Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Thứ ba, 31/01/2023-07:01
Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo liên quan đến chương trình chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cần tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số nhưng cần tránh đầu tư dàn trải và lãng phí. Đồng thời phải lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Tiếp tục tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới và bước vào cuộc cách mạng 4.0,  chuyển đổi số là xu thế tất yếu. Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà chuyển đổi số mang lại. Một trong những thay đổi to lớn mà chuyển đổi số mang lại chính là năng suất lao động, sự trải nghiệm của người dùng cũng như sự ra đời của những mô hình kinh doanh mới. Bên cạnh đó là những thay đổi theo hướng cải thiện rõ rệt trong công tác quản lý hành chính của khối cơ quan nhà nước. Điều này là minh chứng cho thấy vai trò và những tác động to lớn của việc ứng dụng chuyển đổi số đối với tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chưa thực sự quan tâm đến chuyển đổi số.

Trong chỉ thị số 03/CT-TTg ban hành ngày 27/01/2023, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh chính đã nhấn mạnh cần tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, nhất là triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), bảo đảm đúng lộ trình, tiến độ đề ra; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là cắt giảm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ hệ thống hành chính nhà nước và đổi mới việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, số hoá, thúc đẩy giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thực tế quá trình ứng dụng chuyển đổi số của nhiều doanh nghiệp, tổ chức hành chính mới chỉ ở phần nhận thức mà chưa có chiều sâu. Do đó, để chuyển đổi số thành công, cần có những hành động cụ thể. Trong quá trình chuyển đổi số, cần nâng cao năng lực về con người, năng lực của doanh nghiệp. Trong đó, tùy thuộc vào quy mô và mô hình mà mỗi tổ chức có những lựa chọn chiến lược, cũng như lộ trình chuyển đổi số phù hợp cho mình để đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất.

Bên cạnh việc tập trung triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (theo Đề án 06), Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; Kế hoạch nâng hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia.

Chuyển đổi số cần lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Chuyển đổi số là tất yếu và cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, phải đầu tư tập trung, đúng trọng điểm tránh dàn trải gây lãng phí, đảm bảo dữ liệu phải đúng, đủ, sạch, sống và an toàn thông tin.


Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số quốc gia nhưng cần tập trung, tránh lãng phí
Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số quốc gia nhưng cần tập trung, tránh lãng phí

Theo thông báo số 16/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ vừa ban hành đã kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm triển khai Đề án 06 và tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022 ngày 25/12/2022 đã nêu rõ chuyển đổi số đã có sự chuyển biến tích cực cả trong nhận thức và hành động. Trong đó, năm 2022, Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã hoàn thành 9/12 chỉ tiêu và 101/107 nhiệm vụ; 45/56 nhiệm vụ đã hoàn thành theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại các Phiên họp; 59/225 nhiệm vụ của Đề án 06 đã được hoàn thành và 166 nhiệm vụ đang tiếp tục được triển khai.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia tiếp tục có những chuyển biến tích cực và sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương và nhất là người đứng đầu cả về nhận thức cũng như hành động. Các hoạt động quản lý nhà nước đã từng bước được đổi mới từ phương thức truyền thống sang môi trường số hóa và đã đạt được một số kết quả bước đầu.

Mặc dù vậy, quá trình chuyển đổi số vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: Người đứng đầu chưa phát huy được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của mình trong triển khai chuyển đổi số; Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số vẫn còn 3/12 chỉ tiêu trong chưa hoàn thành. Trong đó, tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa cấp bộ còn thấp. Một số địa phương thiếu tầm nhìn tổng thể, dài hạn và chưa nhất quán trong chuyển đổi số. Chuyển đổi số còn khoảng cách lớn giữa thành thị và nông thôn khi còn tới 266 thôn, bản chưa được phủ sóng di động và thiếu điện.

Thể chế và cơ chế chính sách nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số còn chưa đầy đủ và chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Cùng với đó, hạ tầng số và các ứng dụng nền tảng số quốc gia chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành triển khai còn chậm. Đồng thời, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả, vẫn còn tình trạng cát cứ thông tin, manh mún và chia cắt,...

Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cả về tư duy lẫn nhận thức và hành động; đổi mới một cách căn bản, toàn diện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý, quản trị, điều hành của Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương. Chuyển đổi số góp phần giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phương thức sống và làm việc của người dân nhằm tăng năng suất lao động. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và quốc gia, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.


Chuyển đổi số cần lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm
Chuyển đổi số cần lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Chuyển đổi số là vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm nên cần phải tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm của quốc tế cũng như vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Đồng thời, phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung của đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, chuyển đổi số nói chung, trong đó có Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, bảo đảm phương châm dữ liệu phải "đúng, đủ, sạch, sống", an toàn thông tin; thực hiện một cách bài bản, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng "trăm hoa đua nở", tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí, đặc biệt là tránh hình thức.

Chuyển đổi số phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực, là nguồn lực cho chuyển đổi số, nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, bảo đảm người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thực chất, hiệu quả và hướng tới việc hình thành công dân số, xã hội số.

Chính phủ số là động lực chính, then chốt, dẫn dắt việc xây dựng nền kinh tế số, công dân số, xã hội số, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Chuyên gia Savills: Người mua nhà cần thận trọng trước “đòn tâm lý” của môi giới bất động sản

16 phút trước

Nền kinh tế số Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á

3 giờ trước

Cẩn thận lỗ khi đầu tư vàng mini bỏ ống

4 giờ trước

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng hồi phục trong thận trọng

4 giờ trước

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

4 giờ trước