Bất động sản Sầm Sơn còn lại gì sau sốt đất?

Thứ bảy, 04/02/2023-12:02
Không còn sôi động như cách đây gần một năm trước, thị trường bất động sản Sầm Sơn (Thanh Hóa) hiện tại chìm trong ảm đạm, không còn khách mua. Một số nhà đầu tư “ngộp” tài chính buộc phải mạnh tay chi một khoản hoa hồng khủng cho môi giới nhờ bán hộ, chấp nhận cắt lãi hoặc lỗ khoảng 20 - 30%. 

Theo Vnbusiness, nhìn lại giai đoạn đầu năm 2022, người dân Sầm Sơn đã chứng kiến hiện tượng sốt đất chưa từng có. Giá đất nơi đây “nhảy múa” liên tục, đất nền tại nhiều khu vực lân cận thành phố có mức tăng dựng đứng đến 50 - 60% theo tháng hoặc quý. Thậm chí có những khu vực tăng gấp đôi, gấp 3 chỉ trong vài tuần. 

Khó trở lại thời tăng gấp 2, gấp 3

Anh Tuấn - Môi giới “thổ địa” khu vực Sầm Sơn cho biết, những cơn sốt đất âm ỉ trên địa bàn kể từ năm 2017, nhưng chỉ thực sự bùng nổ vào cuối năm 2021 - đầu năm 2022. Trong giai đoạn đỉnh sốt, các nhà đầu tư “lướt sóng” nhiều kinh nghiệm có thể thu về cả tỷ đồng sau vài ngày. 

Một trong những thương vụ “ăn đậm” nhất của nhà đầu tư này là vào cuối tháng 1/2022, khi anh đã xuống tiền mua một lô đất diện tích hơn 200m2 tại xã Quảng Đại (TP. Sầm Sơn) có giá là 2,1 tỷ đồng, khi đó chủ đất cần tiền nên phải bán gấp. 


Đất Sầm Sơn sốt nóng là bởi những thông tin tích cực về hạ tầng của nhiều doanh nghiệp lớn
Đất Sầm Sơn sốt nóng là bởi những thông tin tích cực về hạ tầng của nhiều doanh nghiệp lớn

“Lô đất có vị trí đẹp thì giá có tăng lên 20% so với thời điểm cuối năm 2021 song vẫn có lãi. Dù khi đó chưa đủ tiền mặt, nhưng nhìn thấy tiềm năng lớn nên tôi đành đánh liều đi vay nóng gần 1 tỷ đồng để mua, rồi nhanh chóng bán lại” - Anh Tuấn nói. 

Tuy rất tự tin nhưng bản thân anh Tuấn cũng không ngờ chỉ sau 1 tuần rao bán đã có khách chốt mua với giá 2,9 tỷ đồng. Có nghĩa là trong vài ngày, anh đã có lãi tới 800 triệu đồng. 

Nguyên nhân khiến cho đất Sầm Sơn sốt nóng là bởi những thông tin tích cực về hạ tầng của nhiều doanh nghiệp lớn, nhất là với các dự án của FLC Group và Sun Group. Cùng với đó là sóng hạ tầng, giá đất đa dạng tùy theo địa hình, khu vực mà giá bán giao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng/m2, đã thuyết phục nhà đầu tư xuống tiền.  

Chưa kể, với khả năng thao túng của “cò” đất, giới đầu cơ cũng khiến cho thị trường BĐS Sầm Sơn không ngừng nhảy múa. Khi đó, tình trạng sốt đất đáng báo động tới mức UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo khẩn. Nhưng đến hiện tại, thị trường này lại rơi vào cảnh đìu hiu, vắng bóng khách mua và môi giới gần như “bốc hơi” khỏi thị trường. 

Theo khảo sát, sau cơn sốt đất điên cuồng vào giai đoạn đầu năm, kể từ quý III/2022 chứng kiến sức nóng thị trường đã bắt đầu hạ nhiệt. Cho tới quý IV/2022 thì gần như nguội lạnh. Kể cả các khu vực vùng ven dự án lớn cũng không còn nhiều giao dịch như trước.

Chẳng hạn như giá đất tại khu vực Nam Sầm Sơn đã giảm khoảng 20 - 30%. Một lô đất nền trên địa bàn trong đợt đỉnh sốt có giá 1,1 tỷ đồng, hiện tại đã giảm chỉ còn gần 800 triệu đồng. Những nền đất vùng ven trước đó tăng dựng đứng, gấp 2 - 3 lần, nay chỉ được rao bán từ 50 - 200 triệu đồng/nền. 


Các khu vực vùng ven dự án lớn cũng không còn nhiều giao dịch như trước
Các khu vực vùng ven dự án lớn cũng không còn nhiều giao dịch như trước

Những sản phẩm biệt thự - liền kề ven sông cũng đã “gây bão” từ hồi mới ra mắt, nhưng ở thời điểm hiện tại gần như đang trong trạng thái “đóng băng”. Sóng ngầm cắt lỗ từ 15 - 30% ngày càng xuất hiện nhiều hơn. 

Trong nguy có cơ?

Anh Văn - Nhà đầu tư tới từ Hà Nội cho hay, vào cuối năm 2021, anh đã chi tiền mua 3 lô đất nền tại xã Quảng Đại. Nửa năm sau, nhiều khách hỏi mua và trả chênh giá khoảng 600 triệu đồng mỗi lô nhưng anh không bán vì vẫn kỳ vọng giá tăng hơn nữa. 

Đến cuối quý II/2022, tình hình thị trường bắt đầu chuyển biến xấu nên anh Văn nhờ môi giới bán các lô đất theo giá thị trường. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa lô nào bán được vì khách liên tục ép giá. 

“Môi giới nói rằng nếu chấp nhận hòa vốn thì dễ bán hơn. Nhưng mình đã đầu tư vào gần 5 tỷ đồng, sau 2 năm mà không lãi được đồng nào thì khó mà chấp nhận. Tôi định giảm thêm 10% lợi nhuận nữa, nếu vẫn không được thì phải chấp nhận chôn vốn thêm 2 - 3 năm tới đợi sóng lên” - Anh Văn chia sẻ. 


Nhà ở liền kề dù còn lượng hàng tồn kho khá cao nhưng giá bán vẫn neo ở mức 7 - 8 tỷ đồng/căn
Nhà ở liền kề dù còn lượng hàng tồn kho khá cao nhưng giá bán vẫn neo ở mức 7 - 8 tỷ đồng/căn

Một chủ sàn giao dịch bất động sản tại Sầm Sơn tiết lộ, trong 2 tháng qua, số hồ sơ ký gửi bán đất nền, biệt thự, nhà phố tăng khoảng 300%. Hầu hết khách hàng có mức cắt lãi 60 - 70%, một số nhà đầu tư đuối tài chính còn đồng ý bán bằng giá mua và sẵn sàng chi hoa hồng cao cho môi giới nếu sớm thoát được hàng. Tuy nhiên, ít trường hợp nào bán cắt lỗ dù phải chịu áp lực tài chính cao. 

Điểm sáng trên thị trường BĐS Sầm Sơn hiện nay là những dự án của Sun Group và FLC. Chẳng hạn như dự án của Sun Group, giá một căn shophouse khoảng 7 tỷ đồng (tăng trên dưới 1 tỷ đồng so với lúc ra hàng), biệt thự có giá cao nhất là 70 tỷ đồng/căn. 

Tại FLC Sầm Sơn, phân khúc biệt thự hưởng lợi lớn từ dự án của Sun Group, qua đó đã “cháy hàng” từ đầu năm 2022. Nhà ở liền kề dù còn lượng hàng tồn kho khá cao nhưng giá bán vẫn neo ở mức 7 - 8 tỷ đồng/căn đã đầy đủ pháp lý. 

Thị trường nhà đất tại Sầm Sơn sau cơn sốt đã hạ nhiệt rõ ràng. Không ít nhà đầu tư bị “mắc cạn” với khối tài sản bạc tỷ, thậm chí còn đối mặt với nguy cơ “gãy đòn bẩy” phải bán tháo. 

Nhưng “trong nguy có cơ”, còn rất nhiều nhà đầu tư giàu kinh nghiệm và tiềm lực phải chờ đợi cơ hội để “bắt đáy”. Điển hình như anh Dũng - Nhà đầu tư đến từ TP. HCM đang sở hữu 2 căn biệt thự, anh cho biết nếu dùng tiền nhàn rỗi thì không phải lo về thanh khoản thấp. Hiện mỗi căn biệt thự ven biển Sầm Sơn đã tăng 2 tỷ đồng so với quý I/2022. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

Tin mới cập nhật

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

1 giờ trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

1 giờ trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

2 giờ trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

3 giờ trước