Tháng 4, những ngân hàng nào có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất?

Chủ nhật, 03/04/2022-15:04
Theo khảo sát, trong ngày đầu tiên của tháng 4, biểu lãi suất tiết kiệm của nhiều ngân hàng thương mại đã tăng nhẹ so với cùng thời điểm của tháng trước. Trong đó, ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đang có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,6%/năm với kỳ hạn 13 tháng. 

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vẫn đang là quán quân về lãi suất tiết kiệm, với lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,6%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng.

Đứng vị trí thứ 2 về lãi suất tiết kiệm cao nhất gồm có ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và ngân hàng ACB. Cả hai ngân hàng này đều có mức lãi suất tiết kiệm là 7,1%. Tuy nhiên điều kiện để hưởng mức lãi suất này của 2 ngân hàng khác nhau. 

Cụ thể, tại ngân hàng Techcombank, mức lãi suất tiết kiệm 7,1% áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm 12 tháng, trả lãi cuối kỳ, với mức tiền gửi từ 999 tỷ trở lên và cam kết không được tất toán trước hạn. Con tại ngân hàng ACB, khách hàng chỉ cần gửi từ 100 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 13 tháng đã được hưởng mức lãi suất 7,1%.

Đứng vị trí thứ 3 là ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) có mức lãi suất tiết kiệm là 7%/năm. 

Tiếp theo là các ngân hàng như TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) 6,99%/năm; ngân hàng TMCP Quân đội (MB) 6,9%/năm; ngân hàng TMCP Bắc Á 6,8%/năm; ngân hàng TMCP Kienlongbank 6,75%/năm...


Biểu lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 4/2022. 
Biểu lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 4/2022. 

Đối với nhóm ngân hàng “Big 4” gồm TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), lãi suất tiết kiệm vẫn giữ ổn định.
Trong đó, Vietcombank và VietinBank có mức lãi suất tiết kiệm là 5,6%/năm; Agribank, BIDV là 5,5%/năm. 

Tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tại tại ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), từ ngày 10/3 lãi suất tiết kiệm tại quầy đã tăng 0,1-0,3 điểm % ở các kỳ hạn dài.Cụ thể, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5,9% lên 6,1%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng cũng tăng từ 0,2 điểm %, lên 6,35%/năm – đây cũng là mức lãi suất tiết kiệm cao nhất tại nhà băng này ở thời điểm hiện tại. 

Với hình thức gửi tiết kiệm online, ngân hàng này đã tăng lãi suất đến 0,6%/năm ở kỳ hạn 6 tháng, tăng 0,5% một năm ở kỳ hạn 9 tháng và 0,2% ở kỳ hạn 12 tháng. Theo đó, mức lãi suất hình thức tiết kiệm online cao nhất tại OCB đang là 6,75%/năm. 

Ngân hàng NamABank mới đây cũng đã tăng lãi suất gửi tiết kiệm online thêm 0,2% cho kỳ hạn 6 tháng. Ngân hàng đang ở vị trí quán quân về lãi suất gửi tiết kiệm online. 

Ngân hàng MB Bank, với kênh giao dịch tại quầy, lãi suất tiền gửi 12 tháng đã tăng thêm 0,4%, lên mức 5,5%. 

Trong đợt điều chỉnh mới này, mặt bằng lãi suất tiết kiệm nhìn chung đã được nâng lên đáng kể. Việc điều chỉnh lãi suất đã giúp số dư tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng tăng mạnh. Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính tới hết tháng 1/2022, tổng phương tiện thanh toán của toàn nền kinh tế tăng 2,59% so với hồi cuối năm 2021, đạt mức 13,7 triệu tỷ đồng. Đáng chú ý, chỉ trong tháng 1, người dân đã gửi vào hệ thống ngân hàng hơn 103.000 tỷ đồng. Có thể thấy tiền gửi của người dân đã “ồ ạt” đổ vào ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế bước vào quá trình phục hồi sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tổng cộng, tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng là 5,4 triệu tỷ đồng, tăng 1,95%. Như vậy, tháng 1/2022 là tháng có số tiền gửi của người dân vào hệ thống ngân hàng cao nhất trong vòng 10 tháng qua.

Với việc tăng lãi suất tiết kiệm, các ngân hàng cho biết không lo thiếu vốn giá rẻ để đẩy mạnh cho vay trong năm 2022. Và sẽ không có ảnh hưởng gì bởi kế hoạch tăng 6-7 lần lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong năm nay.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Trung Quốc “mở đường” cho doanh nghiệp IPO tại Mỹ sau thời gian 2 năm gián đoạn

3 giờ trước

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

3 giờ trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

7 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

7 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

7 giờ trước