Doanh nghiệp nhỏ và vừa "hưởng lợi" từ P2P Lending ra sao?

Chủ nhật, 21/04/2024-06:04
00:00/00:00
Nữ miền trung
Với việc đưa vào thử nghiệm P2P Lending được cho là sẽ tạo ra cơ chế hiệu quả hơn cho kênh tiếp cận vốn mới, linh hoạt cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo các chuyên gia, cho vay ngang hàng (P2P Lending) đang là cơ hội mới cho cả người cho vay lẫn người vay, từ đó có đóng góp tích cực vào sự phát triển của thị trường. Bởi trong bối cảnh khó khăn hiện nay việc khơi thông nguồn vốn chính là động lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Doanh nghiệp trong dòng xoáy khó khăn

Cho vay ngang hàng (P2P Lending) đang là cơ hội mới cho cả người cho vay lẫn người vay. (Ảnh minh họa)
Cho vay ngang hàng (P2P Lending) đang là cơ hội mới cho cả người cho vay lẫn người vay. (Ảnh minh họa)

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh tại Việt Nam gặp nhiều thách thức, nền kinh tế thế giới suy giảm đã ảnh hưởng tới trong nước. Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và có xu hướng rút lui khỏi thị trường là tất yếu. Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, so với cùng kỳ năm 2023, trong quý I/2024, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đã tăng 22,8% lên con số 73.978 doanh nghiệp. Con số “biết nói” này cho thấy dù có những tín hiệu phục hồi nhất định song thời kỳ khó khăn của các doanh nghiệp vẫn tiếp diễn. Theo đánh giá mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, sau 2 năm đại dịch Covid-19 và 2 năm phải đối mặt với những bất ổn toàn cầu thì doanh nghiệp kiệt sức là sự thật.

Khó khăn của doanh nghiệp đặc biệt ở nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ là rất nhiều song khó khăn hàng đầu được nhận định là khả năng tiếp cận vốn khó khăn. Phó Trưởng Ban Đào tạo và Hội viên, VINASME Ths. Trần Văn Hiển thông tin rằng, hiện cả nước có khoảng 920.000 doanh nghiệp thì 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nhóm doanh nghiệp đang gặp khó khăn ở khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng do không có tài sản bảo đảm hoặc có những giá trị thấp, báo cáo tài chính thiếu tin cậy…

Tại Việt Nam hiện có các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp chủ yếu từ ngân sách nhà nước, đầu tư công, ưu đãi miễn giảm thuế, quỹ phát triển địa phương… hay vốn từ bảo lãnh, cho thuê tài chính, vốn từ thị trường cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp… (Ảnh minh họa)
Tại Việt Nam hiện có các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp chủ yếu từ ngân sách nhà nước, đầu tư công, ưu đãi miễn giảm thuế, quỹ phát triển địa phương… hay vốn từ bảo lãnh, cho thuê tài chính, vốn từ thị trường cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp… (Ảnh minh họa)

Nếu nhìn rộng ra trên thế giới, các nước hiện nay thường có những biện pháp hỗ trợ nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa qua các chương trình bảo lãnh tín dụng của Chính phủ, hay lập ngân hàng chuyên biệt… Tại Việt Nam hiện có các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp chủ yếu từ ngân sách nhà nước, đầu tư công, ưu đãi miễn giảm thuế, quỹ phát triển địa phương... hay vốn từ bảo lãnh, cho thuê tài chính, vốn từ thị trường cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp… Thế nhưng, nguồn vốn tại các tổ chức tín dụng vẫn là “cánh cửa hẹp” đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, thách thức của doanh nghiệp là khó tiếp cận được nguồn vốn lưu động. Theo ông Hiếu, nếu nguồn vốn dài hạn xem là huyết mạch với doanh nghiệp thì vốn lưu động chính là để duy trì hoạt động kinh doanh những khi hàng chưa kịp thu hồi vốn, trang trải các hoạt động thiết yếu duy trì doanh nghiệp như trả lương, thuê mặt bằng… Chuyên gia nhận định nếu nguồn vốn lưu động không được giải quyết thì sẽ rất ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.

Giải pháp huy động vốn P2P Lending (cho vay ngang hàng) được doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm đến và xem là mô hình huy động vốn kết nối cộng đồng nhà đầu tư trên nền tảng công nghệ. (Ảnh minh họa)
Giải pháp huy động vốn P2P Lending (cho vay ngang hàng) được doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm đến và xem là mô hình huy động vốn kết nối cộng đồng nhà đầu tư trên nền tảng công nghệ. (Ảnh minh họa)

Trước những thách thức này, giải pháp huy động vốn P2P Lending (cho vay ngang hàng) được doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm đến và xem là mô hình huy động vốn kết nối cộng đồng nhà đầu tư trên nền tảng công nghệ.

“Cứu cánh” cho doanh nghiệp SMEs

Giám đốc một doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất chia sẻ rằng, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi muốn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Sau đó, vị này được bạn bè “mách” cho lên sàn P2P Lending để vay. Và bất ngờ thay, với thời gian khá ngắn doanh nghiệp này đã huy động được số vốn mong muốn. Vị này cho biết, nếu doanh nghiệp mới huy động vốn có thể mất gần 2 ngày nhưng khi đã làm khách hàng thường xuyên thì thời gian chỉ tính bằng giờ. Thông qua AI, Big data, P2P Lending có khả năng hỗ trợ thẩm định, phê duyệt hồ sơ nhanh chóng, vốn lên tới cả tỷ đồng với thời gian vay linh hoạt từ 10 đến 90 ngày nhằm đảm bảo vốn lưu động kịp thời cho doanh nghiệp.

Mặc dù có chênh so với lãi suất ngân hàng nhưng thường việc vay vốn lưu động phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn và thời gian vay ngắn nên khoản chênh lệch lãi suất của P2P Lending không đáng kể. (Ảnh minh họa)
Mặc dù có chênh so với lãi suất ngân hàng nhưng thường việc vay vốn lưu động phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn và thời gian vay ngắn nên khoản chênh lệch lãi suất của P2P Lending không đáng kể. (Ảnh minh họa)

Nói về lãi suất trên P2Plending, vị giám đốc này thông tin, mặc dù có chênh so với lãi suất ngân hàng nhưng thường việc vay vốn lưu động phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn và thời gian vay ngắn nên khoản chênh lệch không đáng kể. Người vay theo đó mà cũng có thêm cơ hội lựa chọn tìm lãi suất ưu đãi, tham gia đấu giá để giành mức lãi suất thấp…

P2P Lending còn đặc biệt làm phong phú thêm các kênh dẫn vốn. Qua đó nhằm cải thiện sử dụng dữ liệu lớn về dân số, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển và đổi mới sáng tạo. Các chuyên gia cho rằng, quản lý hiệu quả đối với hoạt động P2P Lending sẽ là “chìa khóa” để tối ưu hóa lợi ích, đồng thời đảm bảo nguyên tắc công bằng trong thị trường bất động sản.

TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia cho rằng, đối với xã hội thì nền tảng P2P Lending góp phần giảm thiểu các hoạt động “tín dụng đen” vốn đang tồn tại nhức nhối trong xã hội nhiều năm qua. Khi sử dụng P2P Lending người tiêu dùng kỳ vọng sẽ mang lại giải pháp tài chính minh bạch, hạn chế tình trạng tín dụng đen cho người dân.

Nhìn nhận thị trường của mô hình P2P Lending, TS. Nguyễn Trí Hiếu từng nhận định, Việt Nam được đánh giá là nơi có nhiều tiềm năng thích hợp cho sự phát triển của mô hình P2P Lending. Ông cho biết, người trẻ thường mong muốn được tiếp cận với các giải pháp  tài chính nhanh chóng thuận lợi.

Luật sư Vũ Minh Tiến, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội
Luật sư Vũ Minh Tiến, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội

Luật sư Vũ Minh Tiến, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội nhận định, với P2P Lending sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường sự linh hoạt trong việc huy động vốn và ra cơ hội đa dạng hóa các kênh đầu tư.

Theo Chủ tịch công ty luật SBLAW Luật sư Nguyễn Thanh Hà,  dự thảo quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng đang lấy ý kiến đóng góp và đây được đánh giá là "cú hích" pháp lý cho lĩnh vực này. Ông cho hay, với việc ban hành dự thảo thử nghiệm này đã thúc đẩy và trở thành điểm tựa pháp lý cho P2P Lending đi vào hoạt động. Trong lúc chờ dự thảo và hoàn thiện khung pháp lý, trong đó có P2P Lending thì các doanh nghiệp Fintech cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể thích ứng nhanh với cơ chế mới.

Trong giai đoạn chờ đợi dự thảo và hoàn thiện khung pháp lý cho các giải pháp Fintech, trong đó có P2P Lending thì chính các doanh nghiệp Fintech cần phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng để có thể thích ứng nhanh chóng với cơ chế mới./.

Lê Liên
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

Lợi nhuận của Thế Giới Di Động (MWG) quý I/2024 hồi phục nhưng số lượng nhân viên giảm mạnh

Diễn biến thị trường chứng khoán sau kỳ nghỉ lễ dài ngày

Gen Z không tiêu xài hoang phí, biết cách "siết chặt hầu bao" tiết kiệm đến 6-7 triệu/tháng

Thị trường nhà đất khởi sắc

Tăng trưởng kỷ lục về doanh thu, nhóm cổ phiếu bán lẻ đứng trước cơ hội lớn

Yếu tố nào giúp startup Việt đón nguồn vốn hàng tỷ USD từ các “ông lớn” công nghệ?

Tin mới cập nhật

Nhu cầu mua vàng cao kỷ lục trong quý I, Việt Nam lọt Top 10 toàn cầu

13 giờ trước

Bức tranh thị trường bất động sản "tích cực" cả về nguồn cung và thanh khoản

14 giờ trước

Đất DTT là gì? Ưu nhược điểm và mục đích sử dụng ra sao?

14 giờ trước

Vietnam Airlines báo lãi kỷ lục hơn 4.300 tỷ đồng quý I/2024

16 giờ trước

"Ông lớn” Vingroup, Hoa Sen, Thế giới Di động, Bamboo Capital sẽ đưa “con cưng” IPO trong năm 2024

17 giờ trước