Siết chặt các kẽ hở về thuế trong chuyển nhượng bất động sản

Thứ sáu, 15/04/2022-08:04
Hiện nay, giá cả nhà đất và nguồn thu ngân sách từ bất động sản đang thiếu sự đồng nhất, nguyên nhân một phần là do tình trạng khai gian giá chuyển nhượng để trốn thuế. Để giải quyết vấn đề này, Hà Nội công bố sẽ thành lập ban quản lý hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Gian lận trong kê khai ảnh hưởng nguồn thu ngân sách

Năm 2022, Cục Thuế Hà Nội được giao dự toán thu ngân sách nhà nước 289.750 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 24%, đứng đầu toàn quốc trong tổng thu ngân sách nội địa. Trước áp lực hoàn thành dự toán thu này, Cục Thuế Hà Nội đã và đang triển khai một loạt các giải pháp đồng bộ, liên quan đến công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Đặc biệt là tổ chức thanh tra, kiểm tra để phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn Hà Nội.

Tương tự, tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Thái Minh Giao, Phó Cục trưởng Cục Thuế TPHCM cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều trường hợp người nộp thuế khi chuyển nhượng bất động sản, khi kê khai với cơ quan thuế sẽ kê khai thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế. Để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trong quá trình giải quyết hồ sơ, sẽ dựa trên các thông tin thu thập được để đánh giá sự phù hợp của mức giá kê khai với giá giao dịch có giống với thị trường không, để từ đó làm cơ sở đó xác định từng trường, nếu hợp rủi ro cao về thuế sẽ yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế”. 


Sự hiểu biết của người dân được xem là một trong những lý do trong việc kê khai gian dối nhằm trốn thuế chuyển nhượng
Sự hiểu biết của người dân được xem là một trong những lý do trong việc kê khai gian dối nhằm trốn thuế chuyển nhượng

Để ngăn chặn triệt để tình trạng gian lận thuế trong giao dịch nhà, đất, gần đây ngành thuế cả nước đã và đang tập trung kiểm tra tất cả các hồ sơ chuyển nhượng nếu có tình trạng các bên kê khai giá chuyển nhượng thấp bất thường sẽ yêu cầu các bên kê khai lại giá chuyển nhượng hoặc truy thu đối với những hồ kê khai không đúng với mức giá chung trên thị trường.

Mặc dù thị trường bất động sản hoạt động sôi động, sốt đất xảy ra liên tục nhưng ngân sách thu về vẫn chưa đạt được như kì vọng. Chính vì thế, tại Hội nghị bàn kế hoạch và giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của hộ gia đình, cá nhân do Cục Thuế Hà Nội tổ chức đã có những phân tích chi tiết và phương án giải quyết vấn đề.

Được biết, công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của các đối tượng là hộ gia đình, cá nhân được Cục Thuế Hà Nội quan tâm rất đặc biệt, trong thời gian qua đã có nhiều tham mưu với các cấp có thẩm quyền, nhiều chỉ đạo trong toàn ngành... để khắc phục tình trạng.

Ông Nguyễn Tiến Trường, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội lý giải: “Mặc dù hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại Hà Nội diễn ra sôi động nhưng việc khai gian giá nhà, đất sẽ dẫn đến thất thoát nguồn thu đổ về ngân sách nhà nước”.


Ông Nguyễn Tiến Trường - Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội
Ông Nguyễn Tiến Trường - Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội

Ngoài ra, một phần nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên một phần là do thể chế, chính sách, thủ tục hành chính và nhận thức của người dân về việc chấp hành pháp luật cũng như bảo vệ quyền lợi của bản thân trong giao dịch chuyển nhượng bất động sản còn ở mức trung bình.

Đồng thời, một nguyên nhân được cho là khó giải quyết nhất chính là vấn đề từ các bên môi giới, "cò mồi" hoặc một số tổ chức chưa đúng quy định của pháp luật, không có tâm, không có tầm khi xác định giá trên hợp đồng mua bán chuyển nhượng.

Thành lập Ban chỉ đạo quản lý hoạt động chuyển nhượng bất động sản

Trước đó, khi nhận thấy được những ảnh hưởng tiêu cực từ hành vi kê khai giá trị bất động sản, đại diện Tổng cục Thuế đã từng chia sẻ rằng, trong tương lai, ngành thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền và phổ biến chính sách pháp luật về thuế thông qua các hình thức như: Để “thư ngỏ” bao gồm các nội dung vận động người dân, doanh nghiệp thực nghĩa vụ  đóng thuế tại các văn phòng đăng ký đất đai, văn phòng công chứng và tại bộ phận “một cửa” hay tại các chi cục thuế; tuyên truyền bằng nhiều hình thức trên website của các cơ quan thuế, các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh thông tin xã hội; đồng thời phối hợp với sở tư pháp các địa phương chỉ đạo các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Hà Nội thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn người dân kê khai đúnggiá mua bán như thực tế trong các giao dịch chuyển nhượng bất động sản...

Tại Hội nghị lần này ông Nguyễn Tiến Trường – Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội nhấn mạnh: “Cần phải có sự thống nhất nội dung và các bước tuyên truyền, kèm theo những đấu tranh quyết liệt trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh và hình thức chuyển nhượng bất động sản đối với hộ gia đình, cá nhân, cũng như việc sử dụng công cụ quản lý thuế, áp dụng vào công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản của hộ gia đình và cá nhân”.

Đặc biệt, trong thời gian tới Cục Thuế Hà Nội đã có kế hoạch sẽ thành lập Ban chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Cùng với đó, là việc thường xuyên báo cáo, tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Cục thuế, UBND TP Hà Nội, phối hợp với sở, ngành, địa phương trong các bước tuyên truyền, đấu tranh và thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác triển khai tại các Chi cục Thuế, hạn chế tối đa việc vi phạm các hành vi liên quan đến thuế.

Dưới góc nhìn từ doanh nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đưa ra giải pháp như sau: “Trước hết, các cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để phổ biến chính sách pháp luật, đặc biệt là chính sách thuế, liên quan đến hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản và những quy định về hành vi trốn thuế, nhất là những xử lý vi phạm đối với hành vi trốn thuế...

Phó Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội yêu cầu các đơn vị đầu mối, tuỳ theo công việc được phân công để xây dựng các nội dung triển khai liên quan đến xây dựng cơ sở dữ liệu; xác định tiêu chí rủi ro và có các bước rà soát hồ sơ khai thuế; đồng thời phải lập ra kế hoạch tuyên truyền; cũng như có các tiêu chí để phối hợp cơ quan công an; kế hoạch kiểm tra, giám sát; để triển khai thực hiện việc tuyên truyền, tập huấn và triển khai thống nhất trong toàn ngành. Trong quá trình triển khai, các đơn vị không để phát sinh thêm bất kỳ thủ tục hành chính nào ngoài những quy định.

Trước mắt, nhận thấy hồ sơ khai thuế có dấu hiệu rủi ro, không trung thực, cơ quan thuế sẽ có thư mời người nộp thuế lên làm việc để giải trình về hồ sơ khai thuế, sẽ là bước đệm đầu tiên để giải quyết câu chuyện người dân tự ý cho mình quyền khai giá “bao nhiêu cũng được”.

Hồng Nhung
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sẽ bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường

Mua bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng: “Dù chưa hoàn hảo, cũng phải làm”

TP. Hồ Chí Minh siết cao ốc, liệu có “cứu vãn” được giao thông?

Những vướng mắc trong gói hỗ trợ người lao động thuê nhà

Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án bố trí ổn định cư dân vùng đặc biệt khó khăn

Cần làm gì để giá đất sát với giá thị trường?

Tháo gỡ nút thắt chính sách thuế trong lĩnh vực bất động sản

Lý do khiến nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngại với thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

13 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

15 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

15 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

19 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

20 giờ trước