Chuẩn hóa môi giới bất động sản có xóa được nạn “cò” đất thổi giá?

Thứ ba, 22/02/2022-17:02
Theo Nghị định 16/2022 của Chính phủ mới ban hành, không phải ai cũng có thể làm “cò” đất, môi giới bất động sản để kiếm lời như trước đây.

“Cò” đất coi lợi nhuận bản thân hơn lợi ích khách hàng

Ngày 22/2, thông tin từ UBND xã Lộc Khánh (huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) cho biết, lực lượng chức năng đang làm việc với nhóm người có hành vi tập trung đông người, môi giới bất động sản nhưng không chứng minh được giấy tờ pháp lý. Điều đáng nói, việc mua bán diễn ra chớp nhoáng, thậm chí xảy ra sự việc các nhà đầu tư tranh giành nhau. Trước đó không lâu, chính quyền tỉnh Bình Phước cũng đã vào cuộc, xử lý vụ việc “cò” thổi giá đất ảo ở khu vực sân bay Téc Ních - Hớn Quản nhằm mục đích trục lợi.

Đây là một trong số rất nhiều các vụ việc môi giới bất động sản thông đồng, đẩy giá đất lên cao, lôi kéo nhà đầu tư “chốt đơn”. Thực tế hiện nay cho thấy dịch vụ môi giới bất động sản đang thừa về số lượng nhưng thiếu trầm trọng mặt chất lượng. Chưa kể nhiều “cò” đất thiếu trình độ hiểu biết pháp luật, làm ăn chộp giật, tư vấn không đúng gây lũng đoạn thị trường.

Trong bối cảnh trên, ngay sau khi Nghị định số 16/2022 của Chính phủ ban hành với những quy định, chế tài mang tính chất bắt buộc nhằm xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Cụ thể, với những người hành nghề môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị phạt từ 40 đến 60 triệu đồng. Như vậy, theo quy định mới, không phải ai cũng có thể làm “cò” đất, môi giới bất động sản để kiếm lời như trước đây. Ngoài ra, Nghị định 16 cũng quy định mức xử phạt vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản với mức phạt lên đến 100 triệu đồng.



Hiện tượng các môi giới tha hóa, nguồn nhân lực tay ngang, chớp nhoáng dẫn tới hệ lụy là những cò đất thổi giá, tạo sốt ảo, gây lũng loạn thị trường. Ảnh: Bảo Nguyên
Hiện tượng các môi giới tha hóa, nguồn nhân lực tay ngang, chớp nhoáng dẫn tới hệ lụy là những cò đất thổi giá, tạo sốt ảo, gây lũng loạn thị trường. Ảnh: Bảo Nguyên

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hoan, Tổng Giám đốc Cty CP BĐS Thành Long cho biết, hiện nay số lượng lớn lực lượng “cò” đất đang hoạt động tự do làm ảnh hưởng đến hoạt động môi giới bất động sản chân chính cũng như gây khó khăn cho công tác quản lý. Chưa bao giờ làm nghề “cò” đất lại dễ dàng và đông đảo đến thế.

Từ người bán hàng, xe ôm, giáo viên đến công viên chức cũng có thể tư vấn cho các nhà đầu tư để giao dịch, “chốt đơn”. Bản thân những người làm môi giới trong lĩnh vực bất động sản rất mong muốn có môi trường lành mạnh với hệ thống pháp luật rõ ràng để cạnh tranh công bằng, lành mạnh nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất.

Cũng theo bà Linh, từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người thất nghiệp chuyển sang làm môi giới bất động sản theo kiểu phong trào. Họ hoạt động từ do, không qua đào tạo và cũng không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy định nào. Từng có thời điểm cứ sốt đất ở đâu là hôm sau mọc lên hàng chục trung tâm môi giới bất động sản với hàng nghìn nhân viên tư vấn các kiểu. Đây là nguyên nhân tác động lớn đến tình trạng sốt đất, nâng giá đất không đúng với giá trị thực tế ở nhiều tỉnh thành.

Chưa kể nhiều “cò” đất tư vấn sai về pháp lý của dự án; kết nối người mua với bên ký hợp đồng mua bán không phải chính chủ. Thông thường bên thứ ba này do một công ty con của chủ đầu tư đứng ra phân phối dự án. Tuy nhiên khi phát sinh tranh chấp thì người mua sẽ gặp nhiều rủi ro, thậm chí có thể mất hết tài sản.

Cần thiết phải kiểm soát lực lượng môi giới 

Bàn về câu chuyện trên, ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) thẳng thắn cho biết, hơn chỉ có 10% trong số hơn 75.000 nhân viên môi giới bất động sản có chứng chỉ hành nghề. Mỗi năm, lại có thêm không ít nhân viên môi giới bị sa thải vì những hành vi chưa chuẩn mực như thổi giá đất gây sốt ảo, tiếp tay cho chủ đầu tư dự án lừa đảo khách hàng. 



Mức xử phạt hành chính về vi phạm của môi giới bất động sản đã được tăng lên. Ảnh: Bảo Nguyên
Mức xử phạt hành chính về vi phạm của môi giới bất động sản đã được tăng lên. Ảnh: Bảo Nguyên

“Những thống kê sơ bộ nêu trên cho thấy, không phải ai cũng có thể hành nghề môi giới bất động sản. VARS hoàn toàn nhất trí với những quy định tại Nghị định16 để xây dựng nền tảng, quy chuẩn chung cho thị trường bất động sản cũng như tuyển chọn được những nhân sự tốt cho lĩnh vực tư vấn, thích nghi với xu hướng phát triển hiện nay”, ông Nguyễn Văn Đính chia sẻ.

Chủ tịch VARS cũng đặt kỳ vọng với những quy định chặt chẽ của Nghị định 16 sẽ tạo ra làn gió mới, xua tan những thông tin xấu về nghề môi giới bất động sản từ trước đến nay cũng như loại bỏ nạn “cò” đất thổi giá, vì lợi nhuận của bản thân mà bỏ qua lợi ích khách hàng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc sàn giao dịch  BĐS Thiên Phúc bày tỏ, đất nền không còn là thời điểm sinh lời nhanh chóng, có thể nhân hai, nhân ba lợi nhuận. Các nhà đâu tư phải có kiến thức thị trường cũng như tìm hiểu về pháp lý từng dự án, lô đất khi muốn tham gia kênh đầu tư này. Còn bản thân những người làm nghề môi giới bất động sản họ luôn coi đây là một nghề đòi hỏi phải có kiến thức sâu, thậm chí cả mặt phong thuỷ, kiến trúc để có thể tư vấn chuẩn chỉ cho khách hàng.



Cần một nền tảng, một quy chuẩn chung của toàn thị trường để nhân sự gia nhập vào lĩnh vực tư vấn bất động sản. Ảnh: Bảo Nguyên
Cần một nền tảng, một quy chuẩn chung của toàn thị trường để nhân sự gia nhập vào lĩnh vực tư vấn bất động sản. Ảnh: Bảo Nguyên

"Việc Nghị định 16 của Chính phủ ra đời sẽ tạo môi trường kinh doanh bất động sản lành mạnh, minh bạch. Bên cạnh đó giúp nhà nước kiểm soát tốt thị trường, tránh thất thu thuế cũng như ngăn chặn hiện tượng “bong bóng” bất động sản”, ông Lộc nói.

Ông Lộc cũng viện dẫn quy định ở một số nước yêu cầu người làm nghề môi giới bất động sản phải qua khoá học đào tạo, sau đó làm việc tại một số văn phòng giao dịch từ 1 năm trở lên mới được dự thi sát hành chứng chỉ hành nghề môi giới. Hàng năm, cơ quan quản lý lại thanh kiểm tra, cập nhật kiến thức đối với những người làm công việc đặc thù này. 

“Trong thời buổi công nghệ 4.0 như hiện nay, tôi cho rằng cần có quản lý môi giới bằng các ứng dụng để quản lý và khách hàng ai cũng có thể kiểm tra. Việc chuyên nghiệp hoá hành nghề cũng góp phần nâng cap chất lượng môi giới, hướng đến thị trường bất động sản rõ ràng, minh bạch”, Giám đốc công ty BĐS Thiên Phúc chia sẻ thêm.

Theo quy định hiện hành, để được cấp giấy chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản thì cá nhân cần phải tốt nghiệp THPT trở lên, đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.

Để tham gia sát hạch, cá nhân phải đăng ký với kỳ thi với Sở Xây dựng. Chứng chỉ khi được cấp sẽ có giả trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc với thời hạn 5 năm.

Bảo Nguyên
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

Ai hưởng lợi khi NHNN tăng lãi suất kênh OMO?

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

Tin mới cập nhật

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

6 giờ trước

Xây dựng Hòa Bình (HBC) báo lãi hơn 57 tỷ đồng quý I/2024 sau 5 quý liên tiếp thua lỗ

14 giờ trước

Chuyên gia lý giải chuyện giá căn hộ Hà Nội tăng như “lên đồng”

14 giờ trước

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

18 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

18 giờ trước