Công ty mẹ Gojek rơi vào "cơn bĩ cực": IPO sai thời điểm, đầu tư dàn trải khiến kinh doanh ngày càng lỗ

Thứ hai, 10/04/2023-10:04
CEO Jianggan Li của Momentum Works nhận định, Goto nên rút khỏi thị trường Việt Nam khi cạnh tranh không khả thi trong thời gian ngắn cũng như trung hạn, từ đó chú trọng vào các hoạt động cốt lõi để có thể tăng hiệu quả kinh doanh.

Theo Nhịp sống thị trường, tờ Nikkei Asian Review cho biết CEO Andre Soelistyo của nền tảng thương mại điện tử và ứng dụng Gôt vẫn rất lạc quan dù cho thua lỗ của hàng trong năm 2022 đã tăng lên đến hơn 50%. 

Để có thể bào chữa cho sự thất bại này, CEO Andre Soelistyo gọi chúng là thách thức, là bước ngoặt quan trọng dù cho rõ ràng Goto còn xa mới có thể sinh ra được lợi nhuận tính từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán thời gian 1 năm qua. 

CEO Andre Soelistyo gián tiếp thừa nhận thất bại trong buổi công bố kết quả kinh doanh rằng: “Đây là năm khiến cho tư duy của chúng tôi phải thay đổi, đồng thời cũng chỉ ra cho doanh nghiệp cách thức vận hành chính xác là như thế nào”. 


Goto không phải là nền tảng thương mại điện tử cũng như siêu ứng dụng duy nhất phải đối mặt với khó khăn trong năm vừa qua
Goto không phải là nền tảng thương mại điện tử cũng như siêu ứng dụng duy nhất phải đối mặt với khó khăn trong năm vừa qua

Cũng theo đó, Gôt đã ghi nhận khoản lỗ ròng tăng 56% trong ngoài so với năm 2021 lên mức 40,4 nghìn tỷ Rupiah, tương đương với 2,7 tỷ USD. Khoản lỗ này cũng đã cao hơn gấp 3 lần so với doanh thu của Goto dù cho hãng này đã cố gắng nâng doanh thu lên gấp đôi trong năm ngoái và đạt mức 11,3 nghìn tỷ Rupiah.

Và điều tồi tệ là trong khi các đối thủ của ngành khu vực Đông Nam Á như là Bukalapak của Indonesia, Grab và Sea của Singapore cũng đã thu được lợi nhuận cùng với sự phát triển thì tình hình của Goto lại tệ đi từng ngày.

Như thế, hậu quả của điều này là vô cùng rõ ràng khi mà các nhà đầu tư bán tháo đi cổ phiếu của Goto. Xin được nhắc lại là chưa đến thời điểm 1 năm trước vào tháng 5/2021, việc sáp nhập giữa ứng dụng giao hàng Gojek cùng với nền tảng thương mại điện tử Tokopedia cũng đã trở thành thương vụ lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp Indonesia. Cả 2 kỳ lân này lúc đó đều là những startup có tổng giá trị ước tính là hơn 1 tỷ USD. 

Vậy nhưng, tính từ khi niêm yết ở trên sàn chứng khoán Indonesia (IDX) vào thời điểm năm ngoái đến nay, cổ phiếu của Goto đã trên đà giảm. Và tính đến phiên ngày 6/4/2023 cổ phiếu này đã giảm 6%, đóng cửa ở mức 101 Rupiah/cổ, nghĩa là chỉ bằng chưa đến 1/3 so với mức giá 338 Rupiah vào thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Và tổng mức vốn hóa thị trường của Goto cũng chỉ còn 119,6 nghìn tỷ Rupiah, xếp thứ 14 trên IDX.


Doanh số theo quý và lợi nhuận ròng của Goto
Doanh số theo quý và lợi nhuận ròng của Goto

Không gặp thời cũng như đầu tư dàn trải

Giám đốc điều hành Piter Abdullah của Segara Research Institutte nhận định, đối với Goto thì bản thân ông cho rằng thách thức lớn nhất của họ đó chính là không gặp thời. Công ty IPO vào thời điểm mà ngành công nghệ gặp khó khăn và nhà đầu tư đòi hỏi lợi nhuận chứ không màng đến tăng trưởng như thời điểm trước nữa. 

Và bất chấp những thông tin tiêu cực như thế, CEO Soelistyo vẫn rất tự tin rằng công ty cuối cùng cũng sẽ có lợi nhuận, đồng thời cũng chỉ ra rằng chỉ số EBITDA (thu nhập trước lãi vay) của doanh nghiệp này cũng đã được cải thiện trong thời gian 4 quý liên tiếp tính đến thời điểm cuối năm ngoái. 

Hiện tại thì Goto đang cố gắng tiết giảm chi phí bằng cách cắt giảm 34% ngân sách cho ưu đãi cũng như tiếp thị sản phẩm xuống còn 2,8 nghìn tỷ Rupiah trong quý 4/2022 so với cùng kỳ năm 2021. 

Vậy nhưng, việc chỉ thắt lưng buộc bụng cũng sẽ chẳng có ích gì nếu như hãng không thể kiếm ra tiền và thách thức ở đây thì không nằm ở vấn đề tài chính. Việc không đủ sức cạnh tranh cũng như cải thiện các chức năng cơ bản ở trong kinh doanh của Goto khiến cho họ hụt hơi trước những đối thủ rất sừng ở ở trong khu vực. 


Goto gặp cạnh tranh khốc liệt trên chính sân nhà Indonesia
Goto gặp cạnh tranh khốc liệt trên chính sân nhà Indonesia

CEO Jianggan Li của Momentum Works cho biết: “Goto đã từng tuyên bố sẽ đem đến lợi nhuận nhưng họ lại gặp phải vấn đề thiếu vốn, đối mặt với nhiều đối thủ mạnh trong thời điểm thị trường của ngành công nghệ đi xuống. Tồi tệ hơn đó là Gôt ngay từ đầu cũng đã dàn trải kinh doanh ở trên quá nhiều mảng, từ đó phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ mạng có tiềm lực tài chính khủng”. 

Tờ Nikkei cũng nhận định việc lỗ nặng của Goto đến từ khá nhiều nguồn, trong đó bao gồm 11 nghìn tỷ Rupiah khi tiến hành sáp nhập Gojek với Tokopedia. Và việc phải chi các khoản bồi thường có liên quan đến cổ phiếu khi sáp nhập cũng chính là nguyên nhân khiến cho hãng tiêu tốn khá nhiều tiền hơn. 

Chuyên gia kinh tế Josua Pardede của ngân hàng Bank Permata nói rằng: “Chúng tôi cho rằng phần lớn chi phí đến từ tiền lương của nhân viên tăng đột biến sau quá trình sáp nhập, thế rồi những khoản bồi thường cho lao động bị sa thảy trong chiến dịch cắt giảm chi phí”. 

Chính thức rút khỏi Việt Nam

Tờ Nikkei cho biết, Goto không phải là nền tảng thương mại điện tử cũng như siêu ứng dụng duy nhất phải đối mặt với khó khăn trong năm vừa qua. Vậy nhưng, nếu như so sánh với các đối thủ cùng ngành thì kết quả kinh doanh của họ lại kém quá xa. 

Vào tháng 3/2023, hãng Sea của Singapore cũng đã công bố quý có lợi nhuận đầu tiên tính từ khi IPO cách đây thời điểm 5 năm, tất cả là nhờ vào nỗ lực tái cấu trúc hoạt động, cắt giảm hàng nghìn nhân viên cũng như điều chỉnh được mức lương. 


CEO Andre Soelistyo
CEO Andre Soelistyo

Và một tên tuổi nổi tiếng khác đó là Grab được dự đoán sẽ hòa vốn vào cuối năm 2023 sau khi chỉ đạt mức thua lỗ là 1,74 tỷ USD vào năm 2022, so với năm trước đó. 

Và đứng trước tình hình đó thì Goto cũng đã tuyên bố giảm 600 lao động sau khi đã sa thải 1.300 nhân viên, tương đương với 12% nhân lực vào tháng 11/2022. 

Mặc dù vậy, CEO Li của Momentum Works đã nhận định chỉ cắt giảm lao động là chẳng đủ. Cũng theo vị CEO này, Goto cần phải cắt giảm các hoạt động kinh doanh không cốt lõi và thoái vốn khỏi thị trường Việt Nam khi việc cạnh tranh là không khả thi trong ngắn cũng như trung hạn. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia tài chính Hồng Kông rơi vào khó khăn vì “cạn kiệt” các thương vụ IPO

Sẽ rút ngắn thời gian từ IPO cho đến niêm yết để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO

Hoa Sen muốn tách mảng ống thép để IPO sau mảng nhựa và bán lẻ

Reddit lên kế hoạch IPO trong năm 2024 sau nhiều năm trì hoãn

Startup kỳ lân rơi vào "thế khó": Từng gây quỹ chỉ bằng một cuộc gọi qua Zoom, giờ IPO không được, bán mình không xong

Chuyên gia: Thị trường IPO Đông Nam Á sẽ “khởi sắc” trong năm 2024 sau thời gian nguồn vốn bị sụt giảm mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thương vụ IPO của các doanh nghiệp Việt

Tin mới cập nhật

Câu chuyện gia tăng quỹ đất và áp lực tài chính của doanh nghiệp bất động sản

3 giờ trước

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

4 giờ trước

Chậm có cơ chế rõ ràng, Việt Nam có thể vuột mất cơ hội trở thành trung tâm Fintech

4 giờ trước

Chuyên gia Leap CM nhận định triển vọng AI trong tương lai như thế nào?

5 giờ trước

Việt Nam sẽ là tâm điểm của thị trường bất động sản Châu Á?

7 giờ trước