Giảm nhiều dự án đề xuất dùng vốn từ gói phục hồi kinh tế

Thứ hai, 23/05/2022-14:05
113 dự án, nhiệm vụ dùng vốn từ gói phục hồi kinh tế được đề xuất, số lượng dự án này giảm nhiều so với con số được đưa ra vào tháng 4/2022.

Theo VnExpress, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã đề nghị các địa phương, bộ, ngành rà soát, chuẩn xác số liệu của 113 dự án, nhiệm vụ (không gồm các dự án trong lĩnh vực y tế như y tế dự phòng, y tế cơ sở tại các địa phương), thuộc chương trình phục hồi kinh tế để trình cấp có thẩm quyền.

Do một số dự án trùng lặp, điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc chưa phê duyệt thủ tục nên các dự án được đề xuất có sự thay đổi so với danh mục Chính phủ đã báo cáo Quốc hội trước đó.


Công trường thi công dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
Công trường thi công dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Tổng số vốn từ gói phục hồi kinh tế dự tính rót cho các dự án, nhiệm vụ trên gần 150.000 tỷ đồng. Trong đó, 91.330 tỷ đồng là số vốn dành cho 9 dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông; 40.000 tỷ đồng là số vốn hỗ trợ lãi suất cho vay từ ngân sách với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; 5.000 tỷ đồng dùng để cấp bù lãi suất; hơn 4.400 tỷ đồng dành cho chuyển đổi số, công nghệ thông tin; gần 27.000 tỷ đồng còn lại sẽ dành cho lĩnh vực y tế, các dự án cao tốc và thông báo bổ sung sau khi đủ điều kiện.

Đối với số tiền khoảng 965 tỷ đồng không đủ điều kiện do các đơn vị đã được bố trí vốn trước đó, hoặc không kịp hoàn thiện thủ tục đầu tư. Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề xuất rót số tiền trên cho 2 dự án đầu tư công trình thiết yếu trên địa bàn huyện Thuận Nam, Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) và dự án đường gom vào cầu Rạch Miễu 2 (tỉnh Bến Tre). 

Về thời hạn hoàn thiện thủ tục đầu tư cho các dự án này, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề nghị các đơn vị phải phê duyệt chủ trương đầu tư trong vòng 1 tháng từ ngày nhận được thông báo tổng mức vốn.

Về việc giải ngân hết vốn cho số dự án trên, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết: "Khó khả thi trong 2022-2023". Nguyên nhân là do các dự án, nhiệm vụ cần nhiều thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định, đặc biệt là  các dự án có tổng mức đầu tư lớn, tính chất phức tạp, đặc thù. Quy trình giao vốn hiện cũng phải thực hiện qua nhiều bước, thủ tục mới có căn cứ để giao kế hoạch, phân bổ vốn.


Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội có các giải pháp chính trong đầu tư, y tế, phát triển kết cấu hạ tầng.
Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội có các giải pháp chính trong đầu tư, y tế, phát triển kết cấu hạ tầng.

Trước đó, ngày 30/1, Chính phủ ban hành Nghị quyết về chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội. Với quy mô 350.000 tỷ đồng, đây là gói hỗ trợ phục hồi kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Trong đó, tổng vốn ngân sách được Quốc hội thông qua để tăng chi đầu tư phát triển cho các dự án thuộc gói phục hồi kinh tế là 176.000 tỷ đồng. Tuy nhiên để sử dụng số tiền này, cần danh mục dự án, nhiệm vụ cụ thể.

Cuối tháng 4/2022, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã đề xuất danh mục 393 dự án, nhiệm vụ thuộc chương trình phục hồi kinh tế, nhưng Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu  rà soát kỹ danh mục các nhiệm vụ, dự án để bảo đảm phù hợp với nguyên tắc, tiêu chí quy định tại nghị quyết số 43 của Quốc hội và danh mục nhiệm vụ, dự án đã báo cáo Quốc hội tại Báo cáo số 01 của Chính phủ.

Phó thủ tướng nhấn mạnh, cần kiên quyết bảo đảm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, tập trung đầu tư vào một số dự án trọng điểm có sức lan tỏa và cấp bách để hoàn thành sớm, tạo ra không gian và động lực mới; dứt khoát không bố trí dàn trải, chia đều, manh mún, không đưa vào danh mục các dự án chưa đúng quy định, chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung và số liệu báo cáo, đề xuất.

Việc chưa có danh mục chi tiết các dự án, nhiệm vụ dùng vốn từ gói phục hồi kinh tế bị chậm lại. Đầu tháng 5, tại phiên họp thứ 11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lo lắng khi đã gần nửa năm 2022 nhưng vẫn chưa có danh mục dự án.

Giải trình sau đó, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho hay, việc chậm trễ là do ngành y tế chậm rà soát danh mục dự án lĩnh vực y tế cơ sở, y tế dự phòng ở các địa phương. Do đó, Chính phủ sẽ rà soát và tách riêng các dự án y tế, sau khi đủ điều kiện sẽ báo cáo bổ sung giải ngân sau.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Sacombank: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 10.600 tỷ đồng, chưa chia cổ tức

37 phút trước

Giải mã “cơn khát” trung tâm dữ liệu AI

50 phút trước

Các thương hiệu quốc tế tăng tốc tìm kiếm mặt bằng, thị trường bán lẻ Việt Nam dần sôi động

52 phút trước

Nhiều “chất xúc tác” tăng sức hấp dẫn cho cổ phiếu chứng khoán

52 phút trước

ĐHĐCĐ Vinamilk: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế hơn 9.300 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 38,5%

52 phút trước