Thông tin quy hoạch du lịch tỉnh Hòa Bình đầy đủ nhất

Thứ tư, 01/06/2022-15:06
Hòa Bình đang trở thành một trong những tỉnh trọng điểm để phát triển du lịch tại phía Bắc. Dựa vào những điều kiện thuận lợi đã có tỉnh Hòa Bình đã có những Đề án phát triển du lịch trong giai đoạn 2021 – 2025. Bên cạnh đó có những phương án đề xuất công bố quy hoạch du lịch Hòa Bình. Hãy tham khảo bài viết này nhé!

Vị trí địa lý của tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, diện tích tỉnh Hòa Bình là 4.662.5 km2 đứng thứ 29 trong số 63 tỉnh thành cả nước. Số dân của tỉnh tính đến năm 2019 là 854.131 người có số dân đông thứ 49. Hòa Bình có vị trí ở phía nam Bắc Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19' - 21°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, tỉnh Hòa Bình cách Hà Nội 73km. 

Hòa Bình là một tỉnh có vị trí địa lý đặc biệt khi nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. 

- Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ

- Phía đông giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và thủ đô Hà Nội

- Phía tây giáp tỉnh Sơn La

- Phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa.


Hòa Bình đang trở thành một trong những tỉnh trọng điểm để phát triển du lịch tại phía Bắc
Hòa Bình đang trở thành một trong những tỉnh trọng điểm để phát triển du lịch tại phía Bắc

Tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện với 151 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 10 thị trấn và 129 xã. Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống là Mường, Kinh, Thái, Dao, Tày, Mông và một số ít là người Hoa. Trong đó, dân tộc Mường chiếm tỷ lệ đông nhất lên đến 63,3%, tiếp đến là người Kinh chiếm 27,73%, người Thái chiếm 3,9%, người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%, người Mông chiếm 0,52%. Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến năm 2021 đạt 31,6%, so với tiềm năng của tỉnh Hòa Bình thì con số này vẫn còn khá chậm.

Thông tin quy hoạch du lịch tỉnh Hoà Bình

Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 08-ĐA/TU, ngày 01/11/2021 về phát triển dịch vụ, trọng tâm là phát triển du lịch tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 – 2025Tổng nhu cầu vốn dự kiến thực hiện là: 55.642 tỷ đồng (Năm mươi năm nghìn sáu trăm bốn mươi hai tỷ đồng), trong đó: Vốn ngân sách nhà nước: 8.890 tỷ đồng chiếm 16%. Vốn khác: 46.752 tỷ đồng chiếm 84%.

Mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2025, tỷ trọng ngành dịch vụ đạt 27% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, bao gồm các mục tiêu cụ thể chủ yếu sau: Đón 4,9 triệu lượt khách tham quan du lịch, trong đó khách quốc tế là 1,0 triệu lượt, khách nội địa là 3,9 triệu lượt. Tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 5.400 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 18%/năm; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 18%/năm. Khối lượng vận tải hàng hóa tăng bình quân đạt 9,8%/năm; vận chuyển hành khách tăng bình quân đạt 9,7%/năm. 100% số xã có điểm phục vụ bưu chính; 100% các xã trên địa bàn tỉnh có trạm BTS 4G; 30% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có trạm BTS 5G;100% các xã trên địa bàn tỉnh được cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao. Có 10 bác sĩ trên 1 vạn dân; có 30 giường bệnh trên 1 vạn dân; có 3 bệnh viện tư nhân; Có 200 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt 3% số tổng số cơ sở giáo dục. Số lao động được giới thiệu việc làm tại các cơ sở dịch vụ việc làm đạt 1.000 lao động/năm. số người lao động tìm kiếm được việc làm đạt 900 lao động/năm.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra 8 nhiệm vụ, 11 giải pháp thực hiện Đề án. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển về dịch, vụ trọng tâm là du lịch, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; các nghị quyết, chỉ thị, chuyên đề của tỉnh. Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch. Đa dạng hóa, đẩy mạnh huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoàn thiện các cơ chế chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đẩy mạnh thu hút đầu tưPhát triển hạ tầngĐổi mới về khoa học và công nghệ. Hợp tác phát triển....


Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra 8 nhiệm vụ, 11 giải pháp thực hiện Đề án quy hoạch du lịch
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra 8 nhiệm vụ, 11 giải pháp thực hiện Đề án quy hoạch du lịch

Trong đó trọng điểm là xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình để thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Theo Quyết định số 439/QĐ-TTg, ngày 25/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, quy mô diện tích lập quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình là 52.200 ha, thuộc phạm vi ranh giới địa bàn Thành phố Hòa Bình (gồm các phường Thái Bình, Phương Lâm, Tân Thịnh và một phần xã Hòa Bình), huyện Đà Bắc (các xã Đồng Ruộng, Yên Hòa, Cao Sơn, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương, Toàn Sơn), huyện Cao Phong (các xã Bình Thanh, Thung Nai), huyện Tân Lạc (các xã Suối Hoa, Phú Vinh), huyện Mai Châu (các xã Sơn Thủy, Tân Thành và một phần xã Đồng Tân).

Đây là khu du lịch cấp quốc gia trọng điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc, có sản phẩm du lịch đặc trưng, văn hóa các dân tộc và hệ sinh thái hồ Hòa Bình với loại hình du lịch đa dạng. Dự báo đến năm 2035, quy mô dân số khoảng  từ 130.000 - 145.000 người, quy mô khách du lịch khoảng từ 2,5 - 3 triệu lượt khách.

Khu du lịch này được hình thành trên cơ sở các không gian cảnh quan đồi núi, hệ sinh thái tự nhiên, các giá trị văn hóa tâm linh gắn liền với vùng lòng hồ Hòa Bình và được chia thành 6 phân khu. Trong đó, khu trung tâm dịch vụ du lịch là  phân khu du lịch vịnh Ngòi Hoa – Thung Nai – Suối Hoa, thuộc các huyện Cao Phong, Tân Lạc.

Mục tiêu của việc quy hoạch

Đề án được đề ra đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Hòa Bình trong quá trình đổi mới du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khi đề án này được thực hiện sẽ thay đổi mạnh mẽ một số vấn đề như sau:

- Tạo ra công việc, nâng cao thu nhập cho người lao động thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, xóa đói giảm nghèo tại những vùng sâu vùng xa.

- Xây dựng hệ thống tiện ích như trung tâm thương mại, nhà hàng, khu vui chơi - giải trí, resort nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao, bệnh viện, y tế đạt chuẩn quốc tế..

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách.

- Hiện đại hóa cải thiện đời sống của người dân, phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao dân trí, anh sinh xã hội.

- Thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc đang sinh sống tại tỉnh Hòa Bình. 


Trong quy hoạch du lịch tỉnh thì nhiệm vụ trọng điểm là xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình
Trong quy hoạch du lịch tỉnh thì nhiệm vụ trọng điểm là xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình

Mục tiêu lớn nhất của tỉnh khi thực hiện đề án chính là việc thu hút khách du lịch trong tương lai. Theo như kế hoạch đề ra, tỉnh Hòa Bình dự kiến sẽ đón 4,9 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan vào năm 2025, trong đó khách quốc tế là 1 triệu lượt và khách trong nước là 3,9 triệu lượt. Tổng doanh thu từ số lượng khách ước tính đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng, nếu như kế hoạch thực hiện theo đúng tiến độ và dự kiến sẽ tạo ra việc làm cho khoảng 26 nghìn lao động. Đặc biệt, sẽ có khoảng gần 9 nghìn lao động được đào tạo có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch. 

Theo đó đề án đã nêu rõ tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình, Khu du lịch Mai Châu với diện tích 52.200 ha. Đồng thời, một số địa điểm có tiềm năng du lịch như Lạc Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy cũng sẽ được tỉnh thúc đẩy phát triển. 

Trong kế hoạch, Hòa Bình sẽ phát triển du lịch theo hướng lâu dài, bền vững phát huy các giá trị truyền thống dân tộc nhưng vẫn giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng nền sinh học của tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng sẽ mở rộng thêm các sản phẩm có thể kết hợp với việc phát huy văn hóa, tiềm năng và lợi thế của địa phương. 

Tỉnh cũng sẽ chú trọng khai thác thị trường vùng thủ đô Hà Nội bằng cách đánh mạnh vào các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, du lịch sinh thái, thể thao, hội thảo và đặc biệt là hoạt động phát triển ban đêm sẽ được chú trọng hơn nữa.

Nâng cao chất lượng công tác phát triển ngành du lịch của tỉnh

Theo thống kê, toàn tỉnh Hòa Bình có 201 di tích trong đó có 101 di tích được xếp hàng và 100 di tích chưa được xếp hạng. Đặc biệt, có đến 30 khu du lịch lớn nhỏ với 9 địa điểm được công nhận du lịch địa phương và 1 địa điểm du lịch cấp tỉnh. Do đó, trong vài năm trở lại đây, Hoà Bình đã trở thành một trong những địa điểm du lịch được yêu thích vì đáp ứng được thị hiếu của khách hàng. 

Một minh chứng rõ nhất về số lượng khách du lịch tăng mạnh tại tỉnh Hoà Bình là trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã đón hơn 12.500 nghìn lượt khách với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,7%. Ngay cả trong năm 2020 khi tình hình dịch Covid 19 diễn ra căng thẳng, lượng khách du lịch giảm sút mạnh thì khi tình hình dịch được kiểm soát số lượng khách du lịch trở lại đã tăng nhanh chóng giúp doanh thu đạt trên 7.700 tỷ đồng. 


Theo thống kê, toàn tỉnh Hòa Bình có 201 di tích trong đó có 101 di tích được xếp hàng và 100 di tích chưa được xếp hạng
Theo thống kê, toàn tỉnh Hòa Bình có 201 di tích trong đó có 101 di tích được xếp hàng và 100 di tích chưa được xếp hạng

Hiện nay, toàn tỉnh có 72 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch với một số địa điểm nổi bật mới xây dựng như Mai Châu Hideway, Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Dụ và Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Sunset (Lương Sơn); Mai Châu Ecolodge, An Lạc Farm và Serena Resort (Kim Bôi), Bakhan Village Resort (Mai Châu),...

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã đẩy mạnh mở cửa chính sách kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để phát triển một số dự án như: Dự án Cáp treo và khu phức hợp vui chơi giải trí sân Golf (thành phố Hòa Bình), khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái Hồ Hòa Bình và Khu du lịch sinh thái hồ Gươm sông Đà (Tân Lạc), Khu du lịch nghỉ dưỡng Mai Đà Resort và Dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hiền Lương (Đà Bắc)...

Các tập đoàn bất động sản lớn như Sungroup, Tân Hoàng Minh, FLC cũng đang nghiên cứu, khảo sát kết hợp với kế hoạch quy hoạch của tỉnh để lập các dự án quy mô lớn, chất lượng cao tại khu du lịch hồ Hòa Bình và huyện Kim Bôi, Lạc Sơn.

Trong vài năm trở lại đây, ngành du lịch tại tỉnh Hoà Bình đang phát triển rất mạnh, mở ra cơ hội cho chính những người dân sinh sống tại tỉnh và các nhà đầu tư tiềm năng. Song, trong quá trình hiện thực hoá quy hoạch phát triển du lịch tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn cần đến sự hợp tác giữa Nhà nước, các cấp lãnh đạo và người dân..

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

44 phút trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

1 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

4 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

4 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

5 giờ trước