Chính sách “zero COVID” khiến cả nền kinh tế Trung Quốc lẫn các quốc gia khác suy giảm

Thứ ba, 12/04/2022-10:04
Theo các kế hoạch và mục tiêu đề ra trong năm nay của Trung Quốc đã khiến quốc gia này phải đối mặt với nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, chính sách “zero COVID” đã làm suy giảm quá trình phát triển kinh tế của đất nước này, kéo theo cả nhiều quốc gia khác trong khu vực. 

Chịu ảnh hưởng nặng nề từ những đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 trong gần 3 năm qua, số ca nhiễm liên tục tăng nhanh ở các khu vực, tỉnh thành cả nước đã tác động xấu tới sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Vì vậy, Chính quyền Trung Quốc buộc phải đưa ra những biện pháp cách ly, phòng tỏa nghiêm ngặt. Có thể thấy, hệ quả trước mắt là toàn bộ nền kinh tế, thương mại đều ghi nhận những con số sụt giảm. 

South China Morning Post đưa tin, tỉnh Quảng Đông và tỉnh Cát Lâm đang có số lượng ca nhiễm Covid - 19 nhiều nhất cả nước. Các thành phố trực thuộc hai tỉnh này là Thâm Quyến, Thượng Hải đang chiếm hơn 16% hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc, và Trường Xuân là Trung tâm công nghiệp vùng Đông bắc Trung Quốc. Ngoài ra, các thành phố này cũng là nơi nhiều công ty đa quốc gia lớn trên toàn cầu đặt trụ sở và cơ sở sản xuất.


Chính sách "zero COVID" là gánh nặng của nền kinh tế
Chính sách "zero COVID" là gánh nặng của nền kinh tế

Kể từ cuối tháng 3, một nửa thành phố Thượng Hải đang trong trạng thái phong tỏa vì số lượng bệnh nhân nơi đây ngày càng tăng cao. Hệ thống giao thông công cộng tại những khu vực bị ảnh hưởng đã tê liệt hoàn toàn. Người dân chỉ có thể ở nhà, một số công ty thiết yếu được phép hoạt động theo quy trình khép kín hoặc làm việc tại nhà.  

Còn tại Thâm Quyến cũng chịu những lệnh hạn chế tương tự. Các tuyến xe buýt và hệ thống tàu điện ngầm đã dừng hoạt động, các khu nhà ở và khu công nghiệp bị phong tỏa hoàn toàn. Người dân đang làm việc tại nhà hoặc không được làm việc, chỉ có rất ít dịch vụ thiết yếu được hoạt động.

Có thể thấy, bất chấp những ảnh hưởng về kinh tế - xã hội, Trung Quốc đang rất kiên trì với biện pháp phòng chống dịch bệnh “zero Covid” nhằm loại sạch F0 trong cộng đồng. Phó Thủ tướng TQ Tôn Xuân Lan trong chuyến thăm tới tỉnh Cát Lâm hồi tháng 3 đã tuyên bố, các địa phương của Trung Quốc phải tuân thủ nghiêm túc chính sách “zero COVID” và không thể có sự thỏa hiệp nào khác. 

Theo Bloomberg, trong năm nay, Chính phủ Trung Quốc chỉ đưa ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 5,5%, thấp hơn nhiều so với mức 8,1% đạt được trong năm ngoái. Theo đó, Bắc Kinh đã cam kết miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp và tăng thêm ngân sách vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng. Việc này nhằm thúc đẩy chi tiêu của khách hàng và tạo hướng đi cho nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. 

Tuy nhiên, giai đoạn này chứng kiến số ca lây nhiễm tăng vọt đã tạo áp lực lên mục tiêu kinh tế vốn đã rất khiêm tốn của Trung Quốc. Thực tế cho thấy, doanh số bán lẻ của Trung Quốc đang ghi nhận những tín hiệu tích cực khi tăng 4,9% trong hai tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, ngay sau đó các biện pháp phong tỏa đã làm gián đoạn quá trình phục hồi này, buộc Bắc Kinh phải đưa ra nhiều chính sách nhượng bộ đối với một số mục tiêu kinh tế. 

Chuyên gia Jingyang Chen thuộc Ngân hàng Hong Kong & Shanghai Banking Corp cho biết, đợt dịch Covid - 19 hiện tại không những gây tổn hại tới ngành dịch vụ mà còn tác động lên các hoạt động sản xuất và tăng trưởng thương mại. Vị này cho rằng, trong thời gian tới, đồng Nhân dân tệ sẽ bị mất giá, có thể giảm xuống còn 6,45 nhân dân tệ/ USD trong quý cuối năm nay. 


Hàng hóa suất nhập khẩu bị ách tắc
Hàng hóa suất nhập khẩu bị ách tắc

Bên cạnh đó, Ngân hàng đầu tư UBS Group AG (Thụy Sĩ) vừa qua đã dự báo về mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2022 từ 5,4% xuống còn 5%. Tương tự, theo dự báo của Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (Mỹ) về mức tăng trưởng kinh tế nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ giảm từ 5,3% xuống 5,1%. Các chuyên gia của ngân hàng này cũng cảnh báo về việc Trung Quốc có thể sẽ không tăng trưởng kinh tế trong quý II này so với các chỉ số đã đạt được vào quý I năm nay. 

Tính toán dài hạn, Trung Quốc có thể khôi phục nền kinh tế vào cuối năm nay và đạt mức tăng trưởng tiệm cận với mục tiêu đề ra của thành phố Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều kiện sẽ là đáp ứng chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu năm. Theo thống kê, Trung Quốc đã chiếm 15% khối lượng thương mại toàn cầu, ước tính đóng góp 25% tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ nay đến hết năm 2026. Dự báo của Viện nghiên cứu chính sách Lowy (Úc) cho thấy, nếu Trung Quốc chỉ tăng trưởng 2% trong năm nay thì nền kinh tế toàn cầu cũng chỉ tăng trưởng chưa đến 2%. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Dễ dàng nhận thấy rằng, việc quốc gia tỷ dân này áp đặt lệnh phong tỏa các thành phố lớn của mình đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới chuỗi cung ứng của thế giới. Johannes Schlingmeier - Giám đốc công ty cung cấp dịch vụ cho thuê container Container xChange (Đức) cảnh báo về đợt phong tỏa mới nhất của Trung Quốc sẽ “gây ra sự tăng giá về chi phí vận tải vốn rất cao và tăng nhanh, tình trạng này cũng tác động đến mọi hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trên toàn cầu”. Năm 20221, cảng quốc tế Diêm Điền ở Thâm Quyến phải lùi hoạt động lại 1 tháng, việc này gây ra tình trạng tồn đọng hàng ngàn container vận chuyển và tạo nên làn sóng đình trệ bùng nổ của các chuỗi cung ứng toàn cầu. 

Foxconn - Công ty sản xuất iPhone cho hãng Apple thông báo tạm dừng hoạt động tại các nhà máy nằm trong khu vực bị phong tỏa ở Thẩm Quyến. Bên cạnh đó, một số công ty quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu như Unimicron Technology - Công ty sản xuất bảng mạch in cũng quyết định cho một số nhà máy ngừng sản xuất. Như vậy, nguy cơ đóng cửa đang lan rộng và gia tăng, nhiều nhà sản xuất đã có kế hoạch chuyển đến những khu vực có giá thuê rẻ hơn tại Trung Quốc hoặc chuyển sang các nước khác. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chứng khoán đã thoát hiểm nhưng vẫn còn áp lực bán

Thủy sản Minh Phú báo lãi quý I/2024 đạt gần 25 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ

Bức tranh ngành thép quý I/2024: “Ông lớn” Hòa Phát tiếp tục hồi phục, nhóm tôn mạ được nhận định là điểm sáng

TikTok để lại “miếng bánh” hàng tỷ USD nếu rút khỏi thị trường Mỹ

Hà Nội: Đất nền giá 2 tỷ đồng/lô ghi nhận giao dịch vượt trội

Khuyến nghị 10 cổ phiếu thuộc 10 nhóm ngành tiềm năng tăng giá tốt nhất năm 2024

Làm thế nào để Gen Z gia tăng dòng tiền với mức lương 8 triệu đồng/tháng?

Những sếp lớn không cần trả lương trong quý I/2024

Tin mới cập nhật

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

2 giờ trước

Thủy sản Minh Phú báo lãi quý I/2024 đạt gần 25 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ

3 giờ trước

Chứng khoán đã thoát hiểm nhưng vẫn còn áp lực bán

3 giờ trước

TikTok để lại “miếng bánh” hàng tỷ USD nếu rút khỏi thị trường Mỹ

3 giờ trước

Bức tranh ngành thép quý I/2024: “Ông lớn” Hòa Phát tiếp tục hồi phục, nhóm tôn mạ được nhận định là điểm sáng

3 giờ trước