lục về doanh thu, nhóm cổ phiếu bán lẻ đứng trước cơ hội lớn

Yếu tố nào giúp startup Việt đón nguồn vốn hàng tỷ USD từ các “ông lớn” công nghệ?

Tin mới cập nhật

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

1 giờ trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

1 giờ trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

2 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

3 giờ trước

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

5 giờ trước