Đại gia Dương Công Minh: Sự nghiệp lẫy lừng trong lĩnh vực bất động sản của ông chủ “đế chế” Him Lam

Thứ ba, 23/11/2021-10:11

Là “ông lớn” trong ngành bất động sản, doanh nhân Dương Công Minh sở hữu khối tài sản nhiều người mơ ước. Hiện nay, ông xếp hạng thứ 75 trên danh sách TOP 200 người giàu nhất TTCK tại Việt Nam.

Đại gia Dương Công Minh - Minh Him Lam là ai?

Đại gia Minh Him Lam tên thật là Dương Công Minh sinh ngày 10/05/1961, tại Bắc Ninh. Ông sinh ra tại Quế Võ, Bắc Ninh. Hiện tại, ông đang sinh sống tại đường Nguyễn Thông, P.7, Q.3, T.P Hồ Chí Minh.

Ông Dương Công Minh tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân (1984) với tấm bằng Cử nhân Kinh tế. Trước khi bắt tay vào kinh doanh, ông từng làm sĩ quan trong quân đội. Ông đã có hơn 10 năm đảm nhiệm nhiều vị trí trong Bộ Quốc phòng.

 Chân dung ông Dương Công Minh - Ông chủ Tập đoàn Him Lam, Chủ tịch Sacombank
Chân dung ông Dương Công Minh - Ông chủ Tập đoàn Him Lam, Chủ tịch Sacombank

Hành trình xây dựng tập đoàn Him Lam của đại gia Dương Công Minh

1. Khởi nghiệp là tiểu thương “buôn xoài”

Sau khi xuất ngũ, ông Dương Công Minh cùng gia đình quay trở lại Bắc Ninh. Khi ở quê, ông bắt gặp các thương lái Trung Quốc sang thu mua chuối. Vì thế, ông và một người bạn bàn nhau xuất khẩu chuối sang Trung Quốc. Những đợt xuất khẩu chuối thành công, ông và bạn lại xuất khẩu thêm các mặt hàng khác như thanh long, xoài.

Những năm đầu xuất khẩu nông sản, ông và bạn thu về khoản lợi lớn. Ước tính mỗi mùa vụ, mỗi xe đem về số lời 20 triệu đồng. Nhận thấy tiềm năng xuất khẩu lớn, ông và bạn quyết định mở rộng xuất khẩu. Tuy nhiên, khi xe chở xoài đến cửa khẩu, toàn bộ số xoài đều bị hư hỏng. Ông bị thua lỗ nặng và phá sản. Vì thế, ông có biệt danh là "Minh Xoài".

2. Cơ duyên đến với lĩnh vực Bất động sản của ông Dương Công Minh

Sau khi phá sản, ông Minh đã phải làm thủ tục bán nhà để trả nợ. Những năm 1989, thủ tục bán nhà lúc này rất phức tạp và chi phí cao. Để tiết kiệm, ông đã quyết định tự tìm hiểu thủ tục và tự làm. Ông Minh đã chạy vạy khắp nơi, hỏi thăm bạn bè về thủ tục bán nhà. Vì thế, mức phí ông bán nhà chỉ bằng 1/10 mức phí môi giới yêu cầu. Sau đó, ông Dương Công Minh đã nảy sinh ý định mở trung tâm dịch vụ nhà đất.

Chính nhờ vào việc kinh doanh này, ông Minh đã dần tích lũy thêm vốn, kinh nghiệm để phát triển lĩnh vực kinh doanh BĐS.

 Ông khởi nghiệp là tiểu thương buôn chuối, buôn xoài
Ông khởi nghiệp là tiểu thương buôn chuối, buôn xoài

3. Thành lập Công ty Cổ phần Him Lam

Ngày 1/9/1994, ông Dương Công Minh sáng lập Công ty Cổ phần Him Lam. Công ty này được chuyển đổi sang từ mô hình Công ty TNHH Thương mại Him Lam. Sau 20 năm hoạt động, Him Lam đã sở hữu 30 đơn vị thành viên. Công ty kinh doanh các lĩnh vực chính như: Bất động sản, Tài chính ngân hàng, Khu vui chơi, Sân Golf,... Dưới sự điều hành của ông Dương Công Minh, Him Lam đã có nhiều công trình trọng điểm, nhiều sản phẩm BĐS được khách hàng ủng hộ.

Không chỉ dừng lại ở vị trí “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản, ông Dương Công Minh còn được biết đến nhiều khi dấn thân vào ngành ngân hàng. Ông là người sáng lập Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và dẫn dắt nó đi tới những bước phát triển vững mạnh như hiện nay.
Sau khi từ nhiệm vị trí Chủ tịch tại LienVietPostBank, Ông Dương Công Minh chuyển sang giữ vị trí ghế nóng tại Sacombank. Ông chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT của Sacombank từ ngày 30/6/2017.

 Ngoài kinh doanh BĐS, Ông Minh còn giữ chức Chủ tịch của Ngân hàng Sacombank
Ngoài kinh doanh BĐS, Ông Minh còn giữ chức Chủ tịch của Ngân hàng Sacombank

Khối tài sản “kếch xù” của đại gia Dương Công Minh

Tính đến ngày 30/6/2020, Ông Dương Công Minh đang nắm giữ trong tay số lượng 62,569,075 cổ phiếu STB (Sacombank). Ở thời điểm cập nhật ngày 6/5/2021, số cổ phiếu trên có giá trị lên đến 1.526,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, ông còn là chủ sở hữu của 31,300,000 cổ phiếu của CTCP Liên Việt Holdings tính đến ngày 10/9/2012.

Với khối tài sản này, ông đứng xếp hạng thứ 75 trên danh sách TOP 200 người giàu nhất TTCK Việt Nam.

Ông Minh cũng là đại diện cho Him Lam sở hữu 96,770,800 cổ phiếu của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt với tỷ lệ 09,0%. Tính đến thời điểm 6/5/2021, số cổ phiếu này có giá trị lên tới 2,012.8 tỷ đồng.

Những câu nói ấn tượng của doanh nhân Dương Công Minh

Dưới đây là những câu nói hay của đại gia Dương Công Minh truyền cảm hứng mạnh đến những người đã, đang và sẽ khởi nghiệp:

“Tôi cảm thấy cuộc đời đời tôi không có thất bại. Trong cuộc đời, tôi chỉ thấy sự thành công và may mắn”.

 Câu nói truyền cảm hứng cho nhiều của của đại gia Minh Him Lam
Câu nói truyền cảm hứng cho nhiều của của đại gia Minh Him Lam

“Khi kiến thức có, kinh nghiệm có thì cơ hội cũng có. Nếu gan chúng ta nhỏ thì vẫn không làm được. Một khi thấy được cơ hội rồi thì phải máu lửa lên”.

“Him Lam do chính tay tôi làm nên, từ cái đầu của tôi và từ tiền tôi vay nặng lãi. Từng sản phẩm của Him Lam đều do tay tôi xem bản vẽ và thi công. Khi thiết kế, xây dựng một căn nhà đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn do tôi đề ra.”

"Cách đây 10 năm tôi đã bắt đầu học chơi golf. Nếu không học chơi golf thì có lẽ tôi và cả Him Lam đều đã xuống “lỗ” rồi. Điều tôi sợ hãi hiện nay chính là không thể xuống lỗ được".

Trên đây là tiểu sử của Dương Công Minh - doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực BĐS tại Việt Nam. Qua đây, chúng ta sẽ có được cơ hội hiểu rõ về hành trình lập nghiệp cũng như bài học đáng giá trong hành trình đi đến thành công từ vị doanh nhân này.

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Những mẫu nhà 2 tầng đẹp tại nông thôn chỉ với 500 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Cuộc đua sôi nổi trên thị trường thương mại điện tử

1 giờ trước

ĐHCĐ Bidiphar (DBD): Kế hoạch doanh thu chạm mốc 2.000 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 20%

1 giờ trước

Trong 4 tháng đầu năm gần 9,3 tỷ USD nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam

1 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Chúng ta nên tiếp cận Fintech theo nghĩa rộng

1 giờ trước

Thị trường tháng 5 vẫn hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn

1 giờ trước