Gần 300 cửa hàng kinh doanh xăng dầu ngừng hoạt động, lý do vì sao?

Thứ hai, 28/02/2022-11:02
Tổng cục quản lý thị trường (QLTT) cho hay, trong thời gian 20 ngày vừa qua, cán bộ QLTT đã thực hiện 16.000 lượt giám sát, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên cả nước. Sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện có gần 300 cửa hàng kinh doanh xăng dầu ngừng hoạt động bán hàng bởi rất nhiều lý do khác nhau.

Tổng cục quản lý thị trường (QLTT) cho hay, trong thời gian 20 ngày vừa qua, cán bộ QLTT đã thực hiện hơn 16.000 lượt giám sát, kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cả nước. Sau khi kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện có gần 300 cửa hàng kinh doanh xăng dầu ngừng hoạt động bán hàng bởi rất nhiều lý do khác nhau.

Nguyên nhân các cửa hàng tạm ngừng bán hàng được thống kê như sau: 101 cửa hàng hết hàng hết hạn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đang trong quá trình chờ cấp lại; 44 cửa hàng đã được Sở Công Thương chấp nhận dừng bán hàng; 3 cửa hàng ngừng bán hàng trái phép; 38 cửa hàng đưa ra lý do hết nguồn cung xăng, dầu; 94 cửa hàng đưa ra các lý do khác. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Ở Hà Tĩnh, Đội QLTT số 5 đã quyết định phạt cửa hàng xăng dầu Sơn Trà thuộc Công ty TNHH Hương Huyền tại địa chỉ thôn 5, xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn số tiền 30 triệu đồng vì lý do không ghi tên thương nhân phân phối xăng dầu trên bảng hiệu và tự ý dừng bán hàng khi chưa được đơn vị, cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép. 

Lực lượng QLTT cũng đã tiến hành xử phạt cửa hàng xăng dầu Sơn Lĩnh thuộc công ty TNHH thương mại - dịch vụ Bảo Duy Hà Tĩnh 15 triệu đồng. Đồng thời cơ quan QLTT cũng kiến nghị chính quyền địa phương rút giấy phép kinh doanh của cửa hàng này vì đã ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước chấp thuận. 

Tại tỉnh Sơn La, Cục QLTT đã tiến hành xử phạt số tiền 10 triệu đồng với 2 cửa hàng kinh doanh xăng dầu Chiềng Xôm thuộc công ty TNHH MTV Trường Đức và cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu Công ty cổ phần Thủy Sản Sơn La do có hành vi vi phạm niêm yết giá xăng dầu không đúng theo mức giá đã quy định. 

Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Đoàn kiểm tra Cục QLTT đã tiến hành lập biên bản, xử phạt và kiến nghị thu hồi giấy phép của 2 cửa hàng xăng dầu tự ý đóng cửa, ngừng kinh doanh. Cụ thể 2 cửa hàng bị phạt là cửa hàng xăng dầu An Thịnh tại địa chỉ ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy và cửa hàng xăng dầu Vị Thanh trực thuộc Công ty TNHH MTV Dầu khí Bông Sen Vàng tại địa chỉ số 132, đường 3/2, Phường 5, TP Vị Thanh. 

Ở Quảng Bình, Cục QLTT đã tiến hành giám sát, kiểm tra và xử phạt số tiền 15 triệu đồng đối với cửa hàng xăng dầu Long Hiếu (Công ty TNHH Lực Hồng) nằm tại địa chỉ thôn Tuy Lộc, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy do đột ngột dừng bán hàng không thông qua cơ quan quản lý. 

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Cục QLTT đã kiểm tra và xử phạt 10 triệu đồng Chi nhánh cửa hàng xăng dầu tại Thái Nguyên của Công ty cổ phần H2T Thăng Long (địa chỉ tổ dân phố Hợp Thành, phường Thắng Lợi, thành phố Sông Công) do có hành vi dừng bán hàng nhưng không trình báo lên cơ quan chức năng. 

Ở Vĩnh Long, Cục QLTT đã quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần thương mại Lagom - Chi nhánh Hải Vui Trà Ôn, địa chỉ tại số 107B, tổ 13, ấp Vĩnh Khánh 1, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn do dừng bán hàng đột ngột, không thông báo cho đơn vị chức năng quản lý. 

Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Cục QLTT đã kiên quyết xử phạt và tước giấy phép kinh doanh trong thời gian 2 tháng đối với cửa hàng xăng dầu Bình Minh trực thuộc Công ty TNHH MTV xăng dầu Bình Minh, địa chỉ 410 Trần Hưng Đạo, phường 2, TP Sóc Trăng. Ở Hà Nội, lực lượng QLTT thông qua kiểm tra cũng phát hiện 3 trường hợp cửa hàng tự ý dừng bán hàng khi đưa ra nhiều lý do khác nhau. 

Theo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường, lý do mà các cửa hàng đưa ra khi ngừng kinh doanh gồm: không đảm bảo được nguồn cung xăng dầu từ thương nhân phân phối, thương nhân đầu mối nên các cửa hàng hết xăng dầu để bán; nhu cầu hàng hóa tăng cao tại cùng một khu vực, địa điểm nên hệ thống xe chuyên chở chưa thể phục vụ kịp thời. 

Ngoài ra nhiều cửa hàng cũng đang trong quá trình sửa chữa, nâng cấp hoặc giải thể dừng kinh doanh và đã có thông báo cho cơ quan quản lý; cửa hàng không có đủ nhân sự làm việc tại cửa hàng, chủ cửa hàng và nhân viên bán hàng bị nhiễm bệnh COVID 19 không thể tiếp tục kinh doanh; tạm dừng kinh doanh để sửa chữa cửa hàng, sang nhượng cơ sở, tạm dừng hoạt động vì thiếu vốn, không đủ ngân sách để nhập hàng, đặt hàng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

Các công ty chứng khoán gia tăng sức nóng "cuộc đua" tăng vốn

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

Tin mới cập nhật

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

8 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

8 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

8 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

8 giờ trước

Các công ty chứng khoán gia tăng sức nóng "cuộc đua" tăng vốn

9 giờ trước