Bất động sản nghỉ dưỡng có đang bị “thất sủng”?

Thứ bảy, 02/12/2023-22:12
Phía Tây Bắc, thị trường dường như đang “thiên vị” cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Mặt khác, dù có rất nhiều triển vọng nhưng các dự án nhà ở vẫn chưa được nhiều chủ đầu tư lớn quan tâm.

Cơ hội cho khu vực “vùng trũng”

Theo Congluan, thị trường bất động sản Việt Nam 2 năm qua đã có dấu hiệu suy yếu về cả nguồn cung và thanh khoản đều ghi nhận mức chạm đáy. Trên thị trường, các phân khúc bất động sản có nhu cầu sử dụng thực như nhà ở thương mại giá bình dân, nhà ở xã hội dường như “tuyệt chủng”.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm “Tiềm năng thị trường bất động sản Nhà ở thương mại và nhà ở xã hội vùng Tây Bắc” diễn ra vào chiều 21/11, đa số các sản phẩm rao bán thời điểm hiện tại đều là hàng tồn từ các dự án đã được phê duyệt từ nhiều năm trước. Hầu như không hoặc có rất ít dự án mới được thông qua.


Thị trường bất động sản Việt Nam 2 năm qua đã có dấu hiệu suy yếu về cả nguồn cung và thanh khoản 
Thị trường bất động sản Việt Nam 2 năm qua đã có dấu hiệu suy yếu về cả nguồn cung và thanh khoản 

Trước thực trạng đó, thị trường đã ghi nhận hiện tượng nhà đầu tư tháo chạy, ở những nơi đã từng “giông bão”. Thế nhưng, theo ông Đính, luôn có những điểm sáng trong khó khăn.

Ông Đính nói thêm, nhà đầu tư vẫn có cơ hội ở những nơi ít được chú ý, chưa bị “bão” bất động sản đi qua. Trong đó, hiện nay, Tây Bắc và Tây Nam Bộ là 2 vùng đang được “săn đón” hiện nay. Đó được xem là 2 khu vực vùng trũng của thị trường địa ốc.

Đối với thị trường bất động sản Tây Bắc, ông Đính cho rằng đó là nơi có lợi thế lớn về cảnh quan thiên nhiên, núi rừng tự nhiên, phù hợp đối với sự phát triển bất động sản nghỉ dưỡng.
Ngoài ra, khu vực Tây Bắc còn có đường biên giới với 2 nước Trung Quốc và Lào, rất phù hợp cho kinh tế mậu biên. Bởi vậy, các phân khúc shophouse, nhà phố, nhà ở thương mại… vẫn có triển vọng trong tương lai.

Bên cạnh đó, vùng Tây Bắc đang được rót vốn mạnh về hạ tầng, một số tuyến đường Quốc lộ như Hà Nội - Lào Cai đã hoàn thành từ lâu, rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội tới các tỉnh Tây Bắc. Thời gian tới, khu vực này còn có Cảng hàng không Quốc tế Sapa được vận hành vào năm 2026… Đó cũng là yếu tố được giới đầu tư kỳ vọng.


Các phân khúc shophouse, nhà phố, nhà ở thương mại… vẫn có triển vọng trong tương lai
Các phân khúc shophouse, nhà phố, nhà ở thương mại… vẫn có triển vọng trong tương lai

Ông Đính cho rằng việc nhà đầu tư rời khỏi những thị trường đã tăng trưởng nóng là cơ hội đối với các khu vực đang là vùng trũng của thị trường. Đây là 2 cực phía Tây của Việt Nam.

Ông Đặng Mạnh Cường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn BB Group cũng có đồng quan điểm khi cho rằng Tây Bắc có vị trí chiến lược nhờ nằm trên trục kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Khu vực này là trung tâm kết nối giữa các nước Đông Nam Á, các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Kông với Trung Quốc. Theo ông Cường, nhờ những lợi thế đó mà khu vực Tây Bắc phù hợp với các phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, nhà ở, khu công nghiệp hay dự án thủy nội địa.

Đó là cơ hội để thị trường bất động sản khu vực Tây Bắc bứt phá. Thực tế ghi nhận, một số dự án nhà ở tại nơi này như dự án The Manor Tower Lào Cai đang được nhà đầu tư quan tâm.

Bất động sản nghỉ dưỡng bị “thất sủng”?

Theo giới chuyên gia nhận định tại Tọa đàm, thị trường địa ốc Tây Bắc đang thiên về các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch. Mặt khác, dù các dự án nhà ở có rất nhiều dư địa phát triển song vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của chủ đầu tư.

Theo ông Nguyễn Hoàng Nam, Tổng giám đốc Công ty cổ phần G-Home, ngành du lịch Việt Nam trước đại dịch Covid 19 đã phát triển rất nhanh, luôn đạt mức 2 con số. Tính riêng năm 2019, số lượng du khách quốc tế tới Việt Nam đạt mức kỷ lục, lên đến gần 19 triệu lượt khách.

Do đó, nhiều chủ đầu tư đã chi tiền mạnh tay vào những nơi có lợi thế thiên nhiên như núi và biển, để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch. Trong đó, có thể kể tới các địa phương tăng trưởng nóng nhất là Nha Trang, Quy Nhơn, Phú Quốc.


Bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch giống như đoàn tàu chạy nhanh, nhưng chịu tác động của dịch bệnh nên đang không phanh kịp
Bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch giống như đoàn tàu chạy nhanh, nhưng chịu tác động của dịch bệnh nên đang không phanh kịp

Thế nhưng, ngành du lịch đã bị tê liệt sau 2 năm dịch bệnh. Cho đến năm nay, Việt Nam hướng tới mục tiêu đạt 13 triệu lượt khách quốc tế, thế nhưng vẫn thua xa so với thời điểm trước dịch. Điều này cũng khiến bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng bị giảm sức hút.

Ông Nam cho biết, bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch giống như đoàn tàu chạy nhanh, nhưng chịu tác động của dịch bệnh nên đang không phanh kịp. Đến nay, những nơi phát triển quá nóng vẫn đang tìm giải pháp để phục hồi.

Theo ông Nam, riêng đối với thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng Tây Bắc vẫn còn dư địa.

Bất động sản du lịch, đặc biệt là khu vực Tây Bắc vẫn còn kém xa nếu so sánh với các địa phương vùng biển. Tại một số nơi như Sapa vẫn còn có tình trạng cháy phòng. Do đó, ông Nam nhận định rằng, bất động sản du lịch vẫn còn cơ hội, tuy nhiên cần tránh lặp lại vết xe đổ của những địa phương khác đang gặp phải.

Giới chuyên gia và các nhà đầu tư hiện cho rằng phân khúc căn hộ dịch vụ nghỉ dưỡng chính là thị trường tiềm năng và có thể sinh lời nhất trong giai đoạn sắp tới bởi giá trị đầu tư vừa phải, phù hợp với cả các nhà đầu tư lớn và cá nhân vì mục đích sử dụng rất linh hoạt. Đáng chú ý, các dự án về căn hộ dịch vụ nghỉ dưỡng tại những địa phương được xem là thủ phủ du lịch như Sapa chắc chắn sẽ tạo nên cơn sốt vì dư địa tại Sapa không nhiều, còn nhu cầu của thị trường lại rất lớn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường chung cư khu vực phía Nam đang diễn biến ra sao?

Dòng tiền rẻ vẫn ở ngoài thị trường, chứng khoán nhận hơn 2 tỷ USD trong một năm

 Bất động sản nhận nguồn vốn rẻ từ ngân hàng 

Lợi thế của các căn hộ sắp bàn giao

Số cửa hàng tiện lợi tăng nhanh: Doanh nghiệp bán lẻ lo giữ thị phần

Liên tiếp các màn ra mắt về AI trong chưa đầy 2 ngày

Bỏ qua cơn sốt vàng, giới đầu tư đang “ghim” tiền vào đâu?

Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh M&A đối tác ngoại

Tin mới cập nhật

Thị trường chung cư khu vực phía Nam đang diễn biến ra sao?

12 giờ trước

Lợi thế của các căn hộ sắp bàn giao

12 giờ trước

 Bất động sản nhận nguồn vốn rẻ từ ngân hàng 

12 giờ trước

Dòng tiền rẻ vẫn ở ngoài thị trường, chứng khoán nhận hơn 2 tỷ USD trong một năm

13 giờ trước

Số cửa hàng tiện lợi tăng nhanh: Doanh nghiệp bán lẻ lo giữ thị phần

13 giờ trước