meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Dự án phát triển cư dân phía tây Hà Nội không nên bỏ qua

Thứ tư, 08/06/2022-01:06
Dự án phát triển cư dân phía tây Hà Nội luôn được chính phủ quan tâm. Nhu cầu của mọi người ngày càng cao đi kèm với việc đòi hỏi những tiện nghi tốt. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết rõ về vấn đề trên.

Dự án phát triển cư dân phía tây Hà Nội luôn được chính phủ quan tâm. Nhu cầu của mọi người ngày càng cao đi kèm với việc đòi hỏi những tiện nghi tốt. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết rõ về vấn đề trên.

Nhu cầu sống của người dân Hà Nội

Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư (tăng 60 nhà văn hóa cấp xã, 508 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng so với năm 2016). Tính đến nay, thành phố có 2.155/2.394 số thôn (đạt 90%) đã có nhà văn hóa, có 1.689/5.452 số tổ dân phố (đạt 31%) có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng. Nguồn chi ngân sách đầu tư phát triển văn hóa tăng 30% so với nhiệm kỳ trước. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp có nhiều khởi sắc, với nhiều sản phẩm có chất lượng cao đứng đầu tại các cuộc thi nghệ thuật toàn quốc.

Phong trào văn hóa, nghệ thuật quần chúng tiếp tục phát triển. Giao lưu văn hóa trong nước, khu vực và quốc tế tiếp tục được mở rộng. Nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn, có uy tín, chất lượng cao được tổ chức thường niên tại Thủ đô. Đặc biệt, thời gian qua, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tỷ lệ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các huyện ngoại thành Hà Nội đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” qua các năm ngày càng tăng. Công tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc ngày càng được chú trọng, tích cực vận động đồng bào xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, ngăn chặn, phòng ngừa tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh.




Nhu cầu sống của người dân Hà Nội

 
Nhu cầu sống của người dân Hà Nội  

Các huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn đều xây dựng đề án, kế hoạch bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương. Các sở, ban, ngành thành phố đã phối hợp với ủy ban nhân dân các huyện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi triển khai hiệu quả. Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân nói chung, đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng. Các chính sách đối với người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… được thực hiện đúng, đủ và kịp thời. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90,1%; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp đạt 95%; tốc độ tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 30%. Thực hiện hiệu quả .Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huy động nhiều nguồn lực tài chính phục vụ nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; hoàn thành chương trình xây dựng gần 10.000 nhà ở cho người có công và hỗ trợ 7.565 nhà ở cho hộ nghèo. Chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo hoàn thành sớm 2 năm, đến cuối năm 2020, thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát, chính quyền thành phố chủ động đưa ra những phương hướng giải quyết kịp thời, trong đó ban hành văn bản số 1757/QĐ-UBND, ngày 29-4-2020, “Về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng người có công với cách mạng; đối tượng bảo trợ xã hội; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 của thành phố Hà Nội”.

Để kịp thời chi trả, hỗ trợ nhanh cho các đối tượng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã chủ động tạm ứng từ các nguồn tài chính hợp pháp của ngân sách quận, huyện, thị xã để chi trả theo đúng quy định. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, bước đầu thành phố xác định có khoảng 1.447.000 người sẽ được nhận hỗ trợ từ gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng theo tinh thần Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 9-4-2020, của Chính phủ, “Về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”. Dự kiến số tiền hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội cho số người kể trên là khoảng 3.500 tỷ đồng.

Dự án phát triển cư dân phía tây Hà Nội

Trong khoảng mười năm trở lại đây, khu vực phía Tây được chú trọng, đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng, từng bước "lột xác”, khẳng định vị thế là trung tâm hành chính mới của Thủ đô. Những dự án hạ tầng giao thông lớn hình thành, góp phần nâng tầm khu vực, kết nối mạnh mẽ khu vực phía Tây với trung tâm cũ như cao tốc Đại Lộ Thăng Long, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, trục đường hướng tâm Tố Hữu – Lê Văn Lương, Lê Quang Đạo mở rộng, cùng xe bus nhanh BRT...

Cùng với các trục giao thông quan trọng, nhiều tuyến đường chính đang được mở rộng, cải tạo, nâng cấp như tuyến đường nối Tố Hữu với khu vực Mỹ Đình thông qua tuyến đường Lê Quang Đạo mở rộng sẽ sớm đi vào hoạt động để giảm tải cho tuyến đường Lê Văn Lương; tuyến đường Ngô Thì Nhậm kéo dài bắt đầu từ Quang Trung (Hà Đông) xuống đường 32 kết nối thông suốt với các tỉnh lân cận… Đặc biệt, hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 có tổng mức đầu tư gần 700 tỉ đồng là một trong những dự án trọng điểm giải quyết xung đột, ùn tắc tại núi giao thông Lê Văn Lương – Vành đai 3, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông Thủ đô theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt. Với sự bứt tốc mạnh mẽ về hạ tầng, giờ đây, bất cứ ai đi trên những trục đường huyết mạch của khu Tây Hà Nội đều có thể cảm nhận được tầm vóc của một khu vực phát triển năng động.

Bất động sản phía Tây Hà Nội vốn đã phát triển mạnh mẽ, nhưng được dự báo sẽ "vượt rào" trong thời gian tới nhờ sự đầu tư về hạ tầng và các dự án đại đô thị đang triển khai đồng bộ.Trong khoảng mười năm trở lại đây, khu vực phía Tây được chú trọng, đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng, từng bước "lột xác”, khẳng định vị thế là trung tâm hành chính mới của Thủ đô. Những dự án hạ tầng giao thông lớn hình thành, góp phần nâng tầm khu vực, kết nối mạnh mẽ khu vực phía Tây với trung tâm cũ như cao tốc Đại Lộ Thăng Long, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, trục đường hướng tâm Tố Hữu – Lê Văn Lương, Lê Quang Đạo mở rộng, cùng xe bus nhanh BRT...




Dự án phát triển cư dân phía Tây Hà Nội

 
Dự án phát triển cư dân phía Tây Hà Nội  

Cùng với các trục giao thông quan trọng, nhiều tuyến đường chính đang được mở rộng, cải tạo, nâng cấp như tuyến đường nối Tố Hữu với khu vực Mỹ Đình thông qua tuyến đường Lê Quang Đạo mở rộng sẽ sớm đi vào hoạt động để giảm tải cho tuyến đường Lê Văn Lương; tuyến đường Ngô Thì Nhậm kéo dài bắt đầu từ Quang Trung (Hà Đông) xuống đường 32 kết nối thông suốt với các tỉnh lân cận… Đặc biệt, hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 có tổng mức đầu tư gần 700 tỉ đồng là một trong những dự án trọng điểm giải quyết xung đột, ùn tắc tại núi giao thông Lê Văn Lương – Vành đai 3, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông Thủ đô theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt. Với sự bứt tốc mạnh mẽ về hạ tầng, giờ đây, bất cứ ai đi trên những trục đường huyết mạch của khu Tây Hà Nội đều có thể cảm nhận được tầm vóc của một khu vực phát triển năng động. Bất động sản phía Tây Hà Nội vốn đã phát triển mạnh mẽ, nhưng được dự báo sẽ "vượt rào" trong thời gian tới nhờ sự đầu tư về hạ tầng và các dự án đại đô thị đang triển khai đồng bộ.

Dự án phát triển cư dân phía tây Hà Nội

Trong giai đoạn 2021-2025, hơn 332 nghìn tỉ đồng sẽ được rót vào 460 dự án giao thông trên toàn thành phố Hà Nội, trong đó, 443 dự án đặt mục tiêu hoàn thành tiến độ.

Đáng chú ý là cả 7 tuyến vành đai bao quanh thủ đô đều có hợp phần chạy qua khu vực phía Tây. Ngay từ lúc này đã có thể hình dung về mạng lưới giao thông dày đặc trong tương lai. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để kết nối trung tâm Hà Nội với các khu vực mới phát triển, nhất là lưu thông huyết mạch tới các 5 “thành phố trong thành phố” mà 3 trong số này nằm ở khu vực phía Tây, gồm các đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sơn Tây và Xuân Mai. Báo cáo quý III/2022 của Savills Việt Nam cho thấy, 5 năm qua, khu vực phía Tây luôn duy trì nguồn cung sơ cấp lớn nhất thị trường Hà Nội. Sự bứt phá về hạ tầng, với việc hoàn thành hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đã tạo “đòn bẩy” kích thích đà tăng giá. Chung cư ở khu vực này đã có chu kỳ tăng giá liên tục 5 năm với mức tăng bình quân 10%/ năm.

Sở hữu vị trí cầu nối giữa trung tâm Hà Nội với các đô thị vệ tinh trong tương lai, Vinhomes Smart City vừa là “cú hích” tạo mặt bằng giá mới cho thị trường, vừa nhận xung lực mạnh mẽ của đà tăng giá. Nằm tại tọa độ có tính chất đầu mối giao thông, việc kết nối từ khu đô thị với các tuyến đường xương sống hoàn toàn dễ dàng qua cả 5 lối ra vào. Cụ thể, lối số 1, 2, 3 giúp di chuyển về khu vực trung tâm từ Đại lộ Thăng Long; lối số 4, 5 qua Lê Trọng Tấn để lưu thông nhanh chóng tới các khu vực trọng yếu phía Nam. Đây là nhân tố giúp dự án nhận được “điểm cộng” của khách hàng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Từ năm 2025, Luật Đất đai bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình

Tin mới cập nhật

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

59 phút trước

Phân khúc nào có mức tăng trưởng tốt nhất 2 quý đầu năm

3 giờ trước

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

3 giờ trước

Chung cư chiếm sóng thị trường bất động sản 2024

20 giờ trước

Cần khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia gói 120.000 tỉ đồng ngoài "Big 4"

21 giờ trước