Người dân khó tiếp cận vốn mua nhà ở xã hội

Thứ năm, 30/06/2022-07:06
Việc triển khai dự án bất động sản hiện nay gặp không ít vướng mắc. Người mua nhà đang gặp khó trong tiếp cận vốn vay, vay mua nhà xã hội chỉ có thể tiếp cận từ ngân hàng chính sách.

Người dân mòn mỏi chờ...

Vướng mắc về gói vay hỗ trợ NOXH gặp phải ở cả “hai đầu”: Chủ đầu tư ở “đầu cung” và khách hàng ở “đầu cầu”. Bởi mặc dù Nghị quyết số 11/NQ-CP cấp 15.000 tỷ đồng cho cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua NOXH, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách NOXH nhưng chính sách này chỉ được thực hiện thông qua Ngân hàng CSXH với điều kiện vay rất chặt chẽ.


Vướng mắc về gói vay hỗ trợ NOXH gặp phải ở cả “hai đầu”: Chủ đầu tư ở “đầu cung” và khách hàng ở “đầu cầu”.
Vướng mắc về gói vay hỗ trợ NOXH gặp phải ở cả “hai đầu”: Chủ đầu tư ở “đầu cung” và khách hàng ở “đầu cầu”.

Trước đó, Thông tư số 20/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước đã bãi bỏ hình thức hỗ trợ khách hàng vay vốn ưu đãi thông qua các ngân hàng thương mại do Nhà nước chỉ định để mua, thuê, thuê mua NOXH, áp dụng từ ngày 20/01/2022!?

Lý do là bởi mặc dù Điều 16 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2021/NĐ-CP) quy định cho 5 nhóm đối tượng vay ưu đãi để mua, thuê mua NOXH nhưng Điều 50 Luật Nhà ở lại không quy định về hình thức hỗ trợ này (mà chỉ quy định cho cá nhân, hộ gia đình vay vốn để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà để ở).

Bởi vậy, gói 15.000 tỷ đồng cho cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua NOXH, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách NOXH quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 11/NQ-CP, Nghị định số 36/2022/NĐ-CP cũng rất có thể rơi vào tình trạng “ế”.

Một phần lý do bởi thiếu nguồn cung NOXH như đại diện Cục QLN&TTBĐS nêu, một phần bởi việc cho vay thông qua Ngân hàng CSXH với các yêu cầu đặc thù, chặt chẽ sẽ “bó buộc” người dân có nhu cầu.

Trước câu chuyện gói hỗ trợ 15.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội có nguy cơ “ế”, từ góc độ chủ đầu tư, các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) mong muốn sẽ tạo thêm điều kiện cho cho khách hàng vay mua nhà ở xã hội, bởi các đối tượng đã mua nhà ở xã hội là những người có thu nhập thấp thì chính sách tín dụng cho người mua nhà là rất quan trọng, từ việc tiếp cận vay đến lãi suất ưu đãi.

“Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay ngay ở giai đoạn trước thủ tục phức tạp, khó khăn hơn cho người vay và thời gian chậm hơn. Trong khi đó các ngân hàng thương mại có kinh nghiệm cho vay và thẩm định khách hàng nên thủ tục giải quyết sẽ nhanh hơn, việc tiếp cận vay vốn của người mua nhà sẽ thuận lợi hơn”, lãnh đạo một doanh nghiệp BĐS cho biết.

Về đối tượng vay vốn ưu đãi, ông Nguyễn Quang Huy - Phó Tổng Giám đốc APEC Group cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần phân biệt doanh nghiệp BĐS làm nhà ở xã hội với BĐS làm nhà ở thương mại và yêu cầu các ngân hàng thương mại xếp loại vào nhóm ngành là rủi ro thấp và được ưu tiên vay vốn với lãi suất thấp. Đồng thời, cấp tín dụng ưu đãi cho người dân để mua nhà.

Người dân khó tiếp cận vốn mua nhà ở xã hội - ảnh 2

Cần tăng tốc giải ngân các gói hỗ trợ

Với sự nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành thông qua các gói hỗ trợ cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, phân khúc này đã và đang được đẩy mạnh triển khai nhằm đưa ra thị trường nguồn cung lớn.

Tuy nhiên, trên thực tế, theo thông tin từ Bộ Xây dựng, đến hết năm 2021, cả nước mới chỉ hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô 142.000 căn hộ, tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2 sàn, đạt 56,8% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Riêng năm 2021, có 17 dự án hoàn thành, với 27.800 căn hộ, gần 1,4 triệu m2 sàn.

Như vậy, việc phát triển nhà ở xã hội nhìn chung vẫn rất chậm, hiệu quả chưa cao, do một số vướng mắc cả về thể chế chính sách và tổ chức thực hiện. Đặc biệt, những gói hỗ trợ nói trên chưa được giải ngân kịp thời cũng là một vướng mắc lớn.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước không cho phép các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định cho vay vốn tín dụng ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội dẫn đến các đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội là những người bị thiệt thòi nhất.

Thực tiễn hơn 15 năm qua đã chứng minh, các ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định đã thực hiện rất tốt, rất hiệu quả việc cho vay ưu đãi “để mua, thuê mua nhà ở xã hội, hoặc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở”, kể cả việc thực hiện gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng trong giai đoạn 2013-2016 thì các ngân hàng thương mại đã làm rất tốt.


Thực tiễn hơn 15 năm qua đã chứng minh, các ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định đã thực hiện rất tốt, rất hiệu quả việc cho vay ưu đãi “để mua, thuê mua nhà ở xã hội, hoặc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở
Thực tiễn hơn 15 năm qua đã chứng minh, các ngân hàng thương mại được Nhà nước chỉ định đã thực hiện rất tốt, rất hiệu quả việc cho vay ưu đãi “để mua, thuê mua nhà ở xã hội, hoặc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở

Ông Châu phân tích, trong giai đoạn 2013-2016, Ngân hàng Chính sách xã hội đã không tham gia thực hiện gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng và mới chỉ tham gia cho vay ưu đãi nhà ở xã hội thời gian gần đây.

Ngoài ra, Nhà nước gần như chưa bố trí được nguồn vốn ngân sách để cho vay ưu đãi nhà ở xã hội trong giai đoạn 2015-2020, nên Ngân hàng Chính sách xã hội hầu như mới chỉ cho một số hộ gia đình, cá nhân vay ưu đãi “để mua, thuê mua nhà ở xã hội“ trong vài năm gần đây. Đồng thời, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng chỉ cam kết từ 1 đồng vốn cấp từ ngân sách nhà nước thì huy động thêm được 1 đồng vốn của xã hội mà thôi.

Trước những bất cập trên, Chủ tịch HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng vẫn giữ nguyên quy định cũ không loại bỏ “đối tượng vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội”.

Vị này cũng đề xuất, năm 2022, khi xem xét xây dựng Đề án Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng xem xét trình Chính phủ đề xuất sửa đổi Khoản 4 Điều 50 Luật Nhà ở 2014 theo hướng bổ sung thêm cụm từ “mua, thuê mua nhà ở xã hội” để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của các quy định pháp luật về chính sách ưu đãi tín dụng về nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, ông Châu cũng cho rằng, Chính phủ giải ngân gói 350.000 tỷ. Trong đó, đặc biệt là gói 15.000 tỷ hỗ trợ cho nhà ở xã hội. Nếu không giải quyết tốt nguồn vốn mồi này sẽ không phát huy được hiệu quả.

KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chứng khoán đã thoát hiểm nhưng vẫn còn áp lực bán

Thủy sản Minh Phú báo lãi quý I/2024 đạt gần 25 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ

Bức tranh ngành thép quý I/2024: “Ông lớn” Hòa Phát tiếp tục hồi phục, nhóm tôn mạ được nhận định là điểm sáng

TikTok để lại “miếng bánh” hàng tỷ USD nếu rút khỏi thị trường Mỹ

Hà Nội: Đất nền giá 2 tỷ đồng/lô ghi nhận giao dịch vượt trội

Khuyến nghị 10 cổ phiếu thuộc 10 nhóm ngành tiềm năng tăng giá tốt nhất năm 2024

Làm thế nào để Gen Z gia tăng dòng tiền với mức lương 8 triệu đồng/tháng?

Những sếp lớn không cần trả lương trong quý I/2024

Tin mới cập nhật

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

1 giờ trước

Thủy sản Minh Phú báo lãi quý I/2024 đạt gần 25 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ

2 giờ trước

Chứng khoán đã thoát hiểm nhưng vẫn còn áp lực bán

2 giờ trước

TikTok để lại “miếng bánh” hàng tỷ USD nếu rút khỏi thị trường Mỹ

2 giờ trước

Bức tranh ngành thép quý I/2024: “Ông lớn” Hòa Phát tiếp tục hồi phục, nhóm tôn mạ được nhận định là điểm sáng

2 giờ trước